Hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ



MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I: Thực trạng công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại ngân hàng thương mại CP Quân Đội 3
1.1. Tổng quan về MBĐBP 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của MBĐBP 3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 3
1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Ngân hàng Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ 3
1.1.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban tại chi nhánh Điện Biên Phủ: 4
1.1.2. Tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của chi nhánh 8
1.1.3.1. Tình hình hoạt động đầu tư 8
1.1.3.2. Tình hình đầu tư phát triển 12
1.2. Thực trạng công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại MBĐBP 16
1.2.1. Sự cần thiết phải thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn 16
1.2.2.1. Phương pháp định tính 17
1.2.2.2. Phương pháp định lượng 18
1.2.2.3. Phương pháp thẩm định theo trình tự 21
1.2.3. Quy trình thẩm định rủi ro 22
1.2.4. Nội dung thẩm định rủi ro 29
1.2.4.1.Thẩm định rủi ro về chủ đầu tư 29
1.2.4.2. Thẩm định rủi ro về dự án đầu tư 32
1.2.5. Các loại rủi ro xảy ra và phương pháp phòng ngừa 35
1.2.5.1. Rủi ro đầu tư 35
1.2.5.2. Rủi ro tín dụng 40
1.3. Ví dụ về một dự án 43
1.3.1. Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án vay vốn 43
1.3.2. Thẩm định rủi ro 43
1.3.2.1. Đánh giá định tính rủi ro đầu tư của dự án 43
1.3.3.2. Đánh giá định lượng rủi ro đầu tư của dự án 48
1.3.4. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư “Dự án đóng mới và khai thác 05 tàu và 2 đoàn sà lan” 48
1.4. Tình hình thẩm định dự án tại ngân hàng Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ 49
1.5. Đánh giá công tác thẩm định rủi ro dự án tại ngân hàng Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ 50
1.5.1. Kết quả đạt được 50
1.5.1.1. Về thông tin 50
1.5.1.2. Về đội ngũ cán bộ thẩm định 50
1.5.1.3. Về trang thiết bị và công nghệ phục vụ cho công tác thẩm định rủi ro 51
1.5.1.4. Về quy trình thẩm định rủi ro 51
1.5.1.5. Về nội dung thẩm định rủi ro 51
1.5.1.6. Về phương pháp phân tích rủi ro 52
1.5.2. Những tồn tại cần khắc phục 52
1.5.2.1. Hạn chế về thông tin trong thẩm định rủi ro 52
1.5.2.2. Hạn chế về năng lực của cán bộ thẩm định 53
1.5.2.4. Hạn chế về quy trình thẩm định rủi ro 53
1.5.2.6. Hạn chế về phương pháp đánh giá rủi ro 54
1.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 55
1.5.3.1. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp 55
1.5.3.2. Nguyên nhân từ bản thân Ngân hàng 55
1.5.3.3. Nguyên nhân khác 56
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 57
2.1. Phương hướng của ngân hàng Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ 57
2.1.1. Về huy động vốn 57
2.1.2. Về thẩm định và cho vay dự án 58
2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro tại ngân hàng Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ 59
2.2.1. Nâng cao chất lượng thông tin trong thẩm định 59
2.2.2. Nâng cao chất lượng và số lượng cán bộ thẩm định 62
2.2.3. Tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc vận dụng các phương pháp thẩm định khoa học 66
2.2.4. Hoàn thiện quy trình thẩm định rủi ro 66
2.2.4. Hoàn thiện về nội dung thẩm định rủi ro 68
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro tại ngân hàng Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ 78
2.3.1. Kiến nghị với chính phủ, các cán bộ ngành có liên quan 78
2.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam 79
2.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội nói chung và chi nhánh Điện Biên Phủ nói riêng 80
2.3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư 80
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sách của nơi/địa điểm xây dựng dự án bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hóa, tư hữu hóa hay các luật, nghị định, nghị quyết và các chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của dự án đầu tư.
