Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng trên thị trường cho công ty Orion Vina - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng trên thị trường cho công ty Orion Vina



MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ: 1
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH: 3
Chương I: Những vấn đề chung về hoạt động bán hàng ở doanh nghiệp 3
I. Hoạt động bán hàng và vai trò của hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 3
1. Khái niệm và thực chất của hoạt động bán hàng 3
2. Vai trò của hoạt động bán hàng 4
II. Những nội dung cơ bản của hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp thương mại. 5
1. Nghiên cứu thị trường và xác định cơ hội bán hàng 5
2. Lập chiến lược và kế hoạch bán hàng 7
2.1 Chiến lược bán hàng 7
2.2. Kế hoạch bán hàng 7
2.2.1. Vai trò và nội dung của kế hoạch bán hàng: 7
2.2.2. Xác định mục tiêu và lập kế hoạch bán hàng. 8
3. Xây dựng và tổ chức các điều kiện bán hàng 9
3.1. Lựa chọn kênh bán hàng và hình thức bán hàng thích hợp 9
3.2 Tổ chức lực lượng bán hàng 10
3.3. Mục tiêu chính sách và giá cả 11
3.4. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng 12
3.5. Tạo nguồn mua hàng 13
4. Tổ chức thực hiện hoạt động bán hàng 13
4.1. Hoạt động giao dịch và bán hàng thông qua hợp đồng bán hàng 13
4.2. Tổ chức tốt nghiệp vụ bán hàng ở quầy hàng, cửa hàng 14
5. Đánh giá tình hình hoạt động bán hàng 14
5.1. Chỉ tiêu doanh số bán hàng 14
5.2. Chỉ tiêu khối lượng hàng hóa thực tế bán ra 15
5.3. Chỉ tiêu lợi nhuận thực tế 15
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp nói chung và Orion Vina nói riêng 15
1. Yếu tố khách quan 15
2. Yếu tố chủ quan 17
Chương II: Khái quát về quá trình hình thành và kết quả kinh doanh của công ty Orion Vina 18
I. Khái quát về quá trình hình thành và kết quả kinh doanh của công ty 18
1. Giới thiệu về công ty 18
1.1. Orion World 18
1.2. Orion Vina 19
2. Bộ máy hoạt động của công ty Orion Vina 19
3. Mặt hàng kinh doanh của công ty 20
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Orion Vina trong 3 năm gần đây 22
4.1. Kết quả kinh doanh chung của công ty: 22
4.2. Kết quả kinh doanh theo khu vực địa lý: 23
II. Thực trạng bán hàng của công ty 23
1. Các cách bán hàng 23
2. Các chỉ tiêu bán hàng của công ty 25
2.1. Chỉ tiêu đánh giá theo doanh số 25
2.2. Chỉ tiêu đánh giá theo số điểm trưng bày 25
2.3. Chỉ tiêu đánh giá về sự tăng trưởng cửa hàng 26
3. Công tác quản lý bán hàng 27
3.1. Quản lý bán hàng theo khu vực địa lý 27
3.2. Tổ chức lực lượng bán hàng 28
4. Việc sử dụng công cụ xúc tiến bán tại công ty Orion Vina 29
4.1. Quảng cáo 29
4.2. Khuyến mại 30
4.3. Tài trợ 30
5. Nhận xét chung về hoạt động bán hàng của công ty 31
Chương III: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng trên thị trường ở công ty Orion Vina 33
I. Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty trong những năm tới 33
1. Mục tiêu 33
2. Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty 33
II. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng của công ty 34
1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 34
2. Xây dựng mức giá và khung hợp lý 34
3. Không ngừng mở rộng và phát triển thị trường. 34
4. Tổ chức và sử dụng hợp lí sức lao động trong công ty. 35
PHẦN 3: KẾT LUẬN: 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 37
PHỤ LỤC 39
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tiện thông tin để truyền tin về sản phẩm, dịch vụ cho các phần tử trung gian hay cho các khách hàng cuối cùng trong khoảng không gian và thời gian nhất định. Để quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại phương tiện quảng cáo như:
- Phương tiện quảng cáo thông dụng như: Áp phích, panô, các biển quảng cáo trên đường, quảng cáo trên bao bì sản phẩm…
- Phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, radio, ti vi,…
- Mỗi loại phương tiện quảng cáo đều có ưu thế và hạn chế riêng. Tùy theo đặc điểm sản phẩm, mục tiêu cần đạt tới mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương tiện và cách quảng cáo khác nhau.
b. Xúc tiến bán hàng
Xúc tiến bán hàng là những kỹ thuật đặc thù nhằm gây ra một sự bán hàng tăng lên nhanh chóng, nhưng tạm thời, do việc cung cấp một lợi ích ngoại lệ cho người phân phối, người tiêu thụ hay người tiêu dùng cuối cùng.
Xúc tiến bán hàng có nhiều nội dung đa dạng và phong phú. Tuy nhiên để hoạt động xúc tiến có hiệu quả, cần tập trung giải quyết những nội dung chủ yếu sau:
- Thứ nhất: Xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp nhằm tạo ra sự tin cậy của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- Thứ hai : Là in ấn và phát hành các tài liệu như nhãn mác, hướng dẫn việc sử sụng sản phẩm, catalog quảng cáo sản phẩm…
- Thứ ba: Bán thử sản phẩm cho khách hàng để họ sử dụng là biện pháp tác động khá mạnh vào khách hàng, vừa để quần chúng thấy rõ mặt mạnh, mặt yêu của sản phẩm vừa gây được tiếng “ồn” của sản phẩm đến với khách hàng mới nhằm lôi kéo, thu hút họ đến với doanh nghiệp.
3.5. Tạo nguồn mua hàng
Nguồn mua hàng của doanh nghiệp thương mại là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã và có khả năng huy động được trong kỳ kế hoạch. Tạo nguồn mua hàng là toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng đầy đủ, đồng bộ kịp thời theo đúng nhu cầu của khách hàng.
Để tạo được nguồn hàng đầy đủ phù hợp với nhu cầu của khách hàng các doanh nghiệp thương mại cần làm tốt các nội dung sau:
- Xác định nhu cầu cụ thể của khách hàng về số lượng, cơ cấu mặt hàng, quy cách chủng loại, thời gian và giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận.
- Tìm hiểu khả năng sản xuất trong nước và thị trường nước ngoài.
- Tổ chức giao dịch đàm phán để ký kết hợp đồng mua hàng và tổ chức thực hiện hợp đồng.
- Đánh giá kết quả.
4. Tổ chức thực hiện hoạt động bán hàng
4.1. Hoạt động giao dịch và bán hàng thông qua hợp đồng bán hàng
Để xác lập mối quan hệ mua bán, doanh nghiệp cần kí kết hợp đồng kinh tế, xác định rõ số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, mầu sắc, cách giao nhận, thanh toán… sau khi kí kết thì nghĩa vụ và quyền lợi của các bên trong hợp đồng đã xác lập. Doanh nghiệp có sản phẩm phải làm thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, tiến hành sắp xếp các việc phải làm thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp thời ghi lại những diễn biến xảy ra để xử lý, giải quyết kịp thời. Công việc này nhằm đảm bảo quyền lợi và uy tín của doanh nghiệp, sau đây là các bước tổ chức thực hiện hợp đồng: Chuẩn bị giao hàng, quyết định phương tiện vận tải, giao hàng, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại.
4.2. Tổ chức tốt nghiệp vụ bán hàng ở quầy hàng, cửa hàng
Đối với nghiệp vụ bán hàng ở quầy hàng, cửa hàng cần căn cứ vào lượng hàng hóa bán ra bình quân một ngày đêm để chuẩn bị hàng hóa, thiết bị, thương tiện cũng như nhân viên bán hàng nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong ngày.
Để thực hiện nghiệp vụ bán hàng ở quầy hàng, cửa hàng cần thực hiện các công việc như sau: Chuẩn bị địa điểm trưng bày sản phẩm, sức hấp dẫn của hàng hóa, chuẩn bị và bổ sung hàng hóa, bố trí trang thiết bị và công cụ ở các điểm kinh doanh.
5. Đánh giá tình hình hoạt động bán hàng
Đánh giá tình hình hoạt động bán hàng của doanh nghiệp là phân tích tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng, qua đó làm rõ nguyên nhân thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng là doanh thu bán hàng, lợi nhuận thực tế thu được từ việc bán hàng.
Một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả bán hàng:
5.1. Chỉ tiêu doanh số bán hàng
Doanh số bán hàng thực tế của doanh nghiệp phản ánh kết quả hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo hoạt động bán hàng, tổ chức công tác thanh toán của doanh nghiệp. Doanh số bán hàng lớn cũng chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng.
Doanh số bán hàng là nguồn thu quan trọng để doanh nghiệp tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và trang trải các chi phí.
5.2. Chỉ tiêu khối lượng hàng hóa thực tế bán ra
Xác định khối lượng hàng hóa bán ra trong kỳ cần căn cứ vào lượng tồn kho đầu kỳ, hợp đồng kinh tế đã kí với khách hàng, nhu cầu thị trường, lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, khả năng đổi mới cách bán và tình hình bán hàng ở các kỳ trước.
5.3. Chỉ tiêu lợi nhuận thực tế
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh số bán hàng và toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ hiệu quả của hoạt động kinh daonh nói chung và hiệu quả của hoạt động bán hàng nói riêng càng lớn, có nghĩa là việc tổ chức mạng lưới bán hàng hợp lý. Ta có thể tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc đẩy nhanh doanh số bán, giảm tối đa các loại chi phí một cách hợp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh.
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp nói chung và Orion Vina nói riêng
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp những điều kiện, yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự thành công trong hoạt động kinh doanh của daonh nghiệp nếu không tính đến vận may, chỉ xuất hiện khi kết hợp hài hòa các yếu tố bên trong của doanh nghiệp với hoàn cảnh bên ngoài (Nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan).
1. Yếu tố khách quan
Yếu tố khách quan được hiểu chính là các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát và điều tiết được mà buộc phải chấp nhận nó. Đó là các yếu tố của môi trường vĩ mô: chính trị, luật pháp, các yếu tố môi trường kinh tế, các yếu tố văn hóa xã hội, kỹ thuật và công nghệ, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ quốc tế và các yếu tố thuộc môi trờng vi mô như: khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh.
- Các yếu tố khách quan thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, bao gồm: Chính trị và luật pháp, các yếu tố môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng, các yếu tố Công nghệ và Khoa học kỹ thuật, các yếu tố văn hóa xã hội, tỷ lệ lạm phát và c...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status