Xây dựng hệ thống quản lý chuyến bay và bán vé máy bay cho hãng Pacific Airline - pdf 22

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 4
LỜI CẢM ƠN 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 9
1.1. GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC TẬP 9
1.1.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập 9
1.1.2. Sơ đồ tổ chức 13
1.2. GIỚI THIỆU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM 14
1.2.1. Các sản phẩm phần mềm 14
1.2.2. Phân loại 14
1.2.3. Thuộc tính của sản phẩm phần mềm 15
1.2.4. Các mô hình phát triển sản phẩm phần mềm 15
1.3. PHÁT BIỂU ĐỀ TÀI 19
1.3.1. Giới thiệu 19
1.3.2. Đặt vấn đề 19
1.3.3. Chức năng 20
1.3.4. Yêu cầu bài toán 20
1.3.5. chức năng kỹ thuật 21
1.3.6. Thiết kế đồ họa 21
1.3.7. Lập trình 21
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG 22
2.1. KHẢO SÁT QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ 22
2.1.1. Sơ đồ hoạt động của hệ thống cũ 22
2.1.2. Mô tả hoạt động nghiệp vụ 22
2.2. YÊU CẦU XÂY DỰNG CHỨC NĂNG CHI TIẾT CỦA HỆ THỐNG MỚI 22
2.2.1. Phần đầu của phần mềm 22
2.2.2. Các tiện ích 23
2.2.3. Những lợi ích mang lại cho khách hàng 23
2.3. MỘT SỐ BIỂU MẪU BÁO CÁO THU THẬP ĐƯỢC 24
2.4. LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT 24
2.4.1. Giới thiệu ngôn ngữ Visual Basic 24
2.4.2. Giới thiệu Cơ sở dữ liệu Access 26
2.4.3. Giới thiệu công cụ Crystal Report 27
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 32
3.1. XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG TOÀN HỆ THỐNG 32
3.3.1. Biểu đồ phân cấp chức năng 32
3.3.2. Mô tả các chức năng 33
3.2. XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU 34
3.3.1. Biều đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 34
3.3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 35
3.3.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 36
3.3. SƠ ĐỒ THỰC THỂ LIÊN KẾT(E-R) 40
3.3.1. Xác định thực thể 40
3.3.2. Xác đinh các liên kết giữa các thực thể 40
3.3.3. Xây dựng sơ đồ thực thể - liên kết (E-R) 42
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 43
4.1. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 43
4.3.1. Thiết kế các bảng dữ liệu 43
4.3.2. Các Query sử dụng trong hệ thống 51
4.3.3. Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu 52
4.2. THIẾT KẾ GIAO DIỆN MÀN HÌNH 52
4.3.1. Giao diện chính của chương trình 52
4.3.2. Chương trình kiểm tra vé 54
4.3.3. Chương trình bán vé 55
4.3.4. Chương trình đổi vé 57
4.3.5. Chương trình trả vé 58
4.3.6. Chương trình tìm kiếm 60
4.3. SỬ DỤNG PHẦN MỀM 61
4.3.1. Biểu tượng desktop 61
4.3.2. Giao diện 62
4.3.3. Chương trình đăng ký tài khoản của nhân viên hàng không 64
4.3.4. Chương trình đổi mật khẩu 64
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67


Thuộc tính của sản phẩm phần mềm
Thuộc tính của một sản phẩm phần mềm là các đặc tính xuất hiện từ sản phẩm một khi nó được cài đặt và được đưa ra dùng. Các thuộc tính này không bao gồm các dịch vụ được cung cấp kèm theo sản phẩm đó.
Thí dụ: mức hiệu quả, độ bền, khả năng bảo trì, khả năng dùng ở nhiều nền là các thuộc tính.
