Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 5
I. Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5
1. Khái niệm và đặc điểm dự án đầu tư 5
1.1. Khái niệm dự án đầu tư : 5
1.2. Dự án đầu tư có các đặc điểm sau: 6
2. Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
2.1. Khái niệm dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: 8
2.2. Vai trò của các dự án FDI 9
II. Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. 11
1. Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư 11
1.1. Khái niệm: 11
1.2. Tính thiết yếu phải thẩm định dự án đầu tư: 11
1.3. Mục đích của thẩm định dự án 12
1.4. Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư 12
2. Quy trình thẩm định các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 12
3. Cơ sở phân tích và nội dung thẩm định các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. 13
3.1. Cơ sở phân tích: 13
3.2. Nội dung thẩm định kinh tế dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: 15
3.2.1. Thẩm định khía cạnh thể chế, tổ chức, quản lý của dự án 16
3.2.2. Thẩm định hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án: 17
3.2.3. Phân tích độ nhạy và rủi do dự án về khía cạnh kinh tế 22
3.2.4. Thẩm định về công nghệ, tác động môi trường 23
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. 26
4.1. Những nhân tố khách quan: 26
4.1.1. Quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 26
4.1.2. Môi trường pháp luật 27
4.1.3. Tác động của lạm phát 27
4.2. Những nhân tố chủ quan 28
4.2.1. Phương pháp thẩm định 28
4.2.2. Thông tin 28
4.2.3. Quy trình và nội dung thực hiện thẩm định 29
4.2.4. Đội ngũ cán bộ thẩm định 30
4.2.5. Vấn đề định lượng và xác định tiêu chuẩn trong đánh giá thẩm định dự án 30
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN FDI VÀO VIỆT NAM 31
I. Khái quát chung về các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua. 31
1. Tình hình thẩm định cấp phép đầu tư. 31
2. Tình hình thực hiện các dự án FDI 33
II. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư 35
1. Về quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư 35
2. Về nội dung thẩm định 37
2.1. Thẩm định khía cạnh thể chế, tổ chức, quản lý của dự án 37
2.3. Thẩm định khía cạnh công nghệ, đánh giá tác động môi trường 38
2.3.1. Công nghệ, máy móc, thiết bị được thẩm định rõ theo các tiêu chí sau: 38
2.3.2. Thẩm định các tiêu chuẩn môi trường 39
III. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án 43
1. Những thành tựu chủ yếu: 43
1.1. Bước đầu rút ngắn được thời gian thẩm định cấp phép 43
1.2. Công tác thẩm định tương đối bám sát yêu cầu đòi hỏi của từng hình thức dự án 44
2. Những hạn chế còn tồn tại 45
2.1. Chất lượng các luận chứng kinh tế - kỹ thuật cho quá trình thẩm định còn hạn chế 45
2.2. Hệ thống thông tin chưa hoàn thiện 46
2.3. Hệ thống luật pháp, chính sách 47
2.4. Công tác quy hoạch còn chậm, chất lượng chưa cao, thiếu cụ thể 47
2.5. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài còn khá rườm rà 48
2.6. Mặt thẩm định công nghệ còn thiếu nhiều kinh nghiệm 48
Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN FDI 50
I. Định hướng công tác thẩm định 50
II. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án có vốn FDI 50
1. Giải pháp về nghiệp vụ 51
1.1. Hoàn thiện quy trình ( tổ chức) thẩm định dự án đầu tư FDI 51
1.2. Hoàn thiện nội dung thẩm định 52
1.3. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin liên quan đến việc thẩm định dự án có vốn đầu tư FDI. 54
1.4. Giải pháp về xác định các tiêu chuẩn trong phân tích, đánh giá dự án 56
2. Những giải pháp gián tiếp 57
2.1. Duy trì công tác đào tạo và nâng cao trình độ bồi dưỡng kỹ năng và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ thực hiện công tác thẩm định dự án 57
2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và xúc tiến đối với đầu tư nước ngoài. 59
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định 60
3.1. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư 60
3.2. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ có liên quan 61
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ữa cháy…
Thẩm tra về địa điểm: bao gồm cả văn bản pháp lý và địa điểm cụ thể
Tìm hiểu kỹ về chính sách kinh tế- xã hội của Chính phủ, địa phương về khu vực đó.
Dự án không được mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể.
Tuân thủ luật xây dựng, các quy định về quy hoạch xây dựng và kiến trúc của địa phương, các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy, chữa cháy, quản lý di tích lịch sử, an ninh quốc phòng…
Các chất phế thải, nước thải độc hại đều phải qua khâu xử lý và gần tuyến thải cho phép.
Về nguồn nhân lực: khi thẩm định cần xem xét về:
Dân số trong khu vực và trình độ văn hoá
Số lao động có thể thu hút và sử dụng cho dự án
Chi phí cho sử dụng lao động.
Thẩm định kỹ thuật xây dựng công trình của dự án .
Xem xét việc xây dựng có phù hợp với tổng thể không, có phù hợp với công nghệ, thiết bị và yêu cầu về môi trường không. Về mặt thiết bị cần kiểm tra tính đồng bộ với công suất của các thiết bị, các công đoạn sản xuất với nhau, mức độ tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tuổi thọ, yêu cầu sửa chữa bảo dưỡng, khả năng cung ứng phụ tùng. Đối với các loại thiết bị nhập khẩu, ngoài việc kiểm tra theo các nội dung trên cần kiểm tra thêm về các mặt như: các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu có đúng với luật và thông lệ ngoại thương hay không, tính pháp lý về trách nhiệm của các bên ra sao.
Xem xét các hạng mục phải xây dựng mới và các hạng mục công trình cải tạo nâng cấp. Kiểm tra các giải pháp xây dựng căn cứ vào yêu cầu công nghệ, các định mức, tiêu chuẩn xây dựng của loại dự án, nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình chính, phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật.
Xem xét về tổ chức xây dựng, trình tự và tiến độ thi công. Điều này liên quan tới thời gian đưa dự án vào sử dụng, thời gian góp vốn, công nghệ
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
4.1. Những nhân tố khách quan:
4.1.1. Quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các chủ trương chính sách của nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định. Đó là: Phân cấp thẩm định và ra quyết định đầu tư; các ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư ; các định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội theo lãnh thổ; các quy định trong việc nhập thiết bị, chuyển giao công nghệ. Các quy định này không chỉ tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động thẩm định mà còn tác động trực tiếp đến việc thực thi các dự án sau này.
4.1.2. Môi trường pháp luật
Các văn bản pháp luật là yếu tố trực tiếp định hướng và ảnh hưởng đến công tác thẩm định. Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được quy định cụ thể và gần đây đã được bổ sung sửa đổi để ngày càng phù hợp và cập nhật hơn với thực tế hiện nay. Những tiến bộ hay những mặt còn hạn chế của các văn bản pháp luật chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến chất lượng của công tác thẩm định cũng như việc ra quyết định đầu tư. Một số văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang áp dụng hiện nay là:
Luật đầu tư số 59/2005/QH của Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005 quy định về hoạt động đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09/6/2000.
Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định 62/1998/NĐ-CP ngày 15//8/1998 của Chính phủ về Ban hành quy chế đầu tư theo Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao, Hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh, Hợp đồng xây dựng- chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 02/1998/NĐ-CP ngày 27/01/1999 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 62/1998/NĐ-CP.
Thông tư số 12/2000/TT-BKH ngày 13/9/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam...
4.1.3. Tác động của lạm phát
Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới việc thẩm định kinh tế dự án. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian. Do vậy, nó làm biến đổi mức chiết khấu khi đánh giá hiệu quả dự án đầu tư. Mức lạm phát không thể đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy luật cung cầu, thu nhập và tâm lý người tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Các biến số kinh tế trong dự án, các yếu tố đầu vào của các chỉ tiêu như ENPV, EIRR…đều chịu tác động của lạm phát. Do vậy, đánh giá tính hiệu quả của một dự án nào đó, cần xác định chính xác, hợp lý giá cả của các yếu tố cấu thành. Việc tính toán đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho quá trình phân tích dự án được chính xác hơn, hiệu quả thẩm định dự án cao hơn.
4.2. Những nhân tố chủ quan
4.2.1. Phương pháp thẩm định
Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ từng trường hợp vào từng nội dung của dự án cần xem xét. Việc lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp đối với từng dự án là một yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng thẩm định. Các phương pháp thường được sử dụng đó là phương pháp so sánh, phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp phân tích độ nhạy của dự án. Tuy nhiên phương pháp chung để thẩm định là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi pháp luật và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp hay thông lệ (quốc tế, trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phần lớn mang tính chất định tính.
4.2.2. Thông tin
Thông tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được trong công tác thẩm định. Thông tin đầy đủ và chính xác là cơ sở cho việc thẩm định đạt kết quả cao. Ngược lại thông tin không đầy đủ và phiến diện sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm về tính khả thi của dự án, từ đó có thể đưa đến những quyết định đầu tư sai lầm. Đặc biệt đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, đối tác là người nước ngoài ở nhiều khu vực khác nhau nên việc tìm hiểu, thu thập thông tin chính xác về họ lại càng trở nên cần thiết. Các thông tin cần thiết cho việc thẩm định một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm cả các thông tin về đối tác trong nước cũng như nước ngoài. Đối với bên Việt Nam cần tìm hiều các thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam tham gia liên doanh như tư cách pháp lý, ngành nghề định kinh doanh, khả năng tài chính trong tham gia liên doanh…Đối với bên nước ngoài, các thông tin không ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status