Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN 3
TẠI SỞ GIAO DỊCH 3 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SGD 3 - BIDV 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao dịch 3 – BIDV 3
1.1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của SGD trong những năm gần đây 4
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 5
1.1.2.2. Hoạt động đầu tư và cho vay 6
1.1.2.3. Các hoạt động khác 8
1.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI SGD 3 10
1.2.1. Mục đích và yêu cầu thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại SGD 3 10
1.2.2. Các căn cứ thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại SGD3 – BIDV 11
1.2.2.1. Hồ sơ vay vốn của khách hàng 11
1.2.2.2. Các căn cứ pháp lý và các tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cụ thể. 12
1.2.2.3. Các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật trong từng lĩnh vực cụ thể 13
1.2.2.4. Các quy ước, thông lệ quốc tế 13
1.2.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao dịch 3 – BIDV 14
1.2.3.1. Quy trình thẩm định chung đối với dự án vay vốn đầu tư 14
1.2.3.2. Quy trình thẩm định tài chính đối với dự án đầu tư vay vốn 17
1.2.4. Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn được sử dụng tại SGD 3 – BIDV 19
1.2.4.1. Các phương pháp thẩm định chung 19
1.2.4.2. Các phương pháp sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư 21
1.2.5. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao dịch 3 – BIDV 22
1.2.5.1. Tổng quan về các nội dung thẩm định dự án tại Sở giao dịch 3 23
1.2.5.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại SGD 3 26
1.3. VÍ DỤ MINH HỌA VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI SGD 3 - BIDV 38
1.3.1. Phân tích tổng quan về dự án đầu tư 38
1.3.1.1. Giới thiệu tổng quan về dự án đầu tư 38
1.3.1.2. Thẩm định khía cạnh pháp lý của chủ đầu tư và của dự án 39
1.3.1.3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào 41
1.3.1.4. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật 41
Các nội dung khía cạnh kỹ thuật của dự án được mô tả như sau: 41
1.3.1.5. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án 42
1.3.1.6. Đánh giá hiệu quả Kinh tế xã hội của dự án 43
1.3.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn: “Dự án Khu đô thị mới Bắc Quốc lộ 32 Thị trấn Trạm Trôi – Hoài Đức – Hà Nội” của Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm. 43
1.3.2.1. Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn 43
1.3.2.2. Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án 45
1.3.2.3. Thẩm định tỷ suất chiết khấu của dự án 52
1.3.2.4. Thẩm định dòng tiền của dự án 52
1.3.2.5. Thẩm định tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của DA 56
1.3.2.6. Thẩm định khả năng trả nợ của dự án 56
1.3.2.7. Thẩm định các yếu tố rủi ro có liên quan đến dự án 56
1.4. Đánh giá công tác Thẩm định Tài chính dự án đầu tư tại SGD3 – BIDV 58
1.4.1. Những kết quả đạt được 58
1.4.1.1. Về quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn 59
1.4.1.2. Về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn 60
1.4.1.3. Về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn 61
1.4.2. Những hạn chế còn tồn tại trong thẩm định tài chính dự án vay vốn tại SGD 3 62
1.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại tại SGD 3 65
1.4.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan 65
1.4.3.2. Nhóm nguyên nhân khách quan 67
CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH 3 – BIDV 69
2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3 NĂM 2009 – 2012 CỦA SGD 3 69
2.1.1. Định hướng phát triển chung 69
2.1.2. Định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn 71
2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI SGD 3 72
2.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI SGD 3 80
2.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các Sở ngành có liên quan 80
2.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 81
2.3.3. Kiến nghị đối với chủ đầu tư 82
KẾT LUẬN .84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

anh (nếu có).
* Rủi ro về cung cấp: Dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu (đầu vào chính/quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ.
Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:
Trong quá trình xem xét dự án, Cán bộ thẩm định/quản lý rủi ro phải nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án. Đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án.
Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư.
Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào.
Những hợp đồng/thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuối cùng.
Những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uy tín.
* Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất, v.v ...
Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:
Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản.
Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm.
Bảo vệ trong các hợp đồng (ví dụ: chỉ số hoá, cơ chế chuyển qua, giá cả leo thang, bất khả kháng).
Đảm bảo/cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối (nếu được).
*Rủi ro tỷ giá: Sự khác biệt về loại tiền trong ngân lưu vào và ngân lưu ra sẽ gây ra những rủi ro về tỷ giá cho dự án. Đối với các nước đang phát triển, đồng nội tệ ít có khả năng chuyển đổi trên thị trường thế giới, do đó các giao dịch thương mại quốc tế (mua sắm thiết bị, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào,…) hầu như được thực hiện thông qua các loại ngoại tệ mạnh như USD, EURO, hay sử dụng đồng tiền của bên bán làm đồng tiền thanh toán, Như vậy, nếu không thực hiện các biện pháp bảo hiểm tỷ giá, sẽ có nguy cơ rủi ro về tỷ giá trong quá trình thực hiện dự án. Để hạn chế những rủi ro này cần thực hiện biện pháp bảo hiểm như: mua ngoại tệ kỳ hạn, hay sử dụng các công cụ phái sinh cần thiết khác.
