Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ PHÁP TRIỂN NÔNG THÔN 2
I. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản 2
1. Phát triển nông thôn 2
2. Cộng đồng 3
3. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng 3
4. Khái niệm về vấn đề liên quan “ sự tham gia ” trong phát triển 4
4.1. Những vấn đề chung về sự tham gia trong phát triển 4
4.2 Các tiêu chí đánh giá sự tham gia của cộng đồng (Với từng dự án cụ thể ) 6
4.2.1. Tính minh bạch và công khai 6
4.2.2. Tính công bằng 7
4.2.3 Tính hiệu quả 7
4.2.4. Tính bền vững 8
4.3. Xác định mức độ của sự tham gia 8
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia và mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng 10
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia 10
1.1. Điều kiện hộ gia đình 10
1.2. Điều kiện môi trường cộng đồng 11
1.3. Tính cộng đồng 11
2. Mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng 12
2.1 Nguyên tắc chung 12
2.2. Vai trò của cấp thôn và cấp xã 13
2.3. Vai trò làm chủ của cộng đồng thôn 14
2.4. Vai trò quan trọng của sự tham gia của cộng đồng thôn 17
2.5. Vai trò của việc lập kế hoạch phát triển thôn 19
III. Sự cần thiết và khả năng 21
1. Sự cần thiết 21
2. Khả năng 22
CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 23
I. Tổng quan về quá trình phát triển nông thôn của Việt Nam 23
1. Phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1954 đến nay 23
2. Định hướng của phong trào xây dựng nông thôn mới là phát triển nông thôn cấp cơ sở 25
II. THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 28
1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội,của các điểm xây dựng mô hình 28
1.1. Khu hành chính 13 28
1.2. Thôn Hạ - Vĩnh Phúc 28
1.3. Thôn Thạnh Nghĩa 30
1.4. Thôn Ninh Qu‎ý 2 31
1.5. Ấp ÔKàđa 33
2. Sự tham gia đóng góp của cộng đồng vào kế hoạch phát triển nông thôn 35
2.1. Kế hoạch kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động phát triển qua các năm 35
2.2. Các yếu tố nguồn lực và huy động nguồn lực 37
2.2.1.Nguồn nhân lực 38
2.2.2. Nguồn lực tài chính 38
2.2.3. Nguồn lực tự nhiên 39
2.2.4. Nguồn lực xã hội 39
2.3. Sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển nông thôn 40
2.3.1. Sự tham gia đóng góp ý kiến 40
2.3.2. Tham gia đóng góp lao động, tiền mặt và vật liệu tại chỗ 41
2.3.2.1. Đóng góp xây dựng các cơ cở hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng 41
2.3.2.2. Các hoạt động cải thiện điều kiện ở hộ gia đình 45
3.2.2.3. Tham gia của các hộ trong các hoạt động phát triển kinh tế 46
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 47
1. Tham gia đóng góp ý kiến 47
2. Tham gia đóng góp lao động tiền mặt và vật liệu tại chỗ 49
2.1 Đóng góp xây dựng các cơ cở hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng 49
2.3. Tham gia của các hộ trong các hoạt động phát triển kinh tế 55
3. Đánh giá chung về sự tham gia của cộng đồng 57
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 59
I. Quan điểm và mục tiêu về sự tham gia của cộng đồng 59
1. Quan điểm về sự tham gia của cộng đồng 59
1.1. Quan điểm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phát triển nông thôn 59
1.2. Quan điểm phát triển tổ chức cộng đồng 60
2. Mục tiêu 62
III. Các chính sách thực hành dân chủ cơ sở, tăng cường sự tham gia của cộng đồng 62
1. Văn hoá - xã hội và môi trường: 62
2. Hạ tầng kinh tế - xã hội 63
3. Kinh tế - xã hội 65
4. Giám sát có sự tham gia 66
III. Một số giải pháp mới 67
1. Nhấn mạnh sự phát triển liên tục của hệ thống thông tin 67
2. Phải nhằm thể chế hoá sự tham gia hướng theo nhu cầu 68
3. Tăng cường yêu cầu tham gia 69
4.Cần thiết phải tiến hành từng bước cho từng mục đích cụ thể 70
5. Phát triển, củng cố và sử dụng năng lực tốt hơn 70
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iêng và nhân dân trong xã Thạnh Mỹ nói chung.
Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt chung của người dân trong thôn còn thiếu và không đảm bảo bảo chất lượng, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của người dân trong thôn. Một số trục đường chính đi từ huyện xuống các xã khác qua địa bàn của thôn là đường cấp phối không được tu bổ thường xuyên nên bị xuống cấp nghiêm trọng. Các trục đường chính và ngõ xóm trong nội bộ thôn và cả liên thôn với các thôn khác trong cùng xã đa phần vẫn là đường đất, một số đoạn được rải cấp phối nhưng cũng bị xuống cấp. Hệ thống đường từ khu dân cư đến các khu vực sản xuất, vùng rau hàng hóa đã hình thành hướng tuyến rõ ràng và đảm bảo chiều rộng nền và mặt đường, tuy vậy cũng chỉ là đường đất nên không thuận lợi cho việc vận chuyển, nhất là đây là vùng sản xuất rau hàng hóa yêu cầu sử dụng để vận chuyển cao. Tương tự như vậy, hệ thống kênh mương dẫn nước tưới rau chưa được cứng hóa nên còn gây thất thoát nước, chưa đáp ứng được nguồn nước kịp thời và đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp.
Tổng số hộ trong toàn thôn là 408 hộ, với 2.088 nhân khẩu (bình quân 5,11 người/hộ). Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ lực, chiếm 58% giá trị kinh tế. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp đã đạt được mức độ sản xuất hàng hóa tương đối cao, chủ yếu tập trung vào các loại rau quả có giá trị như súp lơ, cà chua, cải trắng,.. phần lớn sản phẩm thu hoạch được đều được xuất bán cho thương lái đưa về tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Các ngành nghề thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp cũng tương đối phát triển tại đây. Tham gia vào sản xuất rau hàng hóa yêu cầu lao động liên tục quanh năm, nhiều thời điểm thiếu lao động đã phải thuê thêm lao động tại các xã lân cận.
Trên địa bàn của thôn có hợp tác xã nông nghiệp. Hiện HTX đang thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn. HTX là một trong số ít HTX có từ thời gian trước đây vẫn còn hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. HTX đang tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức cấp trên nhằm duy trì củng cố và hỗ trợ phát triển, xem như một hình mẫu về phát triển HTX.
Các hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống trong thông đang hiện nay đang được người dân trong thôn triển khai khôi phục, bên cạnh đó tính cộng đồng của thôn cũng đang được duy trì. Các chi hội đoàn thể, chính trị-xã hội văn hóa gồm: mặt trận tổ quốc, chi bộ đảng, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,… đang hoạt động thường xuyên và ổn định thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân trong thôn. Các thành viên nòng cốt đa số đều nhiệt tình với các công tác chung. Các chi hội đoàn thể này đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động chung của thôn, trong việc huy động và tập hợp các thành viên tham gia tích cực vào các phong trào chung.
1.4. Thôn Ninh Qu‏‎ý 2
Thôn Ninh Quý 2 nằm cách trung tâm xã Phước Sơn 3 km và cách trung tâm huyện Ninh Phước 8 km.Vị trí của thôn nhìn chung rất thuận tiện cho người dân trong thôn trong việc đi lại và giao thương với bên ngoài. Nhờ có vị trí thuận tiện nên đã tạo điều kiện cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế, vận chuyển hàng hóa của người dân trong thôn nhất là những sản phẩm nông nghiệp.
