Phát triển ngành dịch vụ - Kinh nghiệm Trung Quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Khóa luận Phát triển ngành dịch vụ - Kinh nghiệm Trung Quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam



 
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGÀNH DỊCH VỤ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ 4
1.1. Khái niệm, đặc điểm của dịch vụ 4
1.2. Các loại hình dịch vụ 6
1.3.Tính tất yếu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển
ngành dịch vụ 8
1.4.Vai trò và tầm quan trọng của ngành dịch vụ trong nền kinh tế hiện đại 11
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ Ở TRUNG QUỐC – BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VƠI VIỆT NAM 18
2.1.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH - tiền đề phát triển
ngành dịch vụ hiện đại ở Trung Quốc 18
2.2.Chính sách và biện pháp phát triển ngành dịch vụ ở Trung Quốc 21
2.3.Những thành tựu và những tồn tại trong phát triển lĩnh vực dịch vụ
ở TrungQuốc 25
2.4.Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ ở Trung Quốc 31
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM 35
3.1. Những yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ ở Việt Nam 35
3.2.Thời cơ và thách thức khi phát triển ngành dịch vụ trong nền kinh tế
hiện đại 39
3.3. Những nỗ lực của Việt Nam nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành và
mở cửa lĩnh vực dịch vụ 49
CHƯƠNG 4.MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC DỊCH VỤ
Ở VIỆT NAM 57
4.1. Xây dựng và vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 58
4.2. Tiếp tục thực hiện công cuộc CNH, HĐH đất nước 60
4.3. Giảm tối đa tình trạng tham nhũng 61
4.4. Thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh
của lĩnh vực dịch vụ 61
4.5.Hoàn chỉnh khung pháp lý trong lĩnh vực dịch vụ 63
4.6. Cải cách DNNN đặc biệt là các DNNN kinh doanh dịch vụ 64
4.7. Phát triển những lĩnh vực dịch vụ cơ sở hạ tầng then chốt 66
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng Trung Quốc vẫn còn không ít những tồn tại đối với các ngành nghề dịch vụ:
-Những thách thức về thể chế quản lý và cơ chế kinh doanh
Ngành dịch vụ của Trung Quốc, chủ yếu là tài chính, bảo hiểm, viễn thông, ngoại thương, văn hoá, giáo dục và y tế trong một thời gian dài trước đây do chính phủ độc quyền cung cấp, không có cơ chế và thể chế thị trường. Hơn 20 năm thực hiện cải cách, cho đến nay, cải cách trong những ngành này diễn ra chậm chạm, gặp nhiều khó khăn, hiệu quả hạn chế. Vì vậy, hiện nay vẫn không có thể chế và cơ chế thị trường theo đúng nghĩa. Trong khi đó, WTO lại yêu cầu thể chế thị trường và cơ chế thị trường, các nước phát triển phương Tây đều có cơ chế và thể chế thị trường hoàn thiện. Tình hình này tạo nên sự chênh lệch lớn đối với hiện thực Trung Quốc.
-Những thách thức đối với hệ thống và năng lực giám sát quản lý vĩ mô của nhà nước. Trật tự thị trường hiện nay tương đối hỗn loạn, còn nhiều hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường, trật tự tài chính cũng có vô vàn vấn đề, tỷ lệ tài sản xấu tương đối cao, độ tin cậy giảm, con số thua lỗ và tỷ lệ thua lỗ của các doanh nghiệp quốc doanh đã một thời gian giảm xuống, nhưng gần đây lại tăng lên; những vấn đề như sản xuất, xây dựng chồng chéo mặc dù đã giải quyết nhiều lần nhưng vẫn đang phát triển và lan tràn. Điều này làm tăng những khó khăn cho Trung Quốc trong điều tiết vĩ mô, cũng là thách thức mới đối với năng lực điều tiết vĩ mô.
-Thách thức trong việc giành lấy nhân tài quản lý cao cấp. Cạnh tranh con người là cạnh tranh cơ bản nhất trong các cuộc cạnh tranh. Trung Quốc vốn thiếu những chuyên gia tổng hợp cao nhất, nhất là những chuyên gia tài năng trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, viễn thông. Sau khi gia nhập WTO, hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc đều thực hiện chiến lược nhân tài tại chỗ, tuyển dụng những chuyên gia cao cấp của nước tiếp nhận đầu tư với đãi ngộ cao. Như vậy, chắc chắn sẽ nổ ra cuộc tranh giành chuyên gia tài năng. Hiện nay, các doanh nghiệp Trung Quốc khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài về mức đãi ngộ, chắc chắn sẽ bị mất đi một số nhân tài ưu tú.
-Thách thức trong việc tranh giành thị trường và tranh giành khách hàng có tiềm năng. Hiện nay, ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm của Trung Quốc hầu hết đều thực hiện kinh doanh phân ngành, quản lý phân ngành, chủng loại nghiệp vụ đơn điệu, năng lực cung cấp dịch vụ tổng hợp cho xã hội và khách hàng kém. Còn trên thế giới hầu hết đều thực hiện kinh doanh liên ngành, ngân hàng đã tham gia vào bảo hiểm, chứng khoán, thậm chí cả những ngành phi tài chính, trở thành “siêu thị tài chính”, có chức năng dịch vụ và chức năng sáng tạo mạnh mẽ. Như vậy, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, nghiệp vụ kinh doanh đồng Nhân dân tệ được mở rộng, rất có thể một bộ phận khách hàng có tiềm năng sẽ chuyển sang ngân hàng, bảo hiểm và các ngành có vốn đầu tư nước ngoài khác. Khách hàng có tiềm năng và chuyên gia cao cấp thường có mối liên hệ về mặt kinh doanh. Chuyên gia cao cấp chạy sang các công ty nước ngoài cũng có thể kéo theo một bộ phận khách hàng. Vì vậy, cuộc đấu tranh giành giật thị trường sẽ tương đối phức tạp.
Nhằm khắc phục những khó khăn, đương đầu với những thách thức mới trong phát triển lĩnh vực dịch vụ, Trung Quốc đang thực hiện một số điều chỉnh trong thời gian tới.
-Mở cửa hơn nữa ngành dịch vụ cho phép thương gia nước ngoài đầu tư vào các dịch vụ như thông tin, tiền tệ, bảo hiểm, thương mại, du lịch, văn hoá. Từ khi Trung Quốc mở cửa lĩnh vực này, những ngành độc quyền từng bước mở cửa cho nước ngoài, xuất hiện một loạt các doanh nghiệp liên doanh, thậm chí doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nhưng việc xoá bỏ độc quyền, mở cửa trong nước vẫn còn diễn ra chậm chạp, thậm chí còn quá ít, không tạo được môi trường cạnh tranh. Việc mở cửa thông thoáng và sâu rộng khắc phục sự lạc hậu của mở cửa trong nước, xoá bỏ dần độc quyền sẽ làm cho ngành dịch vụ của Trung Quốc phát triển nhanh chóng.
-Sắp xếp lại nguồn tài nguyên, nâng cao hiệu quả kinh tế và tỉ lệ ngành dịch vụ chiếm trong GDP. Theo ước tính của tổ chuyên đề Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện, việc gia nhập WTO khiến cho tỷ lệ tăng trưởng bình quân từ năm 1998 đến năm 2010 tăng lên khoảng 1%, tỷ lệ thu lợi nhuận do tự do hoá mậu dịch nông nghiệp đem lại ước tính chiếm 2/3 tổng mức lợi nhuận, do vậy mức độ phát triển ngành dịch vụ cũng tăng lên tương ứng trong GDP.
-Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề trong nước, mở rộng không gian cho ngành dịch vụ phát triển. Theo thống kê, từ năm 1998 đến năm 2010 có khoảng 9,6 triệu sức lao động nông nghiệp chuyển sang ngành công nghiệp và dịch vụ, ngành dệt và may mặc có thể tăng thêm 5,4 triệu cơ hội việc làm. Điều này làm cho sức lao động của Trung Quốc chuyển dịch từ ngành nông nghiệp chuyển sang ngành công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện cho ngành dịch vụ phát triển.
-Đi sâu cải cách thể chế, nhanh chóng hình thành thể chế thị trường và cơ chế thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh bằng chế độ.
-Chế định và sửa đổi pháp luật, pháp quy và chính sách của ngành dịch vụ và kinh doanh dịch vụ quốc tế. Do các ngành dịch vụ Trung Quốc còn lạc hậu so với các nước phát triển, các bộ ngành, các doanh nghiệp cần được bảo hộ thích đáng chủ yếu bằng pháp luật, pháp quy và chính sách của nhà nước. Để đáp ứng được yêu cầu mở rộng độ mở cửa của ngành dịch vụ và kinh doanh dịch vụ quốc tế, đòi hỏi Trung Quốc phải nhanh chóng sửa đổi những pháp luật pháp quy đã lỗi thời và chế định lại những pháp luật pháp quy mới, đưa sự vận hành của ngành dịch vụ đi vào quỹ đạo của đất nước theo pháp luật. Pháp quy của ngành dịch vụ và kinh doanh dịch vụ Trung Quốc vừa phải phù hợp với quy tắc của WTO, vừa phải bảo hộ đúng những ngành nghề non trẻ của đất nước.
2.4.Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ ở Trung Quốc
Từ những phân tích trên về quá trình phát triển ngành dịch vụ ở Trung Quốc, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau;
-Phát triển dịch vụ phải dựa trên nền tảng phát triển hợp lý của các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Quá trình phát triển dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình CNH, HĐH. Chính quan hệ chặt chẽ giữa các ngành đã tạo nên nền tảng cho mối liên hệ tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc với phát triển dịch vụ chất lượng cao ở Trung Quốc. Sự phát triển mang tính giai đoạn của cơ cấu kinh tế là quy luật khách quan mà được áp dụng một cách chặt chẽ ở Trung Quốc. ở thập kỷ 80, công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng phát triển trước. Sau đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, gia công lắp ráp được đẩy mạnh (từ năm 1985) và phát triển công nghiệp nặng thời kỳ 1995-2000, và kế đến là các ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông,…
Hiện nay, cơ cấu ngàn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status