- Rủi ro về thuế: đó là sự tăng lên về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu… đã làm cho dòng tiền hàng năm của dự án thay đổi từ đó làm thay đổi các chỉ tiêu IRR và NPV.
- Rủi ro về hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác: làm giảm sản lượng hoặc làm tăng chi phí của dự án, dẫn đến dòng tiền thay đổi.
- Rủi ro về chính sách tuyển dụng lao động: thay đổi về quy định mức lương tối thiểu của Chính phủ, chính sách đối với lao động nữ… đều ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.
- Rủi ro về hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án cũng như quyền lợi của nhà đầu tư.
- Rủi ro về lãi suất: đó là khi Chính phủ đưa ra các chính sách lãi suất để kiểm soát lạm phát có thể làm cho hoạt động đầu tư tăng lên hoặc giảm đi.
- Rủi ro về độc quyền: sự độc quyền của nhà nước ở một số lĩnh vực có thể làm hạn chế đầu tư cho các bộ phận khác trong xã hội và thường dẫn tới sự kém hiệu quả của đầu tư.
Các biện pháp giảm thiểu rủi ro cơ chế chính sách là:
- Khi thẩm định dự án, phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án (thể hiện trong hồ sơ của dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và qui định hiện hành có liên quan tới dự án.
- Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng qui định về cấn đề này (bất khả kháng do Chính phủ)
- Những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án.
- Hỗ trợ/ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Rủi ro về cung cấp
Rủi ro về cung cấp bao gồm: dự án không có được nguồn nguyên liệu vật liệu (đầu vào chính/quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án.
Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:
- Trong quá trình xem xét dự án, cán bộ thẩm định phải nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án, để đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án.
- Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư.
- Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên vật liệu đầu vào.
- Những hợp đồng/thỏa thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuối cùng.
- Những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uy tín.
Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì
Đây là những rủi ro xảy ra khi dây chuyền, thiết bị, hệ thống điều hành…của dự án đầu tư không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. Do đó ảnh hưởng đến công suất của thiết bị, máy móc ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và từ đó ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án.
Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu bằng cách:
- Sử dụng công nghệ đã được kiểm tra, chứng nhận của các chuyên gia có kinh nghiệm về loại công nghệ này.
- Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm trong việc sử dụng dây chuyền công nghệ.
- Có thể ký hợp đồng vận hành, bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng.
- Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành của dự án.
- Quyền thay thế người vận hành do không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ.
- Phải có bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh…
Đối với rủi ro xây dựng và thi công xây dựng
Rủi ro này xảy ra khi dự án hoàn tất không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện, không giải tỏa được dân có thể bị thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án. Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:
- Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh về tài chính và có kinh nghiệm lâu năm.
- Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượng công trình.
- Giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Hỗ trợ các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt mức dự toán.
- Quy định rõ trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời dân cư.
- Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ của các bên.
Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán
Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán bao gồm: thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh giá làm cho dự án không đủ để bù đắp chi phí. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:
Nghiên cứu, đánh giá phân tích thị trường, thị phần phải cẩn thận.
Dự kiến cung cầu phải thận trọng (không nên có những dự báo quá lạc quan).
Phân tích khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng (không chỉ người bao tiêu).
Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm của Chính phủ (nếu có), tiết kiệm chi phí sản xuất.
Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính.
Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra.
Giảm thiểu các điều khoản không cạnh tranh (nếu có).
Rủi ro về môi trường và xã hội
Rủi ro này bao gồm những tác động của dự án đến môi trường và người dân xung quanh địa điểm đặt dự án như việc gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường thiên nhiên làm giảm tiềm năng của ngành du lịch, làm thay đổi điều kiện sinh thái (mất cân bằng sinh thái, gây ra tai biến: lũ lụt, hạn hán…), làm ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống tốt đẹp. Những ảnh hưởng này xảy ra một cách trực tiếp, nếu nghiêm trọng có thể không thực hiện được bởi nó không chỉ phát sinh chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình đền bù thiệt hại do ảnh hưởng của dự án gây ra, nó còn gây pha
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status