Thực trạng lao động và một số giải pháp nâng cao thu nhập cho người lao động huyện Thanh Liêm - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng lao động và một số giải pháp nâng cao thu nhập cho người lao động huyện Thanh Liêm



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHUƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM,THU NHẬP 3
1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của lao động nông thôn . 3
1.1 Khái niệm về lao động ,việc làm. 3
1.1.1 Các khái niệm về lao động 3
1.1.2 Một số khái niệm về việc làm. 5
1.2 Đặc điểm của lao động nông thôn. 7
1.3 Vai trò của lao động nông thôn. 8
2.Thu nhập, và sự cần thiết phải nâng cao thu nhập. 9
2.1 Khái niệm thu nhập. 9
2.2 Tầm quan trọng của thu nhập và sự cần thiết phải nâng cao thu nhập 10
3. Mối quan hệ giữa lao động việc làm và thu nhập. 13
4.Những yếu tố ảnh hưởng tới lao động, việc làm và thu nhập. 14
4.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến lao động. 14
4.1.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động 14
4.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động. 15
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm. 17
4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập. 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THANH LIÊM 21
1.Tình hình chung của Lao động nông thôn và thu nhập của người lao động nông thôn ở Việt Nam. 21
1.1.Tình hình chung lao động ở nông thôn ở nước ta. 21
1.2 Tình hình chung về thu nhập. 27
1.2.1 Tình hình về thu nhập của người lao động Việt Nam. 27
1.2.2 Thu nhập của lao động nông thôn. 28
2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng tới thu nhập của người dân huyện Thanh Liêm. 28
2.1 Vài nét về tỉnh Hà Nam. 28
2.2 Điều kiện phát triển của huyện Thanh Liêm. 31
2.2.1 Thanh Liêm và nguồn lực cho phát triển. 31
2.2.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2010 34
2.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện trong thời gian qua. 35
3. Thực trang lao động và thu nhập của người dân huyện Thanh Liêm. 38
3.1 Thực trạng về lao động. 38
3.2 Thực trạng thu nhập của người dân huyện thanh Liêm. 40
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN HUYỆN THANH LIÊM 41
1. Cơ sở để nâng cao thu nhập 41
1.1 Mục tiêu và đường lối phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. 41
1.2 Chủ trương , quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn . 44
1.3 Mục tiêu của Tỉnh về phát triển kinh tế _xã hội. 50
2. Phương hướng nâng cao thu nhập cho người dân 52
3. Một số giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân huyện Thanh Liêm. 54
3.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn. 54
3.2 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng. 55
3.3 Khôi phục và phát triển các làng nghề trong huyện. 56
3.4 Phát triển du lich địa phương. 58
3.5 Nâng cao chất lượng của lao động địa phương. 59
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g tuổi lao động có khả năng lao động phân theo hoạt động chính thời gian này thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động nông thôn theo ngành năm 2000 và 2006
Đơn vị: %
2000
2006
Tổng số lao động nông thôn
100
100
Lao động nông nghiệp
79.0
69.0
Lao động công nghiêp – xây dựng
8.3
14.9
Lao động dịch vụ
12.7
16.1
(Nguồn: Số liệu TK Việc làm - Thất nghiệp ở VN giai đoạn 1996- 2005 của Bộ LĐTBXH và số liệu LĐVL-TN năm 2006, Bộ LĐTBXH)
Từ bảng trên ta thấy rằng: Lao động nông nghiệp giảm 10.0% so với năm 2000, lao động công nghiệp – xây dựng tăng 6.6%, lao động dịch vụ tăng 3,4%. Xu hướng hoạt động đa dạng của ngành nghề của lao động ở khu vực nông thôn ngày càng tăng. Số người trong độ tuổi lao động có tham gia hoạt động nông nghiệp trong năm qua: lao động chuyên nông nghiệp chiếm 58,2%, lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề khác chiếm 27,6% và lao động phi nông nghiệp có hoạt động phụ nông nghiệp chiếm 14,2%.
Trình độ học vấn và chuyên môn của lao động nông thôn: Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn luôn chú trọng đến phát triển toàn diện nền kinh tế, trong những năm qua nước ta đã đạt được nhiều bước đột phá quan trọng và nhiều thành tựu to lớn. Khu vực nông thôn nước ta nơi chiếm tới hơn 71% dân số và chiếm gần 40% lao động trong tổng số lao động của toàn xã hội nhưng lao động ở đây vẫn đang trong tình trạng phát triển chậm và trình độ còn thấp. Trong những năm trước về trình độ học vấn chuyên môn ở nông thôn, đặc biệt là những vùng không phát triển nghề phụ mà chỉ thuần nông thì tình trạng thừa lao động giản đơn không có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật là phổ biến.
