Mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay



MỤC LỤC:
 TRANG:
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .1
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .2
1. Quy luật mâu thuẫn trong phép biện chứng duy vật .
2. Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường
3. Mâu thuẫn trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hôi chủ nghĩa ở Việt Nam
PHẦN BA: KẾT LUẬN .22
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, tạo thành động lực bên trong của sự phát triển thì hai mặt đối lập ấy mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn . Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn phát triển đến giai đoạn xung đột gay gắt , nó biến thành đối lập . Sự vật cũ mất đi , sự vật mới được hình thành . Sau khi mâu thuẫn được giải quyết , sự vật mới hơn xuất hiện . Cứ như thế đấu tranh giữa các mặt đối lập làm sự vật biến đổi không ngừng từ thấp đến cao . Chính vì vậy , Lênin khẳng định sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập.
Khi bàn về mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập , Lênin chỉ ra rằng : mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa là chính nó – nhờ có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được các sự vật , hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan . Song bản thân của sự thống nhất chỉ là tương đối và tạm thời . Đấu tranh giữa các mặt mới là tuyệt đối. Nó diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật . Kể cả trong trạng thái ổn định của sự vật , cũng như chuyển hoá nhảy vọt về chất . Lênin viết : “ sự thống nhất phù hợp , đồng nhất , tác dụng ngang nhau của các mặt đối lập là có điều kiện tạm thời , thoáng qua trong tương đối . Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển , sự vận động tuyệt đối”.
Sự chuyển hoá của các mặt đối lập :
Không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng . Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất định hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến sự chuyển hoá bài trừ và phủ định lẫn nhau . Trong giới tự nhiên , chuyển hoá của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự phát , còn trong xã hội chuyển hoá của các mặt đối lập nhất thiết phải diễn ra thông qua hoạt động ý thức của con ngươì . Không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán đổi vị trí một cách đơn giản, máy móc . Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hoá theo hai cách:
+ Một là : mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật
Ví dụ : lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu tranh và chuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới – quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới ở trình độ cao hơn.
+ Hai là : cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để hình thành hai mặt đối lập mới hoàn toàn .
Ví dụ : nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập chung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
Tóm lại , trong thế giới hiện thực , bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau . Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn .Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến của thế giới . Mâu thuẫn được giải quyết , sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành . Sự vật mới lại làm nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới. Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn. Cứ như vây mà các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi không ngừng . Vì vậy , mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của một quá trình phát triển.
Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường:
Đặc điểm của nền kinh tế thị trường:
Nước ta đã, đang và sẽ tiếp bước trên con đường xã hội chủ nghĩa . Sự đổi mới này là một tất yếu của lịch sử . Nó dẫn đến những mục tiêu rất cụ thể và mang tính cách mạng . Sự đổi mới này làm thay đổi hàng loạt các vấn đề về lý luận, thực tiễn trong việc phát triển kinh tế . Thực tiễn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hoàn cảnh mới đồng thời cũng là mục tiêu của kinh tế thị trường . Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất , phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội , nâng cao đời sống nhân dân , kích thích sản xuất , phát huy chức năng động sáng tạo , thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng đồng thời nền kinh tế thị trường cũng như nền kinh tế tập chung không phải là đặc tính đặc thù cố hữu của một chế độ kinh tế , xã hội nào cả . Muốn đạt được hiệu quả cao trong kinh tế thì mỗi nước , mỗi chế độ xã hội phải dựa vào điều kiện hoàn cảnh , đặc điểm tự nhiên của mình để phát triển kinh tế .
Trước thời kỳ đổi mới , trong quan điểm về chủ nghĩa xã hội người ta hiểu kinh tế thị trường chỉ là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản , còn trong chủ nghĩa xã hội thì sẽ không còn kinh tế thị trường . Thời gian đầu của qúa trình đổi mới , tuy chúng ta đã hiểu rằng kinh tế thị trường là điều không thể tránh khỏi trong qúa trình xây dựng chủ nghĩa xã hội , nhưng vẫn còn thái độ hoài nghi , chưa tin tưởng vào khả năng dung hợp kinh tế thị trường với bản chất của chủ nghĩa xã hội .
Thực tiễn đổi mới kinh tế –xã hội ở một số nước theo hướng phát triển kinh tế thị trường đã chứng tỏ rằng nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng không phải là tàn dư cuả chủ nghĩa tư bản , cũng không phải là cái chúng ta bị bắt buộc , phải miễn cưỡng chấp nhận . Nó cũng không phải là “ bước quá độ” trong qúa trình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và sẽ được vượt qua khi chủ nghĩa xã hội thắng lợi. Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế và nền văn minh nhân loại, là trình độ trình độ phát triển cao hơn của nền kinh tế nhân loại sau kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa . Có quan niệm như vậy mới thấy được rằng , bản chất thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới không phải là sự xoá bỏ nền kinh tế thị trường nói chung , mà là sự quá độ từ nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa .
Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa , ngoài những nét chung với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa như : một nền sản xuất hàng hoá với sự liên kết và trao đổi trên quy mô rộng lớn ở phạm vi quốc gia và quốc tế , với sự phát huy đầy đủ những quy luật : quy luật giá trị , quy luật cung cầu… kinh tế thị trường còn có những đặc trưng riêng :
Nếu nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thì trái lại nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa tuy cũng là một nền kinh tế nhiều thành phần nhưng nó dựa trên chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất , tức là sự làm chủ của người lao đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status