Tổng diện tích đất tự nhiên của thôn là 258 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp của thôn là 193 ha (trong đó diện tích đất trồng lúa là 98 ha còn lại là đất trông màu và đất trồng cây lâu năm như nho, táo,…) chiếm 74,8%, còn lại là đất vườn và các loại đất khác. Nhờ có vị trí nằm kề sông Dinh nên việc lấy nước để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong thôn khá thuận lợi.
Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt chung trong thôn đã xây dựng một vài công trình như: nhà văn hóa, nhà mẫu giáo, đường bê tông,… nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phát triển của người dân trong thôn. Hiện nay trong toàn thôn có khoảng 1,7 km đường giao thông trong thôn đã được bê tông hóa, còn lại đường giao thông trong thôn vẫn còn là đường đất. Hệ thống thủy lợi và đường giao thông nội đồng của thôn hiện nay vẫn chưa được cứng hóa do đó chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân trong thôn. Thôn vẫn chưa có hệ thống nước sạch tập trung để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân
Toàn thôn có 722 hộ với tổng số nhân khẩu là 3.685 nhân khẩu. Kinh tế của thôn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, toàn thôn có đến 686 hộ tham gia sản xuất nông nghiệp (chiếm 95%), sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính nhỏ lẻ là chính nhưng cũng đang bắt đầu phát triển sản xuất mang tính hàng hóa. Người dân có trình độ canh tác cao, trước đây là vùng sản xuất thuốc lá nổi tiếng, hiện nay đây vẫn là vùng đi tiên phong trong việc sản xuất các loại cây giống cây trồng như lúa, ngô và các loại cây có giá trị kinh tế cao như táo, nho. Toàn thôn chỉ có 5% số hộ tham gia sản xuất các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp,… lực lượng lao động của thôn hiện nay đang có sự chuyển dịch, nhất là đối với bộ phận thanh niên, họ thường tìm các ngành nghề phi nông nghiệp tại địa phương, các tỉnh khác (làm việc tại các khu chế xuất công nghiệp) hay đi xuất khẩu lao động nước ngoài.
Hợp tác xã nông nghiệp với ban chủ nhiệm năng động đang hoạt động có hiệu quả. Hoạt động của hợp tác xã bao gồm cung cấp các dịch vụ vật tư đầu vào như thóc giống, phân bón và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất như làm đất, tưới nước cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra HTX còn thực hiện việc kinh doanh lúa giống thông qua việc k‏‎ý hợp đồng thuê các hộ sản xuất lúa giống theo yêu cầu của HTX. Lúa giống sản xuất ra được HTX bao tiêu theo giá cả thỏa thuận và sau đó HTX sẽ bán lại cho các hộ khác mua làm thóc giống.
Các hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống của thôn cũng đang được khôi phục, bên cạnh đó thì tính cộng đồng của người dân trong thôn cũng đang được duy trì ở mức cao. Trong thôn có đầy đủ các tổ chức, các chi hội đoàn, các tổ chức chính trị-xã hội bao gồm: hội cựu chiến binh, chi hội người cao tuổi, mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên,… các tổ chức này đóng vai trò chủ đạo và là nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động chung của thôn, cũng như trong việc huy động và tập hợp các thành viên tham gia tích cực vào các phong trào.
1.5. Ấp ÔKàđa
ẤP Ôkàđa nằm cách quốc lộ 53 khoảng 2,6 km, cách trung tâm xã Phước Hảo 4 km và cách thị xã Trà Vinh khoảng 17 km. Nhờ hệ thống kênh rạch dày đặc tạo điều kiện cho việc vận chuyển vật tư, hàng hóa bằng tàu, xuồng. Hệ thống đường bộ bao gồm đường chính từ quốc lộ 53 vào thôn đã được đổ bê tông nhưng có bề mặt hẹp nên chưa thật thuận tiện cho việc giao thông đi lại và vận chuyển. Mặc dù không nằm cách xa các trung tâm xã, thị xã, nhưng điều kiện để giao thương cũng còn những khó khăn nhất định.
Tổng diện ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status