Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 0
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC THUẾ GTGT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VÂN KÊ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM 2
1.1 Bản chất khoản mục thuế GTGT 2
1.2 Những quy định hiện hành đối với thuế GTGT 3
1.3 Đặc điểm hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 5
1.3.1 Chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng 5
1.3.2 Quy trình hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 7
1.4 Kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC 7
1.4.1 Vai trò thuế GTGT trong nền kinh tế 7
1.4.2 Những sai phạm có khả năng xảy ra đối với khoản mục thuế GTGT 8
1.4.3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC 9
1.4.4 Quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT 10
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM 14
2.1 Quy trình chung về kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC thực hiện tại công ty kiểm toán AVA 14
2.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 14
2.1.2 Thực hiện kiểm toán 16
2.2 Thực trạng áp dụng quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán tại hai khách hàng của công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam 17
2.2.1 Quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC của công ty A do công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện 18
2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán 18
2.2.1.2 Thực hiện kiểm toán 27
2.2.1.3 Kết thúc kiểm toán 37
2.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC của công ty B do công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện 38
2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 38
2.2.2.2 Thực hiện kiểm toán 44
2.2.2.3 Kết thúc kiểm toán 48
2.2.3 So sánh quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT giữa hai công ty A và B 48
2.2.3.1 Giống nhau : 48
2.2.3.2 Khác nhau : 48
2.2.3.3 Tổng kết quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH tư vân kế toán và kiểm toán Việt Nam thực hiện 48
CHƯƠNG III : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM 48
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện 48
3.2 Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện 48
3.1.1 Ưu điểm : 48
3.1.2 Hạn chế 48
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện 48
3.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 48
3.3.2 Thực hiện kiểm toán 48
3.3.3 Kết thúc kiểm toán 48
KẾT LUẬN 48
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ợc tính toán một cách chính xác.
- Đảm bảo rằng các bản kê khai được lập chính xác.
Thủ tục kiểm toán
Tham chiếu
Ngày thực hiện
Người thực hiện
1. Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
Đối chiếu số dư đầu kỳ trên Báo cáo tài chính năm nay (nếu có) với số liệu trên Báo cáo tài chính năm trước (đã được kiểm toán hay phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền), với biên bản quyết toán thuế.
Lưu ý: Nếu có chênh lệch phải kiểm tra các bút toán điều chỉnh trong kỳ ở phần kiểm tra chi tiết
Đối chiếu số dư cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán (nếu có) với báo cáo kết quả kinh doanh, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết và các báo cáo thuế
So sánh số dư các tài khoản giữa kỳ này với kỳ trước, giải thích những biến động bất thường (nếu có)
Thu thập, xem xét các biên bản quyết toán thuế, đối chiếu các chỉ tiêu do cơ quan thuế xác nhận với sổ kế toán và Báo cáo tài chính trong kỳ.
Thu thập các tờ khai thuế, xác nhận của cơ quan thuế, đối chiếu với phần hạch toán trên sổ kế toán và báo cáo kế toán.
+ Đối chiếu số thuế năm trước mang sang với tờ khai thuế của tháng 1
+ Đối chiếu số thuế đầu vào phát sinh trong kỳ trên báo cáo kế toán với sổ kế toán, trên sổ kế toán với tổng hợp các tờ khai thuế
Nếu có chênh lệch cần đối chiếu chi tiết từng tháng để tìm ra nguyên nhân chênh lệch và đề xuất ý kiến xử lý.
Xem xét các bảng kê khai thuế: đảm bảo rằng các bản kê khai thuế đã lập đầy đủ và nộp cho cơ quan thuế theo đúng quy định: từ ngày 01 đến 10 tháng tiếp theo, tối đa cho phép đến ngày 14
2. Kiểm tra chi tiết
2.1 Lập bảng tổng hợp đối ứng tài khoản nhằm: đối chiếu với các phần hành kiểm toán khác, để nhận dạng quan hệ đối ứng bất thường làm cơ sở để xác định mẫu chọn
2.2. Kiểm tra số phát sinh Nợ
Căn cứ vào kết quả kiểm tra trên, chọn mẫu để kiểm tra
Lưu ý:
- Khi chọn mẫu yêu cầu kiểm tra kỹ việc kê khai thuế của tháng 1 và tháng 12 để tránh việc lẩn thuế sang năm sau, nếu có thể kết hợp với việc kiểm tra việc hạch toán thuế đầu vào trong tháng tiếp theo của năm sau
- Kiểm tra tờ khai nhập khấu đói với các khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu
Kiểm tra việc tính toán và hạch toán các loại thuế VAT đầu vào trong kỳ: Cần kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn của các khoản thuế đầu vào được kê khai về: tỷ lệ thuế suất được áp dụng, cơ sở tính thuế (giá tính thuế), các mặt hàng được khấu trừ thuế
Lưu ý:
Theo quy định hiện hành các khoản thuế GTGT đầu vào chỉ được khấu trừ trong phạm vi 6 tháng kể từ ngày phát hành hoá đơn
2.3. Kiểm tra số phát sinh Có
14/02/10
Đối chiếu số thuế đã được khấu trừ trong kỳ trên sổ kế toán với Phần III của Báo cáo kết quả kinh doanh, đối chiếu với Biên bản quyết toán và xác nhận thuế của cơ quan thuế trong kỳ (nêú có)
CTA
Kiểm tra các chứng từ của các nghiệp vụ liên quan đến việc hoàn thuế, miễn giảm thuế
Đối với các khoản thuế không được khấu trừ, không được miễn giảm, kiểm tra việc tính toán, cơ sở tính toán và hạch toán trên sổ kế toán
Lưu ý :
Đối chiếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ với :
+ tỷ lệ loại hình doanh thu không chịu thuế trên tổng doanh thu phát sinh
+ thuế GTGT đầu vào của các khoản chi do nguồn khác đài thọ (công đoàn, quỹ khen thưởng phúc lợi...)
2.4. Đối chiếu với các phần hành có liên quan như tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, chi phí mua hàng và thanh toán công nợ với khách hàng, công nợ khác... để kiểm tra các nghiệp vụ có thể phát sinh thuế GTGT đầu vào nhưng đơn vị chưa hạch toán hay đang treo nợ thuế đầu vào
3. Kết luận
3.1 Thảo luận với đơn vị, đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề nêu trong Thư quản lý (nếu có)
3.2 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán
3.3 Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện
14/02/10
CTA
( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA)
2.2.1.2 Thực hiện kiểm toán
Sau khi kế hoạch kiểm toán hoàn tất, trưởng nhóm kiểm toán đưa ra trọng tâm công việc và đặc thù kiểm toán cho từng phần hành. Thực tế, trong quá trình kiểm toán, thực hiện kiểm toán là giai đoạn chủ đạo, chiếm phần lớn thời gian cuộc kiểm toán và có vai trò quyết định đến chất lượng cuộc kiểm toán. Vì vậy, KTV cần bảo đảm tuân thủ theo đúng những bước công việc đã đề ra trong chương trình kiểm toán.
Thực hiện thủ tục phân tích
Trong quá trình kiểm toán các khoản mục phát sinh tại đơn vị trong kì kế toán, KTV cần luôn xem xét, đối chiếu sự biến động của các phần hành trong cũng một chu trình kế toán. Trên cơ sở các tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên bảng CĐKT và báo cáo KQKD, KTV có thể đánh giá mức độ hợp lý trong cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động các bộ phận của doanh nghiệp.
Trong khi thuế GTGT đầu vào có mối liên hệ với hàng hóa, dịch vụ, tài sản mua vào - các khoản mục này sau đó được kết chuyển vào chi phí SXKD hay vào giá trị HTK, TSCĐ tăng trong kì - thì thuế GTGT đầu ra lại được xác định trên cơ sở doanh thu bán hàng, doanh thu nội bộ và thu nhập từ các hoạt động cho thuê TSCĐ, ... Vì thế, bên cạnh so sánh chỉ tiểu thuế GTGT qua các năm, việc phân tích chỉ tiêu thuế GTGT trong mối quan hệ với các các chi tiêu như doanh thu, chi phí, TSCĐ, HTK ... sẽ giúp KTV có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh cũng như khoản mục thuế GTGT của khách hàng A.
Thủ tục phân tích đối với thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Biểu 2.6.a : Phân tích khoản mục thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của KHA
Đơn vị : VNĐ
Chỉ tiêu
Số chưa kiểm toán
Năm 2009
Số đã kiểm toán
Năm 2008
Chênh lệch năm 2009 so với năm 2008
+/-
%
Hàng hóa, dịch vụ mua vào
455.947.459.444
365.757.967.555
+ 92.189.491.889
124,65
VAT đầu vào được khấu trừ
41.035.271.350
35.072.881.496
+ 5.962.389.854
117,00
Tỷ lệ % (2) so với (1)
9.00
9.59
- 0.59
93,85
( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA)
Nhận xét :
Lượng hàng hóa và dịch vụ công ty mua vào năm 2009 tăng so với năm 2008 hơn về số tuyệt đối là 92.189.491.889 VNĐ (đạt 124,65%). Sự gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào là do công ty mua sắm thêm một số TSCĐ để tăng năng lực sản xuất, bên cạnh đó, số NVL nhập vào tăng do công ty cần nhiều hàng hóa để
mở rộng sản xuất, thực hiện các chiến dịch tăng cường tiêu dùng và khuyến mãi. Do lượng hàng hóa dịch vụ mua vào tăng so với năm trước dẫn đến thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tăng về số tuyệt đối 5.962.389.854 VNĐ, tương đương mức tuyệt đối 117,00%, điều này giải thích là do khối lượng hàng hóa, dịch vụ mua vào tăng so với năm trước. Tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ so với năm trước giảm đạt 93,85%, nhìn chung tỷ lệ này trong năm 2009 vẫn ở mức phù hợp ( 9%).
Kết luận : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của A năm 2009 so với năm 2008 tăng với tỷ lệ 17,00% được đánh giá là hợp lý.
Thủ tục phân tích thuế GTGT đầu ra của khách hàng A
Biểu 2.6.b : phân tích khoản mục thuế GTGT đầu ra của KHA
Đơn vị : VNĐ
Chỉ tiêu
Số chưa kiểm toán
Năm 2009
Số đã kiểm toán
Năm 2008
Chênh lệch năm 2009 so v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status