Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình đơn vị tự chủ tài chính tại Trường Đại học Công đoàn Việt Nam - pdf 21

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình đơn vị tự chủ tài chính tại Trường Đại học Công đoàn Việt NamMỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦUCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN THEO MÔ HÌNH ĐƠN VỊ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP .............................. 1
1.1
Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập theo mô hình đơn vị tự chủ tài chính ...............................................1
1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập ......................................................11.1.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập ................................................11.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ........................................................31.1.4 Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập .....................................................51.2
Quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo mô hình đơn vị tự chủ tài chính .......................................................................................5
1.2.1 Nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập ................................71.2.2 Nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công lập ...........................................91.3
Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo mô hình đơn vị tự chủ tài chính ...........................................................11
1.3.1. Bản chất, yêu cầu, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong các
đơn vị sự nghiệp công lập. ....................................................................11
1.3.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập.....121.3.3 Tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................ 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
THEO MÔ HÌNH ĐƠN VỊ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM ................................................ 36
2.1
Đặc điểm tổ chức hoạt động của trường Đại học Công đoàn Việt Nam .... 36


Giáo dục học thế giới đang có những bước chuyển mạnh mẽ đặc biệt là
giáo dục đại học. Việt Nam cũng không năm ngoài quy luật đó. Đổi mới giáo
dục đại học ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết đảm bảo nguồn nhân lực chất
lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Một trong những yếu tố để các trường đại học có thể đứng vững và phát triển
là phải có nền tài chính đủ mạnh và phải tự chủ về tài chính. Vấn đề đặt ra
cho các trường đại học là làm sao tăng thêm nguồn thu, quản lý chi tiêu sử
dụng như thế nào cho hiệu quả nhất, nói cách khác nếu ngành giáo dục biết sử
dụng “ đồng tiền “ hợp lý – sẽ là một trong những giải pháp quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Phát triển tài chính đại học là một trong những vấn đề chủ yếu của bất kỳ
hệ thống giáo dục đại học nào trên thế giới. Trong các cuộc thảo luận về giáo
dục đại học, những vấn đề về tài chính thường nổi bật do những quan điểm
khác nhau của nhiều bên liên quan. Các nhà hoạch định chính sách đang đặt
ra câu hỏi liệu ngân quỹ nhà nước có thể tiếp tục chi bao nhiêu cho phát triển
giáo dục đại học giữa những đòi hỏi cấp bách và cạnh tranh của rất nhiều mục
tiêu khác( giáo dục phổ thông, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát triển giao
thông công cộng. . ) Nhu cầu về tri thức và đổi mới công nghệ, khoa học kỹ
thuật ngày càng tăng buộc các trường đại học phải tìm kiếm những nguồn thu
ngoài ngân sách Nhà nước để có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội và vượt qua
những thử thách trong xu hướng hội nhập hiện nay.
Việt Nam là đơn vị sự nghiệp có thu sau hơn 4 năm thực hiện Nghị định
10 của Chính phủ đến nay trường đã rất tích cực cải cách và đổi mới cơ chế
quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng đã chủ động khai
thác tối đa các nguồn thu nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân
đối thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp đào tạo.Trong
thời gian qua đã không ngừng phát triển và xây dựng trường theo mô hình
một trường đại học đa ngành đa cấp với các đặc thù khoa học công nghệ kinh
tế xã hội., vì vậy nhu cầu về hoàn thiện bộ máy kế toán là rất cần thiết nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo.Thông qua các thông tin do kế toán cung cấp cơ
quan chủ quản các trường đại học nắm bắt được tình hình tài chính của đơn vị
mình, có các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn của đơn vị
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình đơn vị tự chủ tài chính
tại Trường Đại học Công đoàn Việt Nam ” làm luận văn thạc sỹ. Luận văn
tìm hiểu thực trạng kế toán tại trường và đưa ra những giải pháp có tính khoa
học và thực tiễn góp phần hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại nói riêng và
các trường đại học công lập tự chủ tài chính nói chung nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý tài chính trong bối cảnh tự chủ hiện nay hướng tới nâng cao chất


lượng đào tạo.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn.
Nghiên cứu và phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trong
giai đoạn hiện nay.
Đề xuất những phương hướng các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài
chính tại Trường Đại học Công đoàn Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận
về quản lý tài chính và tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp và thực
trạng tại Trường Đại học Công đoàn Việt Nam .từ đó đưa ra những phương
hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nhằm nâng cao tính tự
chủ về tài chính cho đơn vị
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực tế cơ chế
tự chủ tài chính tại Trường Đại học Công đoàn Việt Nam
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Luận văn đã trình bày hệ thống và toàn diện về công tác quản lý tài
chính và tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp.
- Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính
và tổ chức công tác kế toán tại thấy được những ưu điểm và những mặt còn
tồn tại cũng như những nguyên nhân dẫn đến kết quả đó, từ đó đưa ra những
giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán nhằm phát huy hơn nữa
tính tự chủ tài chính tại Trường Đại học Công đoàn Việt Nam .
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, trang mục lục và danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục biểu, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán theo mô hình
tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự
chủ tài chính tại Trường đại học Công đoàn Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
theo mô hình tự chủ tài chính tại Trường đại học Công
đoàn Việt Nam
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN THEO MÔ HÌNH ĐƠN VỊ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập
theo mô hình đơn vị tự chủ tài chính
1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) là những đơn vị do Nhà nước thành
lập hoạt động công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và
các dịch vụ nhằm duy trì hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc
dân. Các đơn vị này hoạt động trong lĩnh vực: y tế, giáo dục đào tạo,khoa học
công nghệ và môi trường, văn học, nghệ thuật,thể dục thể thao, sự nghiệp
kinh tế,dịch vụ việc làm
Đơn vị SNCL được xác định dựa vào tiêu chuẩn sau:
- Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩm
quyền ở Trung ương hay địa phương;
- Được Nhà nước cung cấp kinh phí và tài sản để hoạt đông thực hiện
nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu
theo chế độ nhà nước quy định;
- Có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo
chế độ Nhà nước quy định;
- Có mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước hay ngân hàng đề ký gửi các
khoản thu, chi tài chính.
1.1.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị SNCL là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội,
không vì mục đích kiếm lời.
Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự
nghiệp tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng cho mọi thành phần
1
trong xã hội. Việc cung ứng các hàng hoá này cho thị trường chủ yếu không
vì mục đích lợi nhuận như hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tổ chức,
duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm,
dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong
việc phân phối lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng
khi can thiệp vào thị trường. Nhờ đó sẽ hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực
kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo
nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu
quả cao hơn, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe văn háo,
tinh thần của nhân dân.
Sản phẩm của các đơn vị SNCL là sản phẩm mang lại lợi ích chung có
tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị
tinh thần.
Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá trị
về tri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ, đạo đức, các giá trị về xã hội…
Đây là những sản phẩm vô hình và có thể sung chung cho nhiều người, cho
nhiều đối tượng trên phạm vi rộng, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị
SNCL là sản phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc
một lĩnh vực mà những sản phẩm đó khi tiêu dung thường có tác dụng lan
toả, truyền tiếp.
Mặt khác sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp chủ yếu tạo ra các”
hang hoá công cộng” ở dạng vật chất và phi vật chất, phục vụ trực tiếp hoặc
gián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội.
Việc sử dụng những “ hàng hoá công cộng” do hoạt động sự nghiệp tạo
ra làm cho quá tình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và ngày càng đạt
hiệu quả cao.Hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục thể thao đem
lại tri thức và đảm bảo sức khoẻ cho lực lượng lao động, tạo điều kiện cho lao



1SZ21CwTkB4l9Ik
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status