Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (Thời kỳ 1990 – 2008) - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục tài liệu tham khảo
Mục lục
CHƯƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thương mại . . . .1
1.1.3. Khái niệm về thương mại . .1
1.1.4. Nhân tố tác động đến quan hệ thương mại song phương . . .1
1.2. Những đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam – Nhật Bản .2
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Việt Nam . . . . .2
1.2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Nhật Bản . . . .7
1.2.3. Nhận xét chung về lợi thế so sánh phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản . . . 17
1.3. Tính cấp thiết phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản . . .18

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2008
2.1. Những thành tựu chủ yếu của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản . . .22
2.1.1. Sự tăng trưởng của thương mại hai chiều . . .22
2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản . . .26
2.1.1.2. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản . .28
2.1.2 Sự cải thiện của cán cân thương mại . .31
2.1.3 Sự phát triển của một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực . .34
2.1.3.1. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việ Nam sang Nhật Bản .34
2.1.3.2. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu củaViệt Nam từ Nhật Bản .46
2.2. Một số hạn chế bất cập của quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản .49
2.2.1. Sự phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của mỗi nước . . .49
2.2.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu còn cùng kiệt nàn, chậm được cải thiện . . 53

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN
3.1. Đối với chính phủ . . 57
3.2. Đối với các doanh nghiệp . . 60
KẾT LUẬN


LỜI MỞ ĐẦU

Ngược dòng lịch sử chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam và Nhật Bản vốn có quan hệ thương mại từ hàng trăm năm nay. Ngay từ thế kỷ thứ XVI đã có những thương gia Nhật Bản đến kinh doanh ở Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, quan hệ giữa hai nước cũng có nhiều thăng trầm nhưng quan hệ giữa hai nước vẫn được duy trì. Và kể từ khi quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Nhật Bản được thiết lập vào tháng 9 năm 1973 thì quan hệ thương mại giữa hai nước có điều kiện phát triển mạnh. Năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa thị trường trong nước, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng tạo động lực cho quan hệ thương mại song phương phát triển mạnh hơn nữa. Đặc biệt, từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong những năm gần đây với tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quan hệ ngoại thương giữa hai nước vẫn còn khá nhiều hạn chế bất cập đòi hỏi sự cố gắng chung của cả hai nước để khắc phục nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế khu vực đã và đang diễn ra mạnh mẽ.
Một trong những điểm sáng của quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong năm 2008 là hai bên đã chính thức ký Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) - thỏa thuận song phương mang tính toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư. Trải qua 9 phiên đàm phán bắt đầu từ tháng 1 năm 2007, hai nước đã hoàn tất hiệp định EPA - cơ sở pháp lý góp phần thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam, đồng thời mở rộng quan hệ thương mại song phương.. Hy vọng rằng với EPA này quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt kim ngạch mậu dịch song phương 18 tỷ USD vào năm 2010 theo dự báo của các cơ quan kinh tế thương mại hai nước.
* Tính cấp thiết của đề tài
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và hiện nay là nước nhập khẩu hàng hoá lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Liên tục trong vòng 11 năm từ 1991 đến 2001, Nhật Bản luôn là quốc gia nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam. Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hoá trị giá 330 – 400 tỷ USD, năm 2003 trị giá nhập khẩu đạt 381,2 tỷ USD. Trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 2,3 – 2,9 tỷ USD, chiếm khoảng 13 – 16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 3,79 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2003 và nhập khẩu từ Nhật Bản đạt khoảng 3,12 tỷ USD. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 4,56 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2004. Trong đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt khoảng 3,6 tỷ USD, tăng 15,3% so với 2004. Quan hệ thương mại Việt - Nhật đang phát triển với tốc độ cao. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản thời gian gần đây luôn tăng trung bình từ 15 - 20% so với năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam là dầu thô, hàng hải sản, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, gạo, than… Ngược lại, Nhật Bản xuất khẩu sang nước ta các mặt hàng như: máy tính và linh kiện điện tử, ô tô các loại, xe máy, xăng dầu… Cơ cấu các mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa hai nước thay đổi theo từng năm, góp phần tác động tới kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 2000, kim ngạch thương mại song phương đạt 4,5 tỷ USD, năm 2006 đã tăng lên 9,9 tỉ USD. Và phấn đấu đạt kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước 15 tỉ USD vào năm 2010.
Tuy nhiên, mối quan hệ thương mại này còn quá khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước. Số mặt hàng Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam năm 2005 gấp khoảng ba lần số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Sáu tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 2,63 tỷ USD, tăng 4,77% so với cùng kỳ năm 2006 chủ yếu là nhờ xuất khẩu một số mặt hàng như dây điện, cáp điện và dầu thô. Việt Nam chỉ là bạn hàng nhỏ bé trên thị trường Nhật Bản rộng lớn, đầy tiềm năng. Ngoài ra còn tồn tại không ít các yếu tố cản trở sự phát triển về quan hệ mậu dịch giữa hai nước. Bởi vậy, xuất hiện câu hỏi: “Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua đã phát triển như thế nào? Sự phát triển đó diễn ra nhờ những nhân tố gì? Liệu có thể phát triển mối quan hệ thương mại giữa hai nước trong tương lai hơn nữa hay không? Việt Nam cần làm gì để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản? Làm thế nào để đạt mục tiêu 15 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương?...

UCvFqG27OqZEIg0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status