Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay - pdf 22

Download miễn phí Đề tài Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. 2
I. Đầu tư. 2
1. Khái niệm. 2
2. Vai trò của đầu tư. 3
II. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 7
1. Cơ cấu kinh tế. 7
2. Phân loại cơ cấu kinh tế. 8
3. Chuyển dich cơ cấu kinh tế. 10
III. Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dich cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. 13
1. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 13
2. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ. 13
3. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM. 16
I. Tổng quan về đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. 16
II. Thực trạng về tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 17
1. Nông nghiệp. 20
2. Công nghiệp. 21
3. Thương mại - dịch vụ. 22
4. Một số hạn chế bất cập trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 24
III. Thực trạng về tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ. 27
1. Tình hình đầu tư vùng- lãnh thổ trong thời gian qua. 27
2. Một số tác động của đầu tư vùng đối với chuyển dịch kinh tế vùng- lãnh thổ. 29
3. Một số hạn chế. 31
IV. Thực trạng về tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. 32
1. Một số kết quả đạt được trong chuyển dich cơ cấu thành phần
kinh tế. 32
2. Một số hạn chế. 37
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM. 39
I. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. 39
1. Mục tiêu tổng quát. 39
2. Mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 39
3. Một số chỉ tiêu đặt ra. 40
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của đầu tư trong chuyển dich cơ cấu kinh tế. 40
1. Cải thiện môi trường đầu tư. 40
3. Tăng cường công tác quy hoạch, dự báo. 49
4. Giải pháp về nguồn nhân lực. 50
4. Giải pháp về Khoa học - Công nghệ 51
5. Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư 52
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC THAM KHẢO 56
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nhiều so với hàng hoá thông thường khác. Ở nước ta, hơn 50% vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các ngành dịch vụ.
Báo cáo đầu tư thế giới năm 2007 cũng chỉ ra rằng dòng vốn FDI trên thế giới đang có xu hướng tập trung vào lĩnh vực dịch vụ. Là một nước tiếp nhận đầu tư, Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này.
Trong xu thế vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%).
Chỉ tính riêng năm 2007, số liệu thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho thấy: ngành du lịch Việt Nam đã thu hút 47 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký lên đến trên 1,86 tỷ USD, tăng 19,57% so với năm 2006.
- Thương mại nội địa: Thương mại nội địa phát triển với nhiều hình thức kinh doanh góp phần cải thiện cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng, văn minh, hiện đại phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2007 ước tính đạt 726,1 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2006. Trong các ngành kinh doanh, thương nghiệp chiếm 80,7% và tăng 22,6% so với năm trước; khách sạn, nhà hàng chiếm 11,9% và tăng 23,5%; dịch vụ chiếm 6,3% và tăng 30,5% và du lịch lữ hành chiếm 1,1% và tăng 34,5%.
- Xuất nhập khẩu dịch vụ: Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007 ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu dịch vụ 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng 24,9%.
- Khách quốc tế đến Việt Nam: Khách quốc tế đến nước ta trong năm 2007 ước tính đạt 4,23 triệu lượt người, tăng 18% so với năm 2006. Trong đó, khách đến với mục đích du lịch nghỉ dưỡng đạt 2,61 triệu lượt người, chiếm 61,6% và tăng 26%; đến vì công việc 673,8 nghìn lượt người, chiếm 15,9% và tăng 17%; thăm thân nhân 601 nghìn lượt người, chiếm 14,2% và tăng 7,1%; riêng khách đến với mục đích khác giảm 7,7%.
- Giao thông vận tải: Vận tải hành khách năm 2007 ước tính đạt 1535,5 triệu lượt khách và 67,2 tỷ lượt khách.km; so với năm trước tăng 8,4% về lượt khách và tăng 8,6% về lượt khách.km. Trong đó, vận chuyển bằng đường bộ đóng vai trò quan trọng (chiếm 86,6% tổng số lượt khách và 66,2% tổng lượt khách.km), tăng 9,4% về lượt khách và tăng 9,1% về lượt khách.km so với năm 2006.