Năm 2000 trong khu vực thành thị cứ 10 người tham gia hoạt động kinh tế thì có 4 người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, cao gấp hơng 3 lần so với khu vực nông thôn, và tỷ lệ chưa biết chữ trong nông thôn lại cao gấp hơn 6 lần so với khu vực thành thị. Tuy nhiên tỷ lệ lao động nông thôn đã tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông chỉ chioếm 41,9%. thấp hơn so với khu vực thành thị 19%. Đây cũng là một trở ngại lớn cho lao động nông thôn khi học nghề tạic các cơ sở đào tạo tại các thành thị. Trình độ học vấn chuyên môn của lao động nông thôn hoạt động phi nông nghiệp cũng rất thấp khoảng 65% tốt nghiệp trung học cơ sở, 35% lao động trong các doanhnghiệp, hợp tác xã chưa qua đào tạo tay nghề chuyên môn kỹ thuật, 54 – 68% lao động không được đào tạo về trình độ chuyên môn, 8% được đào tạo trình độ trung cấp trở lên làm việc trong doanh nghiệp và 4% làm việc tại các hợp tác xã và hộ gia đình. Và cũng trong gia đoạn này tại khu vực nông thôn số lao động đã được đào tạo nghề, chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 10,11%, thấp hơn gần 4 lần so với khu vực thành thị (39,96%). Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học là rất thấp, thấp hơn so với khu vực thành thị (8,32%) hơn 9 lần.
Năm 2004 theo kết quả điều tra Nông thôn – Nông nghiệp do Tổng cục Thống kê công bố, cả nước có 93,8% số lao động nông thôn chưa qua đào tạo, chỉ có 2,3% lao động được đào tạo tay nghề trình độ sơ cấp hay công nhân kỹ thuật, 2,4% có trình độ trung cấp kỹ thuật, 0,8% có trình độ cao đẳng và 0,7% có trình độ đại học và tương đương. Con số trên cho thấy, đây là một trở ngại thách thức lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, số liệu trên cũng minh chứng rằng hơn lúc nào hết nhu cầu đào tạo nghề cho lao động NN-NT là rất lớn và bức xúc.
Năm 2005 Số liệu điều tra năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, ở khu vực nông thôn, lao động có trình độ THPT chỉ chiếm 13,7%, tốt nghiệp trung học cơ sở 34,6%, tiểu học 20%. Tình trạng mù chữ đối với người lớn vẫn là thực tế đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ trẻ em bỏ học ở vùng nghèo, nhất là trẻ em nữ là thách thức lớn.Hạn chế này hiện đang ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.Một mặt, lao động nông thôn bất lợi hơn so với lao động thành thị về thể trạng, sức khoẻ, mặt khác trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của đối tượng này cũng là điều đáng bàn. Theo thống kê, 83% lực lượng lao động nông thôn chưa qua đào tạo, chỉ có hơn 2% có bằng cao đẳng hay đại học (khoảng 0,7 triệu người), 3% tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, 3% có chứng chỉ sơ cấp hay tập huấn nghề ngắn hạn, có tới 8,7% (gần 2,9 triệu người) gọi là công nhân kỹ thuật nhưng chưa được cấp bất kỳ loại văn bằng hay chứng chỉ nghề nghiệp nào.
Theo thống kê hiện tại, tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã qua đào tạo của nước ta hiện rất thấp. Cả nước có 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi, nhưng mới có 17% trong số đó được đào tạo, song chủ yếu thông qua các lớp tập huấn khuyến nông cơ bản. Và theo bộ Công Thương trong số 16,5 triệu thanh niên nông thôn chỉ có 12% tốt nghiệp phổ thông trung học, 3,11% có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên (thấp hơn 4 lần so với thanh niên đô thị). Tại những vùng miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ… đội ngũ cán bộ nông nghiệp, nông thôn thiếu trầm trọng, chỉ chiếm 0,5%-0,6% lao động trực tiếp ở khu vực này.
Từ các số liệu thống kê trên chúng ta có thể thấy việc đào tao nghề cho lao động ở nông thôn của nưóac ta là hết sức cấp bách, bởi vì trình độ nghề nghiệp và chuyên môn của lao động nông thôn con quá thấp. Nắm bắt được vấn đề này Đảng và Nhà nước ta cũng đã xây dựng các chương trình nhằm đào nghề cho lao động nông thôn, có thể nói đến như Đề án tổ chức dạy nghề ở trình độ sơ cấp (từ 1-3 tháng) cho lao động nông thôn trong độ tuổi lao động và có nhu cầu học nghề. Để đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đi vào cuộc sống, Chính phủ sẽ chi hơn 23.140 tỷ đồng trong 10 năm với mục tiêu: Mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, nâng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo từ 20% (năm 2010) lên 50% (năm 2020)…Và chúng ta mong rằng trong tương lai với các kế hoạch, chương trình về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xẽ làm thay đổi được khu vực này một cách tốt nhất để cùng hoà nhịp với quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của Đất nước.
Thời gian làm việc của lao động nông thôn: Trong thực tế tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn còn khá thấp .Kết quả thống kê thời gian về tỷ lệ này của cả nước và từng vùng được cho bởi bảng số liệu dưới đây, số liệu lấy từ điều tra về dân số và lao động của Tổng cục thống kê.
Bảng 2.3: Thời gian làm việc của lao động nông thôn
Đơn vị: %
Năm
Vùng
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Cả nước
74.26
75.42
77.65
79.10
80.65
81.79
Đồng bằng sông Hồng
75.36
76.08
78.25
80.21
78.75
80.65
Đông Bắc Bộ
73.05
75.32
77.09
78.68
80.31
81.76
Tây Bắc Bộ
72.78
71.08
74.25
77.42
78.44
78.78
Bắc Trung Bộ
72.52
74.50
75.60
76.13
76.45
77.91
Duyên hải Nam Trung Bộ
76.40
74.85
77.31
79.11
77....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status