Hạch toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty quản lý đường sắt Hà Hải - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Hạch toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty quản lý đường sắt Hà Hải



MỤC LỤC
Lời mở đầu i
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1
1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty 1
1.2 Tổ chức bộ máy công ty 5
1.2.1 Hình thức quản lý, cơ cấu tổ chức 5
1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban 5
1.2.3 Sơ đồ cơ cấu quản lý 7
1.3 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh và tổ chức sản xuất 7
1.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 9
1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 9
1.4.2 Nhiệm vụ, chức năng của các kế toán 10
1.4.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 12
1.5 Tổ chức công tác kế toán 12
1.5.1 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 12
1.5.2 Vận dụng chế độ kế toán 13
1.5.2.1 Vận dụng chứng từ kế toán 13
1.5.2.2 Vận dụng hệ thống tài khoản 13
1.5.2.3 Vận dụng sổ sách kế toán 14
1.5.2.4 Vận dụng các báo cáo kế toán 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐHH 17
2.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại và đánh giá TSCĐHH 17
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐHH 17
2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ: 17
2.1.1.2 Khái niệm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH: 18
2.1.2 Phân loại và tính giá TSCĐHH tại công ty 18
2.1.2.1 Phân loại TSCĐHH 18
2.1.2.2 Tính giá TSCĐHH 18
2.2 Hạch toán chi tiết TSCĐHH 20
2.2.1 Chứng từ sử dụng 20
2.2.2 Sổ sách chi tiết sử dụng 20
2.3 Hạch toán tổng hợp TSCĐ hữu hình 37
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TSCĐHH 46
3.1 Đánh giá thực trạng kế toán TSCĐHH tại công ty 46
3.1.1 Ưu điểm 46
3.1.2 Hạn chế 48
3.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện TSCĐHH tại công ty 52
3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện 54
Kết luận 55
Danh mục tài liệu tham khảo 56
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

số tiền
+ Báo cáo công nợ:
Công nợ phải thu đầu kỳ
Trong tuần thu được bao nhiêu
Khách hàng nợ thêm trong tuần bao nhiêu
Công nợ cuối kỳ còn bao nhiêu.
+ Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh:
Dự toán sản xuất
Dự toán tiêu thụ
Dự toán hàng tồn kho
Dự toán chi phí
Dự toán tiền
Dự toán kết quả kinh doanh, giá vốn hàng bán
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐHH
Khái niệm, đặc điểm, phân loại và đánh giá TSCĐHH
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐHH
2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ:
- Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hay trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hay bằng 1 năm).
Trên thực tế, khái niệm TSCĐ bao gồm những tài sản đang sử dụng, chưa được sử dụng hay không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh do chúng đang trong quá trình hoàn thành (máy móc thiết bị đã mua nhưng chưa hay đang lắp đặt, nhà xưởng đang xây dựng chưa hoàn thành…) hay do chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng. Những tài sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cũng thuộc về TSCĐ.
- Đặc điểm của TSCĐ:
Tuổi thọ có thời gian sử dụng trên 1 năm, tức là TSCĐ sẽ tham gia vào nhiều niên độ kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra thông qua khoản chi phí khấu hao. Điều này làm giá trị của TSCĐ giảm dần hàng năm. Tuy nhiên, không phải mọi tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm đều được gọi là TSCĐ, thực tế có những tài sản có tuổi thọ trên 1 năm nhưng vì giá trị nhỏ nên chúng không được coi là TSCĐ mà được xếp vào tài sản lưu động. Theo quy định hiện hành của Bộ tài chính, một tài sản được gọi là TSCĐ khi có đặc điểm như đã nêu đồng thời phải có giá trị trên 10 triệu đồng.
- TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, đầu tư tài chính dài hạn, TSCĐ dở dang.
2.1.1.2 Khái niệm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH:
- Khái niệm TSCĐHH: (Chuẩn mực kế toán VN số 03- TSCĐ hữu hình)
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.
- Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH:
+ Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do các tài sản này mang lại.
+ Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
+ Có đủ tiêu chuẩn về giá trị theo quy định.
2.1.2 Phân loại và tính giá TSCĐHH tại công ty
2.1.2.1 Phân loại TSCĐHH:
Theo Thông báo số 1457/TB-TC của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Tài sản của công ty được phân thành 2 nhóm.
Nhóm 1: bao gồm những TSCĐ thuộc Ngân sách Nhà nước cấp, công ty theo dõi hao mòn vô hình.
Nhóm 2: Những TSCĐ khác không thuộc NSNN, công ty theo dõi và trích khấu hao.
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như nhà cửa, vật kiến trúc, cầu cống… phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Máy móc, thiết bị: Bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh.
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Là các phương tiện dùng để vận chuyển như ôtô, xe tải, đường ống.
- Thiết bị, công cụ quản lý: Gồm các thiết bị công cụ phục vụ cho quản lý như công cụ đo lường, máy tính, máy điều hòa.
- Tài sản cố định khác: Bao gồm các TSCĐ mà chưa được quy định phản ánh vào các loại nói trên.
2.1.2.2 Tính giá TSCĐHH
- Để xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐHH, công ty tiến hành đánh giá TSCĐHH ngay khi đưa vào sử dụng. Tùy từng loại TSCĐHH mà công ty có cách thức đánh giá khác nhau.
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí trực tiếp khác.
+ TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo cách giao thầu: Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản theo cách giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
+ TSCĐ hữu hình mua trả chậm: Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo cách trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của Chuẩn mực “chi phí đi vay”.
+ TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hay tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hay giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hay tương đương tiền trả thêm hay thu về.
- TSCĐ khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng
Phương pháp này còn gọi là phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng hay phương pháp tuyến tính. Theo phương pháp này thì mức khấu hao hàng năm là bằng nhau và được xác định như sau:
MKH = NG/ Tsd
Trong đó:
MKH: Mức khấu hao hàng năm
NG: Nguyên giá TSCĐ
Tsd: Thời gian sử dụng ước tính
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính. Mức khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn làm cho giá thành ổn định. Tuy nhiên, phương pháp này không phản ánh đúng giá trị hao mòn tài sản cố định hữu hình trong khối lượng công tác hoàn thành và sẽ không thích hợp đối với công ty có quy mô lớn, có khối lượng TSCĐHH lớn, chủng loại phức tạp. Vì nếu áp dụng phương pháp này dễ dẫn tới khối lượng tính toán nhiều, gây khó khăn cho công tác quản lý của công ty.
2.2 Hạch toán chi tiết TSCĐHH
2.2.1 Chứng từ sử dụng:
Bộ sổ kế toán của công ty bao gồm các chứng từ kế toán sau:
- Biên bản giao nhận TSCĐHH: Biên bản này xác nhận việc giao nhận TSCĐHH. Sau khi hoàn thành việc mua sắm, được cấp phát, viện trợ, nhận góp vốn liên doanh và TSCĐHH thuê ngoài. Biên bản này do 2 bên giao nhận lập 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
- Biên bản thanh lý TSCĐHH (Mẫu số 03) do ban thanh lý lập để ghi sổ kế toán.
- Biên bản giao nhận TSCĐHH sửa chữa lớn đã hoàn thành (Mẫu số 04): căn cứ để ghi vào chi phí sửa chữa.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐHH: Biên bản này xác định giá trị hao mòn, giá trị còn lại sau khi đánh giá lại và xác định mới số liệu trên sổ sách kế toán để xác định nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại tăng hay giảm. Biên bản này do hội đồng đánh giá lại lập.
2.2.2 Sổ sách chi tiết sử dụng:
- Đánh số hiệu cho TSCĐHH, lập thẻ TSCĐHH hay vào sổ chi tiết TSCĐHH theo từng đối tượng tài sản.
Thẻ TSCĐHH được lập dựa trên cơ sở h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status