Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Traphaco - pdf 21

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kế toán là một lĩnh vực quan trọng của quản lý, hệ thống kế toán của doanh nghiệp cần có hai bộ phận chuyên môn để đáp ứng nhu cầu của hai nhóm đối tượng bên trong và bên ngoài, đó là kế toán kế toán quản trị và kế toán tài chính. Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh đã làm nổi bật vai trò của kế toán quản trị và hình thành nên những nhận thức khác nhau về cách thức vận dụng mô hình tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp, trong có kế toán quản trị chi phí.
Công ty TRAPHACO là một đơn vị hoạt động trong ngành công nghiệp dược phẩm, là một ngành kinh tế- kỹ thuật quan trọng, liên quan tới sức khỏe cộng đồng. Công ty chuyên sản xuất, phân phối, kinh doanh dược phẩm trên địa bàn cả nước và xuất khẩu, nhiều năm qua công ty đã đạt được nhưng thành tựu nhất định trong kinh doanh và công tác xã hội. Trong sản xuất kinh doanh công ty luôn đạt được mức độ tăng trưởng cao hàng năm so với các đơn vị khác trong ngành song những năm gần đây cùng với xu thế hội nhập và mức độ bảo hộ hợp lý của Nhà nước công ty luôn gặp phải những cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là các công ty sản xuất kinh doanh đông dược. Quá trình hội nhập đó đòi hỏi công ty phải có những hoạt động đầu tư, nghiên cứu phát triển mạnh mẽ để nắm bắt cơ hội và nâng cao khả năng cạnh tranh, vừa đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, vừa đạt mục tiêu chung bảo vệ sức khỏe toàn dân. Vì vậy, để thực hiện các mục tiêu đó, một trong các công việc mà công ty phải làm là tổ chức tốt kế toán quản trị chi phí, nó sẽ giúp cho nhà quản trị quản lý hoạt động hiệu quả hơn nghĩa là đưa ra các quyết định về hoạch định, thực hiện và kiểm soát chi phí một cách linh hoạt và phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức kế toán quản trị nói chung và tổ chức kế toán quản trị chi phí nói riêng tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược phẩm tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Traphaco”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài sẽ vận dụng những lý luận cơ bản về kế toán quản trị, kế toán chi phí, đồng thời phân tích rõ thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí ở công ty cổ phần TRAPHACO nhằm đề xuất phương hướng, giải pháp để xây dựng, hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu: thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần TRAPHACO trên góc độ công ty mẹ.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp chung: dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với duy vật lịch sử và các nguyên lý cơ bản của triết học.
- Phương pháp cụ thể: luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, diễn giải và hệ thống hoá khái quát những vấn đề lý luận về kế toán quản trị chi phí.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn hệ thống hoá các lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí.
- Qua việc nghiên cứu các mô hình lý thuyết cơ bản của kế toán quản trị nhằm đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn để làm nền tảng cho việc định hướng tổ chức kế toán quản trị chi phí phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Traphaco.
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị và phương hướng góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí cho công ty cổ phần Traphaco.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Traphaco
Chương 3: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Traphaco

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1. BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
Trong nền kinh tế thị trường, những chủ thể tham gia vào hoạt động SX, KD có lợi ích kinh tế, quyền hạn, trách nhiệm, quan hệ khác nhau dẫn đến hình thành những nhu cầu thông tin khác nhau về các hoạt động của DN, đó là nhu cầu thông tin của nhóm đối tượng bên ngoài và nhu cầu thông tin của nhóm đối tượng bên trong. Do đó, hệ thống kế toán DN cần có hai bộ phận chuyên môn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho hai nhóm đối tượng này, đó chính là KTTC và KTQT. Trong đó KTQT đưa ra tất cả thông tin kinh tế đã được đo lường, xử lý để cung cấp cho nhà quản lý các cấp trong DN điều hành, kiểm soát hoạt động SX KD, đưa ra quyết định lựa chọn các phương án KD, dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế cao nhất và tối ưu nhất. Còn KTTC phản ánh sự biến động hiện tại về vốn, tài sản của DN dưới dạng tổng quát.
Quan điểm về KTQT từ trước tới nay có nhiều, nhưng do KTQT mang tính tùy ý nên nhận thức về KTQT ở các tổ chức, quốc gia không giống nhau:
Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (International Federation of Accountants-IFAC) công bố trong tài liệu tổng kết các khái niệm KTQT trên thế giới năm 1998, “KTQT là một quy trình định dạng, kiểm soát, đo lường, tổng hợp, phân tích, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin tài chính, thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động của tổ chức cho những nhà quản trị thực hiện hoạch định, đánh giá, kiểm soát, điều hành hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả nguồn lực kinh tế của DN”.
Theo Viện nghiên cứu KTQT Hoa kỳ (Institute of Management Accountants- IMA) , “KTQT là một quy trình nhận dạng, tổng hợp, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin thích hợp cho nhà quản trị thiết lập chiến lược KD, hoạch định, kiểm soát hoạt động, ra quyết định KD, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế, cải tiến và nâng cao giá trị DN, đảm bảo an toàn cho tài sản, kết hợp chặt chẽ với việc quản trị và kiểm soát nội bộ”
Theo Luật kế toán của Việt Nam số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 thì “KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”
Theo các quan điểm trên cho thấy KTQT xem như là một bộ phận chuyên môn của hệ thống kế toán DN; là quá trình định dạng, đo lường, phân tích diễn giải và truyền đạt thông tin kinh tế, tài chính cho nhà quản trị các cấp trong DN; mục đích sử dụng thông tin là để hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, kiểm soát ra quyết định.
Trong mỗi DN CP phát sinh ở tất cả các giai đoạn hoạt động (nghiên cứu nhu cầu – đầu tư, mua sắm, tích lũy các nguồn lực – hoạt động SX – hoạt động tiêu thụ) và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của DN. Vì vậy, thông tin CP giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin hoạt động của DN. Nhu cầu thông tin CP luôn gia tăng cả về tốc độ, tính chính xác, tính đầy đủ, tính linh hoạt để phục vụ cho các quyết định kinh tế liên quan tới giá trị thành phẩm, giá vốn, giá bán, lợi nhuận, kiểm soát, xây dựng và hoàn thiện định mức CP của nhà quản lý các cấp trong DN. Đây chính là mục tiêu của kế toán nói chung và của kế toán CP nói riêng.
Kế toán CP dưới góc độ KTTC, bộ phận kế toán CP có chức năng tính toán, đo lường CP đã phát sinh trong tổ chức theo đúng nguyên tắc, chuẩn mực kế toán để cung cấp thông tin về giá thành, giá vốn hàng bán, các CP hoạt động và giá trị hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính. Còn kế toán CP dưới góc độ KTQT, bộ phận kế toán CP có chức năng định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, trình bày, giải thích và truyền đạt về thông tin CP (bao gồm cả những thông tin quá khứ, dự báo và ước tính) của các SP, các hoạt động, các trung tâm CP và khả năng sinh lời của tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu năng của quá trình hoạt động SX, KD. Do đó, theo quan điểm của tác giả thì KTQT CP chính là một bộ phận chuyên môn của hệ thống KTQT có nhiệm vụ cung cấp thông tin về CP cho nhà quản lý các cấp trong mỗi tổ chức để thực hiện quản lý các nguồn lực nhằm thực hiện các chức năng quản lý DN.


r16Laf3Vw7QQvi0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status