Giải pháp phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kì sau gia nhập WTO - Bài học từ Trung Quốc - pdf 21

Download miễn phí Luận văn Giải pháp phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kì sau gia nhập WTO - Bài học từ Trung Quốc



Lời nói đầu 3
Chương I. VIỆT NAM RA NHẬP WTO VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO. 6
1. Yêu cầu của sự ra đời tổ chức thương mại thế giới WTO 6
2. Giới thiệu về WTO 6
3. Lợi ích và khó khăn khi gia nhập WTO 9
II. VIỆT NAM RA NHẬP WTO 10
1. Sự cần thiết gia nhập WTO 10
2. Những lợi ích có được khi Việt Nam gia nhập WTO 12
3. Những thách thức phải đối mặt khi Việt Nam gia nhập WTO 12
III. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 14
Chương II. THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC TRONG THỜI KÌ HẬU WTO
I. KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC CHUNG CỦA CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO 17
1. Khủng hoảng thừa 17
2. Mức độ bảo hộ cao 18
3. Vấn đề về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp 19
4. Tác động đến một số ngành công nghiệp cụ thể 19
II. THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC TỪ SAU KHI GIA NHẬP WTO 25
1. Nghành công nghiệp ô tô 27
2. Nghành dệt may 28
3. Ngành thông tin điện tử 28
III. ĐỐI SÁCH CỦA TRUNG QUỐC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP 28
1. Đối sách chung của Trung Quốc 28
2. Những điều chỉnh và biện pháp chính sách ứng phó với việc gia nhập WTO của Trung Quốc 30
IV. VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI 32
1. Phát triển công nghiệp theo chiều rộng 32
2. Nạn thất nghiệp ngày một trầm trọng hơn 35
3. Tính minh bạch và quyền sở hữu trí tuệ là điểm đen bất ổn của kinh tế Trung Quốc 35
4. Trung Quốc chú trọng phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp cao mà bỏ quên những nghành công nghiệp chế biến 36
5. Cơ sở vật chất hạ tầng xã hội và bưu chính viễn thông của Trung Quốc 36
6. Tranh chấp thương mại gia tăng nhất là từ khi Trung Quốc gia nhập WTO 37
Chương III. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỜI KỲ HẬU WTO
I. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC WTO 38
1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trứơc khi gia nhập WTO đối với ngành công nghiệp 38
2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam trứơc khi gia nhập WTO 39
3. Đánh giá từng phân ngành công nghiệp 47
II.CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 51
1. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp sau khi gia nhập WTO 51
2. Kế hoạch phát triển công nghiệp trong giai đoạn tiếp theo 53
3. Thực trạng công nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO 58
III. SO SÁNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VỚI CÔNG NGHIỆP
TRUNG QUỐC 64
1. Điểm giống nhau 64
2. Điểm khác nhau 65
Chương IV. GIẢI PHÁP CHO CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
I. CÁC GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC 68
1. Giải pháp 1 68
2. Giải pháp 2 69
3. Giải pháp 3 70
4. Giải pháp 4 70
5. Giải pháp 5 71
6. Giải pháp 6 72
7. Giải pháp 7 74
Phụ lục 76
Tài liệu tham khảo 81

LỜI NÓI ĐẦU


Ngày nay cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu không ngừng biến chuyển và thay đổi với tốc độ ngày một nhanh hơn. Tự do hóa thương mại đã thực sự tạo ra thị trường toàn cầu cho các sản phẩm. Quá trình toàn cầu hoá hội nhập kinh tế, quốc tế đang diễn ra rộng khắp và toàn diện.Việc này có tác động vô cùng to lớn tới kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Xu thế toàn cầu hoá đang là đặc điểm chi phối thời đại, như chính nghị quyết Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định.
Trung Quốc là quốc gia láng giềng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Rất may mắn khi Trung Quốc vừa kết thúc thời kì quá độ sau gia nhập WTO 2001-2006 thì Việt Nam bắt đầu bước vào thời kì này của mình (2006-2010).Trung Quốc từng là tấm gương cho Việt Nam về quá trình mở cửa chuyển từ một nước XHCN với nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường XHCN. Ngày nay, Trung Quốc vẫn là tấm gương để Việt Nam học tập trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới sau gia nhập WTO.
Từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã đạt những thành công vang dội trong phát triển kinh tế với mức tăng trưởng trung bình đạt 9,5% năm, đưa Trung Quốc lên vị trí thứ tư toàn cầu về GDP và thứ 3 toàn cầu về thương mại.Thành công trên có được là nhờ đóng góp không nhỏ của sự phát triển công nghiệp.Bản thân nghành công nghiệp cũng đạt được những thành tựu rực rỡ. Tuy nhiên để đạt được thành công này Trung Quốc cũng phải trả giá khá đắt.
Không nằm ngoài xu thế vận động chung của thế giới Việt Nam cũng đang hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO sau 11 năm đàm phán. Với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Làm thế nào để đạt được mục tiêu này trong tương lai.
*Việt Nam cần nghiên cứu những bài học kinh nghiệm về những thất bại trong phát triển của Trung Quốc, đúc kết kinh nghiệm về những bài học đi trước của Trung Quốc để giảm thiểu bất lợi cho phát triển công nghiệp.
1. Tính cấp thiết cần nghiên cứu đề tài
Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của nghành công nghiệp trong bối canh Việt Nam gia nhập WTO :
Công nghiệp là nghành chủ đạo trong cơ cấu các nghành kinh tế. Vì vậy chiến lược phát triển công nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo trong chiên lược phát triển kinh tế xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO nền kinh tế có nhiều biến chuyển. Công nghiệp phát triển tốt sẽ là đầu tàu hưóng các nghành khác trong nên kinh tế cùng phát triển. Tạo đựơc nền móng vững chắc cả nền kinh tế tăng trưởng nhanh mạnh và ổn định. Thực hiện được những mục tiêu quan trọng đã đề ra của Đảng và chính phủ.
Đây là đòi hỏi cấp bách và là mục tiêu nghiên cứu của đề tài vào đúng thời điểm Việt Nam mới gia nhập WTO với thời gian ân hạn quá độ được hưởng là 12 năm (Trung Quốc là 15 năm)
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Không nghiên cứu cả nền kinh tế hay các mặt xã hội. Đề tài chỉ tập trung đi vào nghành công nghiệp của Trung Quốc trong thời kì sau gia nhập WTO.Phân tích những mặt thành công và thất bại.
3. Phương pháp nghiên cứu :
Trên giác độ lịch sử kinh tế chủ yếu dựa vào các phương pháp sau
• Phương pháp lịch sử
• Phương pháp thống kê
• Phương pháp logic
• Phương pháp phân tích thực chứng, phân tích so sánh….
Mặt hạn chế: việc phân tích thu thập số liệu dụa vào các thông tin phần lớn từ sách báo và internet nên đề tài chỉ chỉ dừng lại ở mức so sánh và rút ra bài học. Phần lượng hoá thông tin và phân tích sai lầm của Trung Quốc còn hạn chế do tài liệu về các mặt thất bại của Trung Quốc ít, đa số la về thành công.
Đề tài thực tập của em được làm ra bắt nguồn từ hứng thú của bản thân vớ sự kiện Viêt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Là một sinh viên kinh tế phát triển của khoa kế hoạch phát triển việc thực hiện đề tài nghiên cứu thành công và thất bại từ Trung Quốc sẽ rút ra định hướng cho việc phát triển kinh tế Việt Nam nhưng năm tiếp sau (sau khi gia nhập WTO). Hỗ trợ cho việc xây dựng các quyết sách và chiến lược phát triển cho thời đại hội nhập Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ nên còn mắc nhiều sai sót. Trong thời gian thực tập và hoàn thành, đề tài đã nhận được sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn thực tập, nghiên cứu viên hướng dẫn cũng như các cán bộ tai ban Dự báo - Viện chiến lược. Em xin chân thành cảm ơn.
4. Tên và kết cấu đề tài.
Tên đề tài: “Giải pháp phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kì sau gia nhập WTO - Bài học từ Trung Quốc ”.
Kết cấu đề tài gồm 4 chương ngoài phần mở đầu và kết luận.
Chương 1: Việt Nam gia nhập WTO và tác độngcủa nó tới nghành công nghiêp Việt Nam.
Chương 2: Thành công và thất bại của công nghiệp Trung Quốc trong thời kì hậu WTO.
Chương 3: Thực trạng công nghiệp Việt Nam và mục tiêu phát triên trong thời kì WTO.
Chương 4: Giải pháp cho công nghiệp Việt Nam.




AP180tdM4vEol1m

Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status