Các thuộc tính biến đổi tùy theo phần mềm. Tuy nhiên những thuộc tính tối quan trọng bao gồm:
Khả năng bảo trì: Nó có khả năng thực hành những tiến triển để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
Khả năng tin cậy: Khả năng tin cậy của phần mềm bao gồm một loạt các đặc tính như là độ tin cậy, an toàn, và bảo mật. Phần mềm tin cậy không thể tạo ra các thiệt hại vật chất hay kinh tế trong trường hợp hư hỏng.
Độ hữu hiệu: Phần mềm không thể phí phạm các nguồn tài nguyên như là bộ nhớ và các chu kì vi xử lý.
Khả năng sử dụng: Phần mềm nên có một giao diện tương đối dễ cho người dùng và có đầy đủ các hồ sơ về phần mềm.
Các mô hình phát triển sản phẩm phần mềm
Quá trình phát triển phần mềm là tập hợp các thao tác và các kết quả tương quan để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm. Hầu hết các thao tác này được tiến hành bởi các kỹ sư phần mềm. Các công cụ hỗ trợ máy tính về kỹ thuật phần mềm có thể được dùng để giúp trong một số thao tác.
Có 4 thao tác là nền tảng của hầu hết các quá trình phần mềm là:
Đặc tả phần mềm: Các chức năng của phần mềm và điều kiện để nó hoạt động phải được định nghĩa.
Sự phát triển phần mềm: Để phần mềm đạt được đặc tả thì phải có quá trình phát triển này.
Đánh giá phần mềm: Phần mềm phải được đánh giá để chắc chắn rằng nó làm những gì mà khách hàng muốn.
Sự tiến hóa của phần mềm: Phần mềm phải tiến hóa để thỏa mãn sự thay đổi các yêu cầu của khách hàng.
Mô hình thác nước
Mô hình này làm cho ý nghĩa việc sản xuất phần được thấy rõ hơn.
Phân tích các yêu cầu và định nghĩa: hệ thống dịch vụ, khó khăn và mục tiêu được hình thành bởi sự trợ ý của hệ thống người tiêu dùng. Sau đó các yếu tố này được định nghĩa sao cho có thể hiểu được bởi cả người phát triển và người tiêu dùng.
Thiết kế phần mềm và hệ thống: Thiết kế hệ thống các quá trình, các bộ phận và các yêu cầu về cả phần mềm lẫn phần cứng. Hoàn tất hầu như tất cả kiến trúc của các hệ thống này. Thiết kế phần mềm tham gia vào việc biểu thị các chức năng hệ thống phần mềm mà có thể được chuyển dạng thành một hay nhiều chương trình khả thi.
hực hiện và thử nghiệm các đơn vị: Trong giai đoạn này, thiết kế phần mềm phải được chứng thực như là một tập họp nhiều chương trình hay nhiều đơn vị nhỏ. Thử nghiệm các đơn vị bao gồm xác minh rằng mỗi đơn vị thỏa mãn đặc tả của nó.
Tổng hợp và thử nghiệm toàn bộ: Các đơn vị chương trình riêng lẻ hay các chương trình được tích hợp lại và thử nghiệm như là một hệ thống hoàn tất và chứng tỏ được các yêu cầu của phần mềm được thỏa mãn. Sau khi thử nghiệm phần mềm được cung ứng cho người tiêu dùng.
Sản xuất và bảo trì: Thông thường (nhưng không bắt buộc) đây là pha lâu nhất của chu kỳ sống (của sản phẩm). Phần mềm được cài đặt và được dùng trong thực tế. Bảo trì bao gồm điều chỉnh các lỗi mà chưa được phát hiện trong các giai đọan trước của chu kì sống; nâng cấp sự thực hiện của hệ thống các đơn vị và nâng cao hệ thống dịch vụ đánh giá là các phát hiện vê yêu cầu mới.
Chỗ yếu của mô hình này là nó không linh hoạt. Các bộ phận của đề án chia ra thành những phần riêng của các giai đoạn. Hệ thống phân phối đôi khi không dùng được vì không thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng. Mặc dù vậy mô hình này phản ảnh thực tế công nghệ. Như là một hệ quả đây vẫn là mô hình cơ sở cho đa số các hệ thống phát triển phần mềm - phần cứng.
Mô hình phát triển tiến hoá của phần mềm
Phân loại sự phát triển tiến hóa
Lập trình thăm dò: đối tượng của quá trình bằng cách làm việc với khách hàng để thăm dò các yêu cầu và phân phối phần mềm dứt diểm. Sự phát triển nên bắt đầu với những phần nào đã được hiểu rõ. Phần mềm sẽ được thêm vào các chức năng mới khi mà nó được đề nghị cho khách hàng (và nhận về các thông tin).
Mẫu thăm dò: đối tượng của phát triển tiến hoá này là nhằm hiểu các yêu cầu của khách hàng và do đó phát triển các định nghĩa yêu cầu tốt hơn cho phần mềm. Các mẫu tập trung trên các thí nghiệm với những phần đòi hỏi nào của khách hàng mà có thể gây sự khó hiểu hay ngộ nhận.
Phân tích mô hình: Mô hình phát triển tiến hóa này hiệu quả hơn mô hình thác nước. Tuy nhiên, nó vẫn còn các khuyết điểm:
Quá trình thì không nhìn thấy rõ được: Các nhà quản lý cần phân phối thường xuyên để đo lường sự tiến bộ. Nó không kinh tế trong việc làm ra các hồ sơ cho phần mềm.
Phần mềm thường dược cấu trúc cùng kiệt nàn: Sự thay đổi liên tục dễ làm đổ vỡ cấu trúc của phần mềm, tạo ra sự khó khăn và tốn phí.
Thường đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt: Hầu hết các hệ thống khả dĩ theo cách này được tiến hành bởi các nhóm nhỏ có kỹ năng cao cũng như các cá nhân phải năng động.
Mô hình này thích hợp với:
Phát triển các loại phần mềm tương đối nhỏ
Phát triển các loại phần mềm có đời sống tương đối ngắn
Tiến hành trong các hệ thống lớn hơn ở những chỗ mà không thể biểu thị được các đặc tả chi tiết trong lúc tiến hành. Thí dụ của trường hợp này là các hệ thống thông minh nhân tạo (AI) và các giao diện cho người dùng.
Mô hình xoắn ốc Boehm
Đây là mô hình phát triển từ mô hình thác nước cho thấy mức độ tổng quát hơn của các pha sản xuất của một sản phẩm. Mô hình được đề nghị bởi Boehm vào năm 1988. Mô hình này có thể chỉ ra các rủi ro có thể hình thành trên căn bản của mô hình quá trình (sản xuất) tổng quát.
Mô hình Boehm có dạng xoắn ốc. Mỗi vòng lặp thay mặt cho một pha của quá trình phần mềm. Vòng trong cùng tập trung về tính khả thi, vòng kế lo về định nghĩa các yêu cầu, kế đến là thiết kế, ...
Không có một pha nào được xem là cố định trong vòng xoắn. Mỗi vòng có 4 phần tương ứng với một pha.
Cài đặt đối tượng: Chỉ ra các đối tượng của pha trong đề án. Những khó khăn hay cưỡng bức của quá trình và của sản phẩm được xác định và được lên kế hoạch chi tiết. Xác định các yếu tố rủi ro của đề án. Các phương án thay thế tùy theo các rủi ro này có thể được dự trù.
Lượng định và giảm thiểu rủi ro. Tiến hành phân tích mỗi yếu tố rủi ro đã xác định. Các bước đặt ra để giảm thiểu rủi ro.
Phát triển và đánh giá: Sau khi đánh giá các yếu tố rủi ro, một mô hình phát triển cho hệ thống được chọn.



Tz5QSZP0IXG5IcU
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status