Vận chuyển hàng hoá ước tính đạt 378,6 triệu tấn và 95,1 tỷ tấn.km; so với năm 2006 tăng 8,1% về số tấn và tăng 7,4% về số tấn.km. Bao gồm các đơn vị do Trung ương quản lý đạt 51,8 triệu tấn và 61,7 tỷ tấn.km, tăng 6,8% về số tấn và 7,1% về số tấn.km; các đơn vị vận tải do địa phương quản lý đạt 326,8 triệu tấn và 33,4 tỷ tấn.km, tăng 8,3% và tăng 7,8%.
- Bưu chính viễn thông: Năm 2007 hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh. Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong năm 2007 ước tính đạt 18,5 triệu thuê bao (gần bằng số thuê bao phát triển trong 3 năm 2004, 2005, 2006) nâng tổng số thuê bao trên cả nước tính đến hết tháng 12/2007 đạt 46 triệu thuê bao. Số thuê bao internet (quy đổi) phát triển mới năm 2007 ước tính đạt 1,18 triệu thuê bao. Đến nay đã có 18,2 triệu người sử dụng internet, chiếm 21,4% dân số cả nước.
4. Một số hạn chế bất cập trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Những kết quả nổi bật trên đây đã cho thấy, cơ cấu kinh tế nước ta cho đến nay có những chuyển dịch tích cực, đúng hướng nhưng nếu so với yêu cầu phát triển đặt ra vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Ở ngành nông nghiệp, nếu lĩnh vực xuất khẩu nông sản đạt được nhiều thành công thì việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp lại chưa chứng tỏ được lợi thế. Năm 2007 tỷ trọng FDI cho ngành nông nghiệp vẫn còn rất thấp (chỉ chiếm 10,6% số dự án và 6,5% số vốn đầu tư đăng ký). Đáng chú ý, mặc dù có tới 42 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ châu Á. Việt Nam hiện chưa thu hút các nhà đầu tư của một số nước có tiềm năng, thế mạnh lớn về nông nghiệp như Mỹ, Canada, Ôxtrâylia….
Điều này phản ánh khả năng vận động, xúc tiến đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực này còn hạn chế. Đồng thời, theo các chuyên gia kinh tế, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam luôn tiềm ẩn rủi ro đối với các nhà đầu tư nước ngoài do điều kiện tự nhiên khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, sản phẩm nông nghiệp thường có tỉ suất lợi nhuận thấp. Chính vì vậy, mặc dù là một trong những lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam chú trọng ưu đãi cho các nhà đầu tư, nhưng sau khi gia nhập WTO nông nghiệp – nông thôn vẫn không đạt được tốc độ tăng trưởng FDI như những lĩnh vực khác.
Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, ngày càng giữ tỉ trọng lớn hơn trong nền kinh tế và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp ở một vài lĩnh vực điện tử, viễn thông… cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng gia tăng tỷ trọng của các sản phẩm kỹ thuật công nghệ cao. Tuy nhiên, yếu tố hiện đại hoá trên diện rộng toàn ngành công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao có vị thế khu vực và toàn cầu chưa được chú trọng đầu tư phát triển, trong khi đa phần vẫn chỉ là ở trình độ kỹ thuật công nghệ hạng trung trở xuống.
Tỉ trọng ngành dịch vụ trong GDP giảm liên tục trong những năm gần đây. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính – tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Tình trạng độc quyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp còn tồn tại ở nhiều ngành dịch vụ như điện lực, viễn thông, đường sắt. Một số ngành có tính chất động lực như giáo dục - đào tạo, khoa học – công nghệ, tính chất xã hội hoá còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước. Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, vẫn diễn ra tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, nhất là thiếu lao động trình độ cao; chất lượng giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu của quá trình chuyển dịch co cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Ngoài ra, tuy Việt Nam có tỷ trọng dịch vụ khá cao trong GDP nhưng các ngành có tỷ trọng lớn nhất lại không phải là dịch vụ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, viễn thông, tài chính... mà là các dịch vụ tay nghề thấp, chủ yếu là để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của cá nhân, cộng đồng và buôn bán nhỏ. Đơn cử như năm 2007, khoa học và công nghệ chỉ chiếm 0,6% GDP, tài chính và ngân hàng chỉ chiếm 1,8% GDP. Hậu quả là các chi phí trung gian như vận tải và các yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng khá cao. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status