Như vậy, những yếu tố không chắc chắn, yếu tố rủi ro cần được nhận định, phân tích và định hướng ngay từ các nội dung phân tích dự án, định lượng để trực tiếp hay gián tiếp đưa vào nội dung đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đặc biệt là kết quả phân tích, khảo sát độ nhạy với các yếu tố được đánh giá là không chắc chắn hay rủi ro sẽ là cơ sở để cán bộ Thẩm định hay quản lý rủi ro đưa ra hình thức và biện pháp bảo đảm tiền vay cũng như các điều kiện tín dụng khác trong trường hợp chấp thuận tham gia tài trợ vốn cho dự án.
1.3. VÍ DỤ MINH HỌA VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI SGD 3 - BIDV
Sau khi đã nghiên cứu về phương pháp, quy trình, nội dung thẩm định đối với một dự án vay vốn tại SGD 3, chúng ta đã phần nào hình dung ra được để có một quyết định tài trợ vốn cho dự án thì cán bộ Thẩm định của Ngân hàng phải xem xét những nội dung nào, sử dụng phương pháp nào và theo một quy trình ra sao. Để từ đó có thể đánh giá một cách khách quan, khoa học, toàn diện các nội dung của dự án và ra quyết định chính xác.
Để có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến tính khả thi của dự án về mặt tài chính, chúng ta đi vào xem xét một dự án vay vốn cụ thể mà cán bộ Thẩm định tại SGD 3 đã thực hiện thẩm định và cho vay như sau:
Dự án: “Khu đô thị mới Bắc quốc lộ 32 Thị trấn Trạm Trôi – Hoài Đức – Hà Nội ”.
1.3.1. Phân tích tổng quan về dự án đầu tư
Trước khi đi vào thẩm định khía cạnh tài chính của dự án, chúng ta đi vào xem xét tổng quan những nội dung thẩm định chung khi đi vào đánh giá tính khả thi của dự án.
1.3.1.1. Giới thiệu tổng quan về dự án đầu tư
- Tên dự án: Khu đô thị mới Bắc quốc lộ 32
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm
- Đơn vị tư vấn: Xí nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng
- Địa điểm xây dựng: Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Tây.
- Tổng diện tích dự án: 382.380 m2
- Thời gian xây dựng: 2007 - 2010
- Mục tiêu dự án: Tạo ra một quỹ đất xây dựng nhà ở với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện đại phục vụ nhu cầu nhà ở và sinh hoạt đòi hỏi ngày càng cao của người dân trong khu vực. Thực hiện quy hoạch chung tuyến đường quốc lộ 32 đến năm 2020 và Quy hoạch chi tiết 1/2000 khu đô thị mới Bắc quốc lộ 32 thị trấn Trạm Trôi đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt.
- Tổng mức đầu tư: 3.074.327.274.810 đồng
- Phương án nguồn vốn từ 04/2008 – 04/2009:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 469.572.000.000 đồng
Vốn tự có 68%: 319.572.000.000 đồng
Vốn vay 32%: 150.000.000.000 đồng
1.3.1.2. Thẩm định khía cạnh pháp lý của chủ đầu tư và của dự án
* Thẩm định khách hàng vay vốn về năng lực pháp lý
- Tên khách hàng: Công ty Cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm
- Tên giao dịch: LIDECO. Tên viết tắt: LDC
- Trụ sở chính: Xóm 7, Xã Đông Ngạc, Huyện Từ Liêm, TP Hà Nội
- Điện thoại: 04.7571095/8385960 Fax: 04.8389967
- Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103004940 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/07/2004 và cấp thay đổi lần thứ 05 vào ngày 22/06/2007.
- Mã số thuế: 0101533886, đăng ký ngày 27/09/2004.
- Ngành nghề kinh doanh chính: Đầu tư tài chính; Đầu tư hạ tầng và phát triển đô thị mới, khu công nghiệp; Phát triển các lĩnh vực mới trong xây lắp; chuyển giao công nghệ… trên địa bàn TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hà Tây, Hòa Bình…
- Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập là: 6.800.000.000 đồng. Vốn điều lệ cho tới thời điểm hiện nay là: 82.000.000.000 đồng.
- Hình thức tổ chức Doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
- Lịch sử hoạt động của công ty: Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1974. Năm 2004 công ty đã chuyển đổi mô hình hoạt động sang cổ phần hóa 100%, lấy tên là “Công ty CP đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà” nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngày 02/05/2007 công ty đổi tên thành Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm.
- Danh sách các cổ đông sáng lập:
STT
Tên cổ đông sáng lập
Địa chỉ
Số cổ phần
1
Nguyễn Văn Ninh
Số 3 ngõ 41 Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Hà Nội
183.824
2
Đinh Quang Chiến
162 đượng Nguyễn Tuân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, HN
427.000
3
Vũ Gia Cường
Thôn Liên Ngạc, xã Đông Ngạc, Huyện Từ Liêm, Hà Nội
461.664
4
Nguyễn Ngọc Thịnh
Xã Cổ Nhuế, Huyện Từ Liêm, HN
140.570
5
Nguyễn Văn Kha
Thôn Phú Thứ, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội
453.770
6
103 cổ đông khác
2.494.282
- Người thay mặt theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn Kha – Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty
+ Sinh ngày 15/02/1948. Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
+ Số CMT: 010507338, do công an TP HN cấp ngày 26/08/2005
+ Địa chỉ: Thôn Phú Thứ, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội
* Nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp có nhu cầu được Sở Giao dịch III cho vay 150 tỷ để t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status