Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long - pdf 21

Download miễn phí Luận văn Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long



MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1. Khái quát về ngân hàng thương mại. 3
1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại. 3
1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại. 3
2. Hoạt động tín dụng của NHTM 4
II. Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại. 4
2.1. Tín dụng. 4
2.1.1. Khái niệm. 4
2.1.2. Đặc điểm của tín dụng. 4
2.1.3. Vai trò của tín dụng. 5
2.2. Rủi ro tín dụng và tiêu chí xác định rủi ro tín dụng : 6
2.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng: 6
2.2.2. Bản chất rủi ro tín dụng 6
2.2.3. Các loại rủi ro tín dụng 7
2.2.4. Các chỉ tiêu xác định rủi ro tín dụng 9
2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro: 12
2.3. Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi to tín dụng. 14
2.3.1. Thực hiện một cách khoa học và đồng bộ quy trình cho vay: 14
2.3.2. Sử dụng các đảm bảo tín dụng phù hợp đối với từng khách hàng 15
2.3.3. Phân tán, chia sẻ rủi ro tín dụng 15
2.3.4. Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng. 16
2.3.5. Giảm thiểu rủi ro bằng cách thực hiện tốt việc phân tích tín dụng và đo lường mức độ rủi ro của mỗi khoản vay trước khi ra các quyết định cho vay. 16
2.3.6. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp kết hợp hài hoà giữa mục tiêu mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng. 16
2.3.7. Sử dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa. 16
2.3.8. Đào tạo ngồn nhân lực về cả trình độ chuyên môn và đạo đức. 16
2.3.9. Trích lập dự phòng rủi ro. 16
2.4. Các dấu hiệu rủi ro 17
2.5. Ý nghĩa của phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng: 18
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VIETCOMBANK THĂNG LONG. 19
2.1. Khái quát về tình hình huy động vốn. 19
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng Ngân hàng Vietcombank Thăng Long. 20
2.2.1.Tình hình cho vay 20
2.2.2.Rủi ro tín dụng. 21
2.3 Một số khó khăn cần giải quyết đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 23
2.3.1 Khó khăn còn tồn tại 23
2.3.2. Nguyên nhân 24
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK THĂNG LONG 25
3.1. Phương hướng hoạt động của Vietcombank Thăng Long trong thời gian 2010 25
3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Thăng Long 26
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích đánh giá khách hàng 26
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng 29
3.2.2.1. Đào tạo cán bộ. 29
3.2.2.2. Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. 29
3.2.2.3. Bố trí sắp xếp và sử dụng cán bộ tín dụng một cách hợp lý. 29
3.2.2.4. Quy định thời gian cán bộ đi cơ sở chiếm 2/3 thời gian làm việc trong tháng. 29
3.2.2.5. Áp dụng chế độ giao khoán công việc cho cán bộ tín dụng với một số chỉ tiêu chủ yếu. 29
3.2.2.6. Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày. 30
3.2.2.7. Thực hiện đổi địa bàn tín dụng 2 năm 1 lần. 30
3.2.2.8. Quan tâm chú trọng phong trào thi đua. 30
3.2.2.9. Hàng năm tổ chức hội thi cán bộ tín dụng giỏi. 30
3.2.3. Các giải pháp phân tán rủi ro 30
3.2.3.1. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng. 30
3.2.3.2. Đa dạng hoá đối tượng đầu tư. 31
3.2.3.3. Liên kết đầu tư (đồng tài trợ). 31
3.2.4. Tổ chức phân tích tín dụng theo định kỳ 32
3.2.5. Cần có biện pháp phát hiện và xử lý kịp thời đối với các khoản nợ quá hạn 32
3.2.5.1. Ngăn ngừa các khoản cho vay dẫn tới nợ quá hạn. 32
3.2.5.2. Biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn của của Ngân hàng. 33
3.2.6. Cần thay đổi quan điểm: Thế chấp là sự đảm bảo vững chắc cho khoản tiền vay mà phải là hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng 34
3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ 35
3.2.7.1. Triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra chuyên đề tín dụng. 35
3.2.7.2. Sáu tháng, chín tháng, một năm thực hiện đối chiếu công khai. 35
3.2.7.3. Tăng cường công tác của bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ. 35
3.2.7.4. Tăng cường công tác của bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ. 35
3.2.8. Kiểm tra chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng của Giám đốc và Ban lãnh đạo 35
3.2.9. Trích lập rủi ro đúng qui định 36
3.2.10. áp dụng lãi suất cho vay biến đổi 36
3.3. Một số kiến nghị 37
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 37
3.3.1.1. Những vướng mắc về cơ chế chính sách. 37
3.3.1.2. Kiến nghị về hướng chỉnh sửa. 38
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 38
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng 38
KẾT LUẬN 40
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

của mình.
* Môi trường kinh tế xã hội.
Môi trường kinh tế xó hội trong một nước biến động chịu ảnh hưỏng của những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn nhất.
Bên cạnh đó hoạt động cho vay phụ thuộc rất nhiều thói quen, truyền thống, tập quán của ngươi dân. Những yếu tố đó nhiêu khi gây khó khăn và hạn chế mở rộng hoạt động cho vay của các ngân hàng cho vay.
- Nguyên nhân chủ quan
Do chính sách của ngân hàng cho vay không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ hay đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao. Chúng ta đều biết đặc điểm của kinh doanh tiền tệ là: Lợi nhuận cao luôn đi cùng với các ngân hàng cho vay phải biết lựa sức mình để xác định, lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng của mình.
Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ cho vay yếu kém dẫn đến cán bộ cho vay không đánh giá chính xác về khách hàng và phương án vay vốn, từ đó làm phát sinh những hợp đồng cho vay kém an toàn. Mức độ rủi ro trong trường hợp này sẽ ngày càng tăng dần trong suốt quá trình kể từ khi xét duyệt đến khi giám sát và cuối cùng là thu nợ. Cùng với sự hạn chế về trình độ là vấn đề phẩm chất đạo đức của cán bộ cho vay.
2.3. Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi to tín dụng.
2.3.1. Thực hiện một cách khoa học và đồng bộ quy trình cho vay:
Quy trình cho vay có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một quy trình cho vay chặt chẽ và có hiệu quả là biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Quy trình cho vay là một quy trình kể từ khi khách hàng lập đơn xin vay cho đến lúc ngân hàng thu hồi hết nợ vay. Nó gồm 5 giai đoạn:
Lập hồ sơ xin vay.
Giai đoạn phân tích tín dụng.
Giai đoạn quyết định tín dung.
Giai đoạn giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro.
Giai đoạn kiểm tra và thanh lý hợp đồng.
Các giai đoạn trên của mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi được thực hiện một cách đầy đủ xát xao của tổng giai đoạn. Tuy nhiên trong thực tế không có ít cán bộ tín dụng lơi lỏng hời hợt trong việc thực hiện cỏc giai đoạn điều đó gây ra rủi ro. Chính vì vậy, từ khi thiết lập cho đến khi kết thúc quan hệ tín dụng, các cán bộ ngân hàng phải áp dụng đồng bộ quy trình nhưng cũng phải hết sức linh hoạt mềm dẻo. Có như vậy hiệu quả đầu tư tín dụng mới được tăng cao rủi ro tín dụng mới được hạn chế ở mức thấp nhất. Tuy nhiên ngân hàng cần đặc biệt kiểm tra phân tích một cách toàn diện chặt chẽ về khách hàng trước khi cho vay, đồng thời phải kiểm tra giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay sau khi đó phát hành tiền vay.
2.3.2. Sử dụng các đảm bảo tín dụng phù hợp đối với từng khách hàng
Đảm bảo tín dụng là cơ sở giúp các NHTM có khả năng thu hồi nợ vay một khi khách hàng không còn khả năng trả nợ.
Đảm bảo tín dụng có thể là lời cam kết trả nợ thay của người bảo lãnh hay cam kết của người vay dùng tài sản đảm bảo để thế chấp hay cầm cố các khoản vay. Tuy nhiên bản thân đảm bảo tín dụng cũng tiềm ẩn những yếu tố rủi ro.
2.3.3. Phân tán, chia sẻ rủi ro tín dụng
Để tiến hành phân tán, chia sẻ rủi ro tín dụng, Ngân hàng thực hiện dưới hai hình thức:
- Đa dang hoá đối tượng tín dụng:
Cho vay nhiều đối tượng thuộc các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, không cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một sản phẩm hàng hoá.
Không nên đầu tư một số tiền lớn cho một khách hàng mà phải san sẻ ra nhiều khách hàng.
- Liên kết đầu tư: trong kinh doanh có những doanh nhiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một NH không thể đáp ứng được hay khó xác định khả năng mức độ rủi ro có thể NH liên kết đầu tư. Theo cách này thì NH cũng đã phân tán rủi ro của mình cho NH khác.
2.3.4. Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng.
Trong thời đại thông tin bùng nổ, thông tin đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp.
2.3.5. Giảm thiểu rủi ro bằng cách thực hiện tốt việc phân tích tín dụng và đo lường mức độ rủi ro của mỗi khoản vay trước khi ra các quyết định cho vay.
Ngân hàng nên tránh thực hiện cho vay với những khoản tín dụng có mức độ rủi ro cao. Nói cách khác, NH có thể tăng các điều kiện tớn dụng để từ chối những khoản vay rủi ro.
2.3.6. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp kết hợp hài hoà giữa mục tiêu mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng.
2.3.7. Sử dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa.
2.3.8. Đào tạo ngồn nhân lực về cả trình độ chuyên môn và đạo đức.
2.3.9. Trích lập dự phòng rủi ro.
Trích lập dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống rủi ro. Ở hầu hết các nước trong hoạt động của ngân hàng đều thành lập quỹ dự phòng bù đắp các khoản cho vay bị rủi ro và quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.
Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản rủi ro khi ngân hàng làm ăn thua lỗ do nguyên nhân khách quan mang lại.
Luật các tổ chức tín dụng (điều 82. Dự phòng rủi ro) có quy định: "tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng; Khoản dự phòng rủi ro này phải được hoạch toán vào chi phí hoạt động; Việc phân loại tài sản có mức trích, phương pháp lập khoản dự phòng và sử dụng khoản dự phòng để sử lý các rủi ro do thống đốc ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với bộ trưởng tài chính".
2.4. Các dấu hiệu rủi ro
- Khách hàng có thể sử dụng vốn vay đúng mục đích nhưng nhận vốn chậm trễ so với kế hoạch thoả thuận với ngân hàng.
- Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp giảm sút, hàng tồn kho tăng lên quá mức, doanh số bán hàng giảm sút cùng các khoản công nợ gia tăng. Điều đó làm cho khả năng thanh toán giảm sút.
- Khó khăn khi giải thích mục đích khoản vay.
- Hoàn trả nợ vay ngân hàng chậm hay quá thời hạn.
- Sự thay đổi nhà quản lý, hay sự thay đổi tổ chức hoạt động đều được coi như dấu hiệu xem xét.
- Các thảm hoạ thiên nhiên như lũ lụt, hoả hoạn đều có thể là những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các biến động về chính trị xã hội sẽ tạo điều kiện nảy sinh rủi ro.
- Khách hàng không kể ra được chính xác và đầy đủ thông tin tài chính, đặc biệt là những thông tin về những món nợ ghi trong danh mục.
- Những ước tính quá khả năng về khả năng sinh lời và nguồn ngân quỹ của khách hàng.
- Khách hàng muốn mở rộng điều hành kinh doanh quá nhanh và quá tin vào lượng mua bán hàng hóa tăng sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề của khách hàng.
- Doanh nghiệp luôn có những quyết định tức thời và luôn vội vã trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Doanh nghiệp bị các chủ nợ khác xem là chậm trả
- Sự biến mất hay xuống giá tài sản thế chấp cầm cố, bảo lãnh.
- Thái độ thù nghịch đối với c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status