Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội - pdf 22

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội



MỤC LỤC
 
Mở đầu 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA
 CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của ngân hàng
 thương mại 3
1.1.1 Ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3
1.2. Hiệu quả cho vay của các NHTM đối với các DNNN 6
1.2.1 Khái niệm hiệu quả cho vay của NHTM 6
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM 7
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay 10
 
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC
 DNNN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
 VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI 16
2.1 Vài nét về sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại
 thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội 16
2.1.1 Sự ra đời của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
 Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội 16
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Ngân hàng TMCP
 Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội 17
2.1.3 Sơ đồ các phòng ban NHTMCP Ngoại thương
 Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội 20
 
2.2 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
 Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội 20
2.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn 20
2.2.2 Nghiệp vụ cho vay 21
 
2.2.3 Các dịch vụ khác của Ngân hàng 23
2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội 23
2.3 Thực trạng hiệu quả cho vay đối với các DNNN 24
2.3.1 Dư nợ cho vay DNNN 24
2.3.2 Nợ quá hạn và nợ gia hạn cho vay DNNN 26
2.3.3 Đánh giá hiệu quả cho vay đối với các DNNN của NHTMCP
 Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội 27
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO
 VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNN TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG
 VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI 31
3.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
 Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội 31
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với các
 DNNN tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội 31
3.2.1 Tăng cường công tác huy động vốn 31
3.2.2 Thực hiện tốt các chính sách khách hàng 32
3.2.3 Đa dạng hóa các hình thức cho vay 32
3.2.4 Các biện pháp khác 33
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 33
Kết luận 34
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lợi nhuận trước thuế được tạo ra trên một đồng tài sản.
Mức độ hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ví dụ các ngành nghề tương ứng với hệ số ở mức hợp lý như sau:
Ngành thương mại, dịch vụ:9-12% năm
Ngành thi công xây lắp: 6-8% năm
Ngành sản xuất vật liệu:8-10% năm
Ngành chế biến thuỷ sản:10-12% năm
Ngành chế biến nông lâm sản: 10-15% năm
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
=
Lîi nhuËn rßng
Vèn chñ së h÷u b×nh qu©n
Hệ số này chỉ có nghĩa khi sản suất kiinh doanh của khách hàng có lãi. Tỷ suất này ở một số ngành được xem là hợp lý:
Ngành thi công xây lắp: 9-12% năm
Ngành thương mại, dịch vụ: 10-15% năm
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng: 9-11% năm
Ngành chế biến thuỷ sản: 12-15% năm
Ngành chế biến nông lâm sản: 10-15% năm
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay
Hoạt động cho vay luôn là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất, nó đem lại khoảng 70% toàn bộ lợi nhuận của Ngân hàng thương mại. Song trong thời gian gần đây, nợ quá hạn có xu hướng gia tăng, nhiều món vay khó được hoàn trả, qua đó thấy rằng hiệu quả hoạt động cho vay đang là một vấn đề bức xúc hiện nay của các Ngân hàng thương mại. Hiệu quả cho vay phụ thuộc vào các nhóm yếu tố sau đây:
a) Các nhân tố thuộc về ngân hàng.
Trong cơ chế thị trường cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì tất yếu phải giải quyết các mâu thuẫn giữa người mua và người bán, giữa thế mạnh của mình có với các Ngân hàng khác. Trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn đó các ngân hàng cạnh tranh
nhau quyết liệt và tất yếu có ngân hàng giành ưu thế trong cạnh tranh, có ngân hàng phải chịu những rủi ro thất bại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố sau đây thuộc về ngân hàng là rất cần thiết để đánh giá hiệu quả cho vay, cụ thể:
- Khả năng quản lý và kiểm soát của ngân hàng.
Ngân hàng thương mại hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt với mục tiêu lợi nhuận là trên hết nên các ngân hàng ra sức mở rộng mạng lưới khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới để tăng trưởng khối lượng tín dụng, nhiều khi để lôi kéo khách hàng, ngân hàng đã bỏ qua nhiều điều kiện cần thiết, hay hạ thấp những tiêu chuẩn tín dụng đầu tư, giải quyết cho khách hàng vay vốn khi không được thẩm định kỹ lưỡng và không đủ thông tin, nên cho vay vượt nhiều lần vốn tự có của doanh nghiệp sẽ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.
- Chính sách, thể lệ, chế độ tín dụng của ngân hàng ban hành.
Về chính sách, thể lệ, chế độ tín dụng của ngân hàng ban hành nhiều khi chưa được kịp thời, cũng có quá nhiều văn bản chông chéo, quy định trùng lắp hay chưa chặt chẽ nên việc áp dụng vào thực tế gặp nhiều vướng mắc, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng. Thêm vào đó việc xây dựng hệ thống thông tin tín dụng, thông tin về khách hàng, khoản vay chưa được sự thực coi trọng, sự kiểm tra kiểm soát chưa được thường xuyên, kịp thời, khách hàng cung cấp thông tin thiếu chính xác… dẫn đến tình trạng quá tải về dư nợ, vượt quá khả năng quản lý, kiểm soát của ngân hàng, có nhiều khoản nợ khách hàng sử dụng vốn kém hiệu quả, sai mục đích cũng chưa đủ điều kiện để phát hiện kịp thời, khi phát hiện được thì đã quá muộn và gây tổn thất.
- Quy định về thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo nợ vay.
Thế chấp, cầm cố tài sản là một điều kiện pháp lý đảm bảo cho ngân hàng thu hồi được nợ vay trong trường hợp xảy ra rủi ro bất khả kháng, người vay không còn khả năng thanh toán. Trong những năm qua, việc thế chấp cầm cố tài sản ở các ngân hàng hầu hết đều thực hiện chưa tôt. Việc thẩm định dự án và tài
sản thế chấp nhiều khi chỉ mang tính hình thức, không có tác dụng. Trường hợp phổ biến là việc định giá tài sản thế chấp đôi khi thiếu chính xác, chứng từ sở hữu không đầy đủ tính pháp lý, tài sản không đảm bảo tính dễ bán, dễ chuyển nhượng, như vậy khi cần phát mại tài sản để thu hồi nợ vay thì không hoàn trả đủ vốn vay hay không đủ cơ sở pháp lý để phát mại. Cá biệt còn có những trường hợp khách hàng đem một tài sản đi thế chấp nhiều ngân hàng để vay vốn nhưng không bị phát hiện gây thiệt hại cho các ngân hàng khác.
- Công tác cho vay hay bảo lãnh của ngân hàng.
Cho vay hay bảo lãnh với giá trị quá lớn đối với một số doanh nghiệp mà vốn tự có, vốn chủ sở hữu của họ rất ít, trong những trường hợp như vậy rất dễ gây rủi ro lớn vì một doanh nghiệp thua lỗ sẽ rất khó thu hồi vốn vay cho ngân hàng.
- Trình độ năng lực cán bộ tín dụng.
Trình độ, năng lực cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập, do đó khả năng phân tích thẩm định, phán đoán trước khi đầu tư dự án chưa sâu sắc, việc đoán diễn biến thị trường tương lai của dự án rất phức tạp, đòi hỏi phải có những kiến thức tổng hợp, sâu rộng về kinh tế, xã hội, đời sống và nhu cầu của dân cư.
Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cho vay của các ngân hàng, cần xem xét và đánh giá một cách trung thực, tổng quan nhất các nhân tố thuộc về ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng đầu tư tài trợ dự án và nâng cao hiệu quả của công tác cho vay.
b) Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp.
Trong môi trường nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cạnh tranh khốc liệt, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chứa đựng rất nhiều rủi ro, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong quan hệ tín dụng, doanh nghiệp là người được ngân hàng tín nhiệm trao quyền sử dụng vốn. Vì vậy, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng chính là rủi ro của ngân hàng.
Điều khẳng định này buộc chúng ta phải tiến hành xem xét các nhân tố thuộc về doanh nghiệp có liên quan thế nào tới hiệu quả tín dụng.
- Trình độ quản lý, kỹ năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình độ quản lý, kỹ năng kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, trong khi đây chính là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi vay vốn họ lập ra phương án sản xuất kinh doanh rất hiệu quả, chứng minh đầu vào và đầu ra khả thi, nhưng do không tính hết đến biến động của thị trường nên bị thua lỗ. Trong một số món vay trung và dài hạn để nhập máy móc thiết bị, do phân tích dự án không chính xác dẫn đến máy móc nhập về không phát huy được tác dụng gây thiệt hại lớn, không thể hoