Thiết kế hệ thống quản lý học LMS - pdf 21

Download miễn phí Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý học LMS



LMS tuân theo xác định thứ tự và duyệt được định nghĩa bởi mã giả trong cuốn sách SCORM SN. LMS thực thi ra sao mã giả đó là tùy thuộc vào LMS. SCORM 2004 Conformance Test Suite cung cấp một vài trường hợp thử tính tuân theo của các yêu cầu xác định thứ tự. Trong mỗi trường hợp thử đều có những thông tin sau được định nghĩa:
• Một Activity Tree với các luật xác định thứ tự liên quan trên các activities khác nhau trên cây.
• Một tập các bước thực hiện sẽ cho các kết quả mong muốn nếu tương thích.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ưa tới phía học viên. Hơn một asset có thể được tập hợp lại để xây dựng các asset khác (Chẳng hạn như asset là trang HTML có thể là tập hợp của các asset khác nhau như ảnh, text, audio, và video.
Trên hình vẽ biểu diễn một loạt các asset khác nhau: file audio WAV, file Audio MP3, các hàm javascript, ảnh JPEG, ảnh GIF, một đoạn HTML, trang Web, đối tượng Flash, tài liệu XML.
Asset có thể có thể được mô tả bởi asset Meta-data cho phép tìm kiếm và phát hiện trong các kho chứa, do đó tăng tính sử dụng lại.
SCO (Sharable Content Object).
Một SCO là một tập hợp của một hay nhiều asset biểu diễn một tài nguyên học tập có thể tìm kiếm và hiển thị sử dụng SCORM RTE để trao đổi thông tin với LMS. Sco là tài nguyên học có thể theo dõi được bởi hệ quản trị học thông qua môi trường runtime. Sự khác biệt duy nhất giữa SCO và asset là SCO trao đổi thông tin với LMS sử dụng IEEE ECMAScript API. Để hiểu rõ hơn hãy xem hình vẽ dưới đây:
Trên hình vẽ chỉ ra được sự khác biệt của SCO với asset. Bên tay trái chỉ ra SCO là tập hợp của các asset khác nhau. Điểm khác biệt là nằm ở khung bên tay phải. Khung đó mô tả quá trình SCO trao đổi thông tin với LMS. Đầu tiên, SCO tìm LMS cung cấp đối tượng API. Sau đó, SCO sử dụng đối tượng tìm thấy gọi cách Initialize() để khởi tạo phiên làm việc với LMS. Nếu cần SCO có thể dùng các cách API GetValue, SetValue để lấy hay thiết lập các giá trị cần thiết. Cuối cùng, SCO kết thúc phiên trao đổi thông tin với LMS thông qua cách Terminate().
Cũng như asset, SCO có thể được mô tả bởi siêu dữ liệu của SCO nhằm phục phụ cho việc tìm kiếm và phát hiện được trong các kho lưu trữ tài nguyên học tập với mục đích tăng cường tính tái sử dụng của SCO.
SCO là đơn vị nội dung học nhỏ nhất có tính chủ đề nên việc được tái sử dụng cho các mục đích học khác nhau là điều hoàn toàn có thể. SCORM không quy định kích thước cụ thể của một SCO. Người phát triển nội dung sẽ quyết định kích cỡ này dựa trên mục đích tái sử dụng của SCO.
Như đã trình bày ở hình vẽ trên, SCO phải tuân theo các quy định xác định trong SCORM RTE. SCO phải có các công cụ cần thiết để tìm LMS cung cấp API và gọi tối thiểu 2 cách Initialize(), Terminate(). Các hàm khác có thể được gọi nhưng chỉ là tuỳ chọn.
Việc tuân thủ các yêu cầu bắt buộc SCO phải tuân theo các quy định trong SCORM RTE khi tham gia vào hệ LMS đem lại lợi ích sau:
LMS hỗ trợ SCORM RTE có thể tìm và hiển thị SCO và theo dõi chúng bất kể chúng được tạo ra bởi nhà cung cấp nào.
Bất kỳ LMS nào hỗ trợ SCORM RTE có thể kích hoạt và theo dõi các SCO bắt đầu khi nào và kết thúc khi nào.
Bất kỳ LMS nào hỗ trợ SCORM RTE có thể phát hiện và hiển thị các SCO theo cùng một cách giống nhau.
Gói nội dung (content package).
Gói nội dung là gói biểu diễn một đơn vị học tập. Nó có thể là một phần của khoá học, một khoá học, hay là tập hợp nhiều khoá học khác nhau và được phân phối một cách độc lập. Một gói phải có khả năng tồn tại một mình, tức là, nó phải chứa các thông tin cần thiết để LMS có thể sử dụng được nội dung của gói truyền tải tới học viên khi được yêu cầu.
Cấu trúc gói nội dung cung cấp cho người tạo giáo trình một cách tập hợp các tài nguyên học thành một đơn vị học trình, module hay một khoá học. Cấu trúc gói nội dung có thể coi như một sơ đồ cho việc duyệt các tài nguyên học trong một khoá học. Khi học viên tham gia vào một khoá học thì LMS sẽ truyền tải nội dung học theo một thứ tự đã được định trước của người tạo ra khoá học này. Để biểu diễn cấu trúc nội dung chúng ta cần:
Sự phân cấp nội dung: đó là một cách biểu diễn dạng cây, cho phép nhóm logic các thành phần tài nguyên học. Thường thì đây là trình tự ngầm định mà người tạo giáo trình muốn học viên phải tuân theo khi duyệt khoá học.
Siêu dữ liệu hướng văn cảnh: khi tạo các đơn vị kiến thức thì người tạo giáo trình thường tạo các siêu dữ liệu để mô tả tài nguyên học, các siêu dữ liệu này độc lập về văn cảnh. Nhưng khi nhóm các tài nguyên học này lại thành một tập hợp ta cần các siêu dữ liệu khác để mô tả nó trong một văn cảnh. SCORM cung cấp các siêu dữ liệu cho mục đích này.
Sắp thứ tự và duyệt: cung cấp thông tin cho hệ LMS biết cần kích hoạt tài nguyên học nào và vào khi nào. Sắp thứ tự đơn giản nhất là tuần tự qua các đơn vị bài học, phức tạp hơn thì dựa vào các tài nguyên học đã được hoàn thành trước đó của học viên.
Một gói nội dung bao gồm hai phần chính:
Tài liệu XML mô tả tổ chức của gói nội dung, tài liệu này có tên là manifest (imsmanifest.xml).
Các file vật lý tham chiếu bởi file imsmanifest.xml
Hình dưới sẽ minh hoạ cho các thành phần của một gói nội dung.
hình: Các thành phần của gói nội dung.
Manifest là file chứa các mô tả về các tài nguyên trong gói đồng thời nó cũng chứa thông tin về nội dung được tổ chức như thế nào. Manifest phải tuân theo các yêu cầu sau đây:
Manifest file phải có tên là imsmanifest.xml
imsmanifest.xml và các file điều khiển khác (DTD, XSD) phải đặt tại gốc của gói nội dung. Nếu mở rộng được bổ sung thêm bằng các file thì các file này cũng phải đặt tại gốc của gói.
Tất cả các yêu cầu được đặt trong IMS Content Packaging XML Binding Specification.
Các file vật lý là các file vật lý thực sự được tham chiếu bởi thành phần nội dung.
File phục vụ cho mục đích trao đổi là file biểu diễn gói nội dung dưới dạng zip, rar, cab. File phục vụ trao đổi làm đơn giản hoá quá trình trao đổi giữa hai hệ thống.
Thành phần của một manifest.
File manifest biểu diễn các thông tin cần thiết để mô tả các nội dung của gói, nó gồm 4 thành phần chính như sau:
Meta-data: dữ liệu mô tả tổng thể gói nội dung.
Organizations: mô tả cấu trúc nội dung hay tổ chức các tài nguyên học tập tạo nên một đơn vị đứng độc lập hay các đơn vị giảng dạy.
Resources: định nghĩa các tài nguyên học tập được gộp vào gói nội dung.
(sub)Manifest: mô tả bất kỳ các đơn vị giảng dạy được phân cấp nhỏ hơn (có thể xem như các đơn vị độc lập).
Các thành phần của nó được mô tả trong hình dưới đây:
Thành phần của manifest.
Như vậy LMS có thể xác định được các tài nguyên học và thứ tự duyệt của chúng trong gói nội dung thông qua file mainfest của gói. LMS đọc file manifest của gói và lưu các thông tin cần thiết vào một đối tượng SeqActivityTree. Khi có một yêu cầu duyệt khoá học của học viên thì LMS căn cứ vào thông tin trong đối SeqActivityTree để xác định tài nguyên học nào cần truyền tải đến học viên.
Môi trường thực thi ( RTE).
Với phạm vi giới hạn của đồ án là xây dựng hệ LMS, thì chúng ta cần xác định được các yêu cầu đối với hệ thống quản trị học trong việc quản lý môi trường thực thi. Thành phần RTE trong SCORM 2004 sẽ giúp cho ta hiểu quá trình phân phối nội dung, trao đổi thông tin chuẩn giữa nội dung và LMS, các thành phần dữ liệu chuẩn dùng để chứa các thông tin cần trao đổi. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn thành phần này của SCORM 2004.
Giới thiệu.
Thành phần RTE của SCORM 2004 mô tả các yêu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status