Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đầu tư xây dựng cơ bản được đánh giá là một trong những lĩnh vực quan
trọng, giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, ngân sách Nhà nước
dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, trong thực tế,
việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư từ ngân sách Nhà
nước đã và đang xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí, tiêu cực.
Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là do
những hạn chế ở các khâu quản lý của quá trình hoạt động đầu tư xây dựng cơ
bản: từ quy hoạch, khâu thực hiện dự án đến khâu thanh quyết toán vốn đầu tư.
Là một Tỉnh có vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa,
Ninh Bình có vị trí quan trọng trong vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc, trong những năm qua tỉnh đã tạo điều kiện thu hút các
nguồn vốn đầu tư vào các công trình giao thong, thủy lợi, du lịch, xây dựng
cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp… Việc đầu tư xây dựng các dự án góp
phần tạo nên sự thành công của tỉnh, sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân
trong tỉnh đã đem lại cho kinh tế Ninh Bình những kết quả đáng khích lệ.
Nguồn vốn đầu tư cho các dự án có hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước
đề ra. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đầu tư XDCB từ vốn NSNN mang
lại trong những năm qua còn tồn tại nhiều tồn tại và bất cập cần khắc
phục như: chất lượng đầu tư một số lĩnh vực chưa cao, cơ cấu chuyển dịch
kinh tế còn chậm, năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế, chưa tương xứng với lợi thế tiềm năng vốn có của
Tỉnh, tình trạng đầu tư dàn trài, thời gian thi công kéo dài, trình độ quản lý
còn thấp, tình trạng thất thoát, lãng phí trong các dự án vẫn còn xẩy ra. Chính
vì vậy việc Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả đầu tư xây dựng cơ
bản nói chung và đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh

ii
Ninh Bình nói riêng là một vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết.
Xuất phát từ những ý nghĩa thực tiễn trên tác giả đã chọn đề tài luận văn
thạc sỹ: “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách Nhà nước trên
địa bàn Tỉnh Ninh Bình”.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả
nghiên cứu dưới góc độ lý luận, kinh nghiệm của thế giới, của một số địa
phương khác trong nước. Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005-2009, những kết quả đạt
được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. Từ đó
đề tài đã đề xuất phương hướng, giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình.
Các giải pháp được đề xuất sẽ góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo của
các cấp chính quyền địa phương, tạo lập môi trường tài chính lành mạnh
nhằm giải phóng và phát triển các nguồn lực, phân bổ ngân sách một cách
hợp lý, đảm bảo công bằng sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN phục vụ mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Ninh Bình.
Luận văn được tiếp cận nghiên cứu và trình bày trên cơ sở vận dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử; kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp luận lịch sử với phương pháp logic.
Ngoài ra luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu trực tiếp thong qua
thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp; phương pháp so sánh, hệ thống hóa và khảo
cứu các công trình tài liệu sẵn có kết hợp với phương pháp chuyên gia...
Từ các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư XDCB từ vốn
NSNN trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình hiện nay; luận văn đã tập trung đưa ra
những giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư XDCB từ vốn
NSNN trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình theo phương châm đúng, thiết thực và
hiệu quả.
Điểm mới của luận văn so với các công trình nghiên cứu trước đây đó là

iii
công trình được nghiên cứu một cách toàn diện, trên cơ sở khoa học về thực
trạng quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình. Đồng
thời đề ra được phương hướng, mục tiêu, đặc biệt là hệ thống các giải pháp
vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn với mục tiêu nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích
của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thứ nhất: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư XDCB từ vốn
NSNN.
Thông qua các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong ngoài nước, luận
văn đã nêu lên được quan niệm về NSNN, đầu tư XDCB, đặc điểm của đầu tư
XDCB từ NSNN. Đồng thời luận văn cũng đã nêu bật được nội dung của
quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN từ đó chỉ ra được sự cần thiết của việc
quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn. Nội dung của phần này là
hết sức quan trọng, là nền tảng về mặt lý luận, làm cơ sở khoa học và tiền đề
để giúp việc nghiên cứu thực trạng quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên
địa bàn Tỉnh Ninh Bình cũng như đề ra được một số giải pháp chủ yếu tăng
hiệu quả quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong thời gian tới.
Việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN của
một số địa phương là rất cần thiết, để rút ra được những bài học quan trọng
vận dụng vào Tỉnh Ninh Bình đó là:
Thứ nhất, tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về
rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hay quy mô quá lớn vượt khả năng
cân đối VĐT;
Thứ hai, phân định rõ giữa Nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng
điều tiết vĩ mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh;
Thứ ba, hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến
lược lâu dài, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý

iv
tình thế trong một thời gian ngắn;
Thứ tư, xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương
phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan
điểm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”;
Thứ năm, chi tiết và công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của
quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và năng lực quản
lý của bộ máy chính quyền địa phương;
Thứ sáu, nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần “
dám làm dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với công dân.
Thứ hai: Thực trạng quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn
Tỉnh Ninh Bình trong những năm qua.
Luận văn đã tóm tắt được đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Tỉnh
Ninh Bình, từ đó chỉ ra được ảnh hưởng của nó tới công tác dầu tư XDCB
trên địa bàn. Điều quan trọng là luận văn đã đánh giá đúng thực trạng quản lý
đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình. Đây là nội dung hết
sức quan trọng, có giá trị cao, chẳng những để đề ra phương hướng và những
giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư
XDCB trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình mà còn giúp cho các nhà quản lý trong
việc nghiên cứu sửa đổi bổ sung Luật NSNN trong lĩnh vực XDCB cho phù
hợp với thực tiễn của địa phương. Qua việc nghiên cứu, khảo sát, tổng kết
đánh giá thực tế, luận văn đã chỉ ra được rằng với cơ chế quản lý đầu tư
XDCB từ vốn NSNN hiện nay Tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác quản
lý đầu tư XDCB, tuy nhiên cúng còn nhiều hạn chế trong các khâu trong quá
trình thực hiện dự án từ khâu quy hoạch, duyệt chủ trương đầu tư đến khi dự
án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán cần chấn chính để
đồng vốn mà NSNN bỏ ra đầu tư thực sự có hiệu quả.
Thứ ba, Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý đầu tư
XDCB từ vốn NSNN tại Tỉnh Ninh Bình.

v
Có thể khẳng định rằng đây là nội dung quan trọng nhất, là cốt lõi, là
mục đích nghiên cứu của luận văn. Trong bối cảnh tình hình mới, đất nước ta
đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và
khu vực đã đặt ra những yêu cầu mới phải tăng cường quản lý đầu tư XDCB
từ các nguồn NSNN, vốn vay, vốn viện trợ ODA...
Trong thời gian tới, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Ninh
Bình lần thứ XX, trong đó đã xác định mục tiêu phương hướng và chiến lược
đầu tư XDCB phục vụ phát triển KT-XH. Vì vậy, luận văn đã đề ra những
giải pháp tăng cường quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn Tỉnh
Ninh Bình trong thời gian tới, đó là các giải pháp trong công tác lập quy
hoạch xây dựng; kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm; công tác lập và phê
duyệt dự án; công tác đầu thầu; công tác quản lý giá vật liệu; công tác thanh
tra giám sát; công tác thanh quyết toán vốn đầu tư dự án... Bên cạnh đó, luận
văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan như Chính phủ, UBND
Tỉnh và các Sở chuyên ngành trong một số lĩnh vực nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả vốn đầu tư XDCB.
Sau khi nghiên cứu thực trạng quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên
địa bàn Tỉnh Ninh Bình và vận dụng những kiến thức lý luận về đầu tư
XDCB nói chung, quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN nói riêng, luận văn
đã đề xuất hệ thống các giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình. Các giải pháp
được đề xuất sẽ góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính
quyền địa phương, tạo lập môi trường tài chính lành mạnh nhằm giải phóng
và phát triển các nguồn lực, phân bổ ngân sách một cách hợp lý, đảm bảo
công bằng sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN phục vụ mục tiêu phát triển
KT-XH của tỉnh.
Về hạn chế của luận văn:

vi
Đầu tư XDCB là một vấn đề rộng lớn, và là một lĩnh vực nhậy cảm có
liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Do phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu
trong lĩnh vực quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN (bao gồm vốn đầu tư được
địa phương đưa vào cân đổi hàng năm) nên chỉ phân tích được thực trạng
quản lý đầu tư XDCB trong phạm vi các dự án được UBND Tỉnh cho chủ
trương và phê duyệt dự án.
Hạn chế cuối cùng là do thời gian nghiên cứu có hạn cho nên trong
nghiên cứu đã không thực hiện được việc khảo sát, điều tra, đánh giá các hiệu
quả định tính về hiệu quả của đồng vốn trên các mặt về kinh tế, xã hội, việc
nghiên cứu phân tích đánh giá số liệu trên các tài liệu, báo cáo của các cơ
quan chuyên môn. Nếu có được những nghiên cứu, đánh giá về mặt định tính
nhiều hơn nữa thì kết quả sẽ toàn diện và những giải pháp đưa ra sẽ phù hợp
hơn với thực tiễn./.

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản được đánh giá là một trong những lĩnh vực quan
trọng, giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, ngân sách nhà nước
dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, trong thực tế,
việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước đã và đang xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí, tiêu cực.
Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là do
những hạn chế ở các khâu quản lý của quá trình hoạt động đầu tư xây dựng cơ
bản: từ duyệt chủ trương đầu tư, khâu thực hiện dự án đến khâu thanh quyết
toán vốn đầu tư .
Là một tỉnh có vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa,
Ninh Bình có vị trí quan trọng trong vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc. Mục tiêu của Đại hội đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ
XIX đã chỉ rõ ưu tiên và chú trọng đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng giao
thông, công nghiệp, du lịch góp phần tạo đà phát triển cho các ngành kinh tế
khác. Vốn đầu tư xây dựng ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế,
tỷ trọng vốn chi cho đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân
sách của tỉnh Ninh Bình. Vốn ngân sách giành cho chi đầu tư xây dựng cơ
bản trong những năm gần đây ngày càng tăng, trong đó tập trung vào một số
lĩnh vực, một số công trình trọng điểm như: Dự án cơ sở hạ tầng vùng phân lũ
sông Hoàng Long, khởi công xây dựng từ năm 2002; Dự án Cơ sở hạ tầng
Khu du lịch sinh thái Tràng An, khởi công xây dựng năm 2003 với tổng mức
đầu tư 5.253,4 tỷ đồng; Dự án Xây dựng Bệnh viện Đa khoa 700 giường, khởi
công xây dựng năm 2006 đến nay cơ bản đã hoàn thành, tổng mức đầu tư của
dự án là: 1.355 tỷ đồng; Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp,
cụm công nghiệp như: Khu công nghiệp Gián Khẩu khởi công xây dựng năm

2
2004, hoàn thành năm 2007 với tổng kinh phí là 389,6 tỷ đồng; Khu công
nghiệp Khánh Phú, khởi công xây dựng năm 2007, tổng mức đầu tư 549,3 tỷ
đồng và các dự án giao thông, thuỷ lợi khác cũng đã và đang xây dựng.
Việc đầu tư xây dựng các dự án góp phần tạo nên sự thành công của
tỉnh, sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã đem lại cho kinh tế
Ninh Bình những kết quả đáng khích lệ. Nguồn vốn đầu tư cho các dự án có
hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội theo
đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra. Tuy nhiên bên cạnh những kết
quả từ nguồn vốn đầu tư mang lại trong những năm qua còn nhiều tồn tại và
bất cập cần khắc phục như: chất lượng đầu tư một số lĩnh vực chưa cao,
cơ cấu chuyển dịch kinh tế còn chậm, năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chưa tương xứng với lợi thế
tiềm năng vốn có của tỉnh, tình trạng đầu tư dàn trải, thời gian thi công kéo
dài, trình độ quản lý còn thấp, tình trạng thất thoát, lãng phí trong các dự án
vẫn còn xảy ra. Chính vì vậy việc Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu
quả vốn đầu tư xây dựng nói chung và nguồn vốn đầu tư xây dựng từ ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng là một vấn đề mang tính
thời sự và cấp thiết.
Xuất phát từ những ý nghĩa thực tiễn trên tác giả đã chọn đề tài luận văn
thạc sỹ: “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về cơ chế quản lý vốn ngân
sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản. Các đề án đó đã nghiên cứu
phạm vi rộng trên toàn quốc, hay ở một lĩnh vực nào đó, trên những giác độ
khác nhau với những chuyên ngành khác nhau: Luận văn Thạc sỹ kinh tế của
tác giả Nguyễn Văn Hùng “Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN ở Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam” năm 2006,

3
Luận văn của tác giả Trần Văn Sơn “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương (Lấy ví dụ ở Nghệ An)” ngoài ra
có một số công trình nghiên cứu về cơ chế quản lý trong lĩnh vực đầu tư trên
địa phương khác và thời gian nghiên cứu đã lâu. Hiện nay chưa có đề tài nào
nghiên cứu về cơ chế quản lý vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng
cơ bản tại tỉnh Ninh Bình dưới góc độ kinh tế chính trị.
Điểm mới của luận văn so với các công trình nghiên cứu trước đây đó là
công trình được nghiên cứu một cách toàn diện, trên cơ sở khoa học về thực
trạng quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đồng
thời đề ra được phương hướng, mục tiêu, đặc biệt là hệ thống các giải pháp
vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn với mục tiêu nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích
của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư xây
dựng cơ bản, vốn đầu tư XDCB và quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách
trong điểu kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá .
- Nghiên cứu, làm rõ thực trạng công tác quản lý đầu tư XDCB từ vốn
ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm qua, chỉ ra
những ưu điểm và hạn chế, các nguyên nhân và những vấn đề cần khắc phục.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các khâu của quá trình quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản nói chung và quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng trong những năm qua; cơ
chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước địa phương.
Việc phân tích những khó khăn, bất cập vướng mắc trong quá trình thực hiện

4
quản lý đầu tư XDCB ở địa phương để đưa ra những giải pháp nhằm khắc
phục, nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình thực hiện đầu tư XDCB
bằng nguồn vốn NSNN do địa phương quản lý (Tập trung vào 2 nguồn: vốn
đầu tư do ngân sách địa phương bố trí và vốn đầu tư XDCB do ngân sách
trung ương hỗ trợ); cơ chế quản lý đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước ở
tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ năm 2005 - 2009. Đặc biệt đề tài phân tích
tình hình đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bằng số
liệu từ năm 2005 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp chặt chẽ giữa
phương pháp luận lịch sử với phương pháp logic. Ngoài ra luận văn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu trực tiếp thông qua thu thập số liệu, tài liệu thứ
cấp; phương pháp so sánh, hệ thống hóa và khảo cứu các công trình tài liệu
sẵn có kết hợp với phương pháp chuyên gia.
6. Những đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý đầu tư XDCB từ vốn
NSNN trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
- Phân tích rút ra mặt mạnh, mặt yếu của tình hình đầu tư xây dựng cơ
bản và quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước địa phương tại tỉnh
Ninh Bình trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quản quản lý
đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Là một công chức hiện đang công tác tại Phòng Đầu tư XDCB của Sở Tài
chính tỉnh Ninh Bình, thông qua việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp tui thấy được
thực trạng công tác quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước, các giải
pháp được đề xuất sẽ góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp

5
chính quyền địa phương, tạo lập môi trường tài chính lành mạnh nhằm thực
hiện chủ trương chống lãng phí của Đảng và Nhà nước và sử dụng có hiệu quả
nguồn NSNN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư XDCB từ vốn
NSNN.
Chương 2: Thực trạng quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý đầu tư
XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB TỪ VỐN NSNN
1.1 Những vấn đề chung về đầu tư XDCB từ vốn NSNN
1.1.1 Khái niệm đầu tư XDCB
Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực quan trọng, giữ vai
trò chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vốn đầu tư XDCB không ngừng tăng lên
qua các năm đã góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH
của đất nước.
Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản: Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ
phận của hoạt động đầu tư nói chung, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt
động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các TSCĐ
nhằm phát triển những cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.
1.1.2 Đặc điểm chung của đầu tư XDCB
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của đầu tư phát triển
do vậy nó cũng mang những đặc điểm của đầu tư phát triển.
Đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài
Hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản đòi hỏi một số lượng vốn lao động,
vật tư lớn. Nguồn vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư. Vì vậy
trong quá trình đầu tư chúng ta phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn
vốn một cách hợp lý đồng thời có kế hoạch phân bổ nguồn lao động, vật tư
thiết bị phù hợp đảm bảo cho công trình hoàn thành trong thời gian ngắn
chồng lãng phí nguồn lực.
Thời gian dài với nhiều biến động
Thời gian tiến hành một dự án đầu tư cho đến khi thành quả của nó phát
huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều thời gian với nhiều biến động xảy ra.

7
Có giá trị sử dụng lâu dài
Các thành quả của thành quả đầu tư xây dựng cơ bản có giá trị sử dụng
lâu dài, có khi hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các
công trình nổi tiếng thế giới như vườn Babylon ở Iraq, tượng nữ thần tự do ở
Mỹ, kim tự tháp cổ Ai cập, nhà thờ La Mã ở Roma, vạn lý trường thành ở
Trung Quốc, tháp Angcovat ở Campuchia, …
Cố định
Các thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình
xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng cho nên các điều kiện
về địa lý, địa hình có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư , cũng như
việc phát huy kết quả đầu tư. Vì vậy cần được bố trí hợp lý địa điểm xây dựng
đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng, phải phù hợp với kế hoạch, qui
hoạch bố trí tại nơi có điều kiện thuận lợi, để khai thác lợi thế so sánh của
vùng, quốc gia, đồng thời phải đảm bảo được sự phát triển cân đối của vùng
lãnh thổ.
Liên quan đến nhiều ngành
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản rất phức tạp liên quan đến nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực. Diễn ra không những ở phạm vi một địa phương mà
còn nhiều địa phương với nhau. Vì vậy khi tiến hành hoạt động này, cần
có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý quá trình đầu tư,
bên cạnh đó phải qui định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia
đầu tư, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được tính tập trung dân chủ trong quá
trình thực hiện đầu tư.
1.1.3 Vai trò của đầu tư XDCB từ vốn NSNN
* Khái niệm ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương:
Trong hệ thống tài chính, NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước. Tại Việt Nam,
định nghĩa về NSNN được nêu rõ trong luật Ngân sách: “Ngân sách Nhà
nước là toàn bộ những khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan có

8
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực
hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước”
*Khái niệm ngân sách địa phương: “Ngân sách địa phương bao gồm
ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân. Ngân sách địa phương gồm các cấp ngân sách: tỉnh, huyện, xã.”.
* Sử dụng vốn ngân sách địa phương cho đầu tư XDCB
+ Nhà nước sử dụng vốn ngân sách để đầu tư XDCB cho các công trình
thuộc kết cấu hạ tầng và các công trình thuộc dịch vụ xã hội.
+ Được dùng để đầu tư XDCB phát triển các công trình thuộc sở hữu
nhà nước như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại có ý nghĩa quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân mà các doanh nghiệp tư nhân không có điều kiện
hay khả năng đầu tư xây dựng.
+ Đầu tư xây dựng công trình mà doanh nghiệp Nhà nước cần quản lý để
đảm bảo tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi cho mọi công dân.
* Vai trò của XDCB từ vốn NSNN:
Đàu tư XDCB từ NSNN nói chung có vai trò hết sức quan trọng đối với
toàn xã hội, đặc biệt là đối với nền kinh tế đang trên đà chuyển dịch cơ cấu
của các nước đang phát triển:
- Làm tăng tổng cầu trong giai đoạn ngắn hạn của nền kinh tế để kích
thích tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đầu tư XDCB từ NSNN làm tăng tổng cầu của nền kinh tế trong ngắn
hạn, qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống để kích thích
tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, do mục đích VĐT phát triển của NSNN là đầu
tư cho duy trì, phát triển hệ thống hàng hóa công cộng và phát triển các
ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có quy mô lớn. Từ đó, khi đầu tư hoàn
thành sẽ làm tăng tổng cung trong dài hạn và tạo tiền đề cơ sở vật chất kỹ
thuật hạ tầng cho phát triển kinh tế;
- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho
người lao động .

9
Đầu tư XDCB từ vốn NSNN là tiềm lực của kinh tế nhà nước, với vai trò
chủ đạo, nó đã định hướng đầu tư của nền kinh tế vào các mục tiêu chiến lược
đã định của Nhà nước, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, sử dụng, bố trí
lại hợp lý có hiệu quả các nguồn lực, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho
người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế;
- Phát triển LLSX và củng cố QHSX.
Đầu tư XDCB từ vốn NSNN tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho tăng
trưởng và phát triển nền kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, giải
phóng và phân bổ hợp lý các nguồn lực sản xuất. Trên cơ sở đó, làm cho
lượng sản xuất không ngừng phát triển về cả mặt lượng và chất. Đồng thời,
lực lượng sản xuất phát triển đã tạo tiền đề vững chắc củng cố cho quan hệ
sản xuất;
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với chức năng tạo lập, duy trì, phát triển hệ thống hạ tầng KT-XH và phát
triển kinh tế mũi nhọn, Đầu tư XDCB từ vốn NSNN đã làm phát triển nhanh
hệ thống hàng hóa công cộng, tạo cơ sở vững chắc cho phát triển LLSX…Từ
đó cơ sở vật chất của CNXH sẽ không ngừng được tăng cường, làm nên tiền đề
vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, áp dụng nhanh các thành tựu tiến
bộ khoa học để phát triển đất nước.
Thông qua đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có lợi
thế so sánh quốc gia, Đầu tư XDCB từ vốn NSNN đã tạo điều kiện cho nền
kinh tế tham gia phân công lao động quốc tế và áp dụng nhanh các thành tựu
tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại thông qua nhập khẩu máy móc, thiết
bị, công nghệ tiên tiến. Quá trình tham gia phân công lao động quốc tế và áp
dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho nền kinh tế chủ động trong hợp
tác và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng;


Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status