Tìm hiểu về tổ chức bộ máy và hoạt động của Kiểm Toán Nhà Nước tại Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu về tổ chức bộ máy và hoạt động của Kiểm Toán Nhà Nước tại Việt Nam



Mục lục
Lời mở đầu 2
Phần 1. Cơ sở lý luận chung về Kiểm toán Nhà nước 4
I. Khái quát chung về kiểm toán nhà nước 4
1.1. Tất yếu hình thành kiểm toán nhà nước và sự hình thành của
kiểm toán nhà nước 4
1.2. Vai trò của kiểm toán nhà nước 4
1.3. Khái niệm, chức năng, nguyên tắc hoạt động của kiểm toán nhà nước 5
1.3.1 Khái niệm Kiểm toán nhà nước 5
1.3.2 Chức năng của kiểm toán nhà nước 5
1.3.3 Nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán nhà nước 6
1.4. Nhiệm vụ quyền hạn của kiểm toán nhà nước 6
1.4.1.Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước 6
1.4.2.Quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước 7
1.5. Mô hình tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước 7
1.6. Mô hình tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước ở một số nước
trên thế giới. 9
II. Tổ chức bộ máy và hoạt động của kiểm toán nhà nước
tại Việt Nam 12
2.1. Hoàn cảnh ra đời của kiểm toán nhà nước Việt Nam 12
2.2. Vai trò vị trí của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam 12
2.3. Cơ sở pháp lý cho việc tổ chức, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam. 13
2.4. Chức năng và nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam 13
2.4.1. Chức năng của Kiểm toán Nhà nước 13
2.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước 14
2.5. Mô hình tổ chức và hoạt động Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam 16
2.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kiểm toán Nhà nước 16
2.5.2. Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước: 20
Phần 2. Nhận xét và một số giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức
và nâng cao hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam 32
I. Nhận xét chung về bộ máy tổ chức và hoạt động của Kiểm toán
nhà nước tại Việt Nam. 32
1.1 Tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước 32
1.2. Những kết quả đạt được trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước 32
1.3. Những vấn đề tồn tại trong tổ chức và hoạt động của
Kiểm toán Nhà nước 34
II. Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao hoạt động
của Kiểm toán Nhà nước 35
Kết luận 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị.
3. Kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với các trường hợp sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; đề nghị xử lý theo pháp luật những trường hợp không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
5. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.
6. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước hay cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.
7. Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.
8. Được uỷ thác hay thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu và kết luận kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
9. Kiến nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật cho phù hợp.
2.5. Mô hình tổ chức và hoạt động Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam
2.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kiểm toán Nhà nước
Căn cứ vào luật Kiểm toán Nhà nước của Quốc Hội và điều lệ tổ chức hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Ngày 15/09/2005 Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã ra quyết định số: 916/2005/NQ-UBTVQH11 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2006 quy định về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước.
Kiểm toán Nhà nước là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn hỗ trợ Quốc hội và HĐND trong việc thực hiện chức năng giám sát NSNNlà công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn hỗ trợ Quốc hội và HĐND trong việc thực hiện chức năng giám sát NSNN.
Các bộ phận trong Kiểm toán Nhà nước
Theo nghị quyết Số: 916/2005/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về cơ cấu tổ chức Kiểm toán Nhà nước.
Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ được giao gồm: Các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành (Văn phòng Kiểm toán Nhà nước; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tổng hợp; Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; Vụ Pháp chế; Vụ Quan hệ quốc tế); 7 tổ chức KTNN chuyên ngành (Kiểm toán Ngân sách Nhà nước; Kiểm toán Đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình, dự án, vay nợ, viện trợ Chính phủ; Kiểm toán Doanh nghiệp Nhà nước; Kiểm toán Chương trình đặc biệt: an ninh, quốc phòng, dự trữ quốc gia...); 5 đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực (Kiểm toán Nhà nước khu vực I -trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội; Kiểm toán Nhà nước khu vực II-trụ sở đặt tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; Kiểm toán Nhà nước khu vực III-trụ sở đặt tại Thành phố Đà Nẵng; Kiểm toán Nhà nước khu vực IV-trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh; Kiểm toán Nhà nước khu vực V-trụ sở đặt tại Thành phố Cần Thơ); Các đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ; Trung tâm Tin học; Tạp chí Kiểm toán.)
Đứng đầu KTNN là Tổng Kiểm toán Nhà nước, giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước phụ trách từng lĩnh vực công tác của KTNN có các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước. Tổng Kiểm toán Nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bổ nhiệm và miễn nhiệm. Đứng đầu các Kiểm toán chuyên ngành và KTNN khu vực là Kiểm toán trưởng ; giúp việc Kiểm toán trưởng có các Phó Kiểm toán trưởng. Kiểm toán trưởng và Phó Kiểm toán trưởng do Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp và Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có các phòng chức năng để thực hiện nhiệm vụ.
Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có con dấu riêng; Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng đơn vị được quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này.
Số lượng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực trong từng thời kỳ được xác định trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, đội ngũ kiểm toán viên và cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động kiểm toán, do Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Mô hình tổ chức của cơ quan Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam hiện nay
TỔNG KIỂM TOÁN
PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN
Vụ Quan hệ quôc tế
Vụ Tổng hợp
Vụ Chế độ Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Vụ tổ chức cán bộ
Văn phòng KTNN
Vụ Pháp chế
QUỐC HỘI
KTNN chuyên nghành I
KTNN chuyên nghành II
KTNN chuyên nghành III
KTNN chuyên nghành IV
KTNN chuyên nghành V
KTNN chuyên nghành VI
KTNN chuyên nghànhVII
Các đơn vị sự nghiệp
Tạp chí Kiểm toán
Trung tâm tin học
Trung tâm khoa học và bồi dưỡng cán bộ
KTNN khu vực I (trụ sở tại TP Hà Nội)
KTNN khu vực II(trụ sở tại TP Vinh-Nghệ An)
KTNN khu vực V (trụ sở tại TP.Cần Thơ)
KTNN khu vực III (trụ sở tại TP Đã Nẵng)
KTNN khu vực IV (trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh)
Chức năng của Tổng Kiểm toán và các Phó Tổng kiểm toán Nhà nước
Ngày 31 tháng 7 năm 2008 tại quyết định Số: 931/QĐ-KTNN của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc Phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước phụ trách các lĩnh vực công tác, các Vụ, đơn vị theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/08/2008
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ
Chịu trách nhiệm toàn bộ về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trước pháp luật, trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ; phụ trách chung các lĩnh vực công tác trong toàn ngành.
Lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Kiểm toán nhà nước.
Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác: tổ chức cán bộ; quan hệ quốc tế; thi đua- khen thưởng; nghiên cứu khoa học; kiểm toán trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, cơ quan đảng và dự trữ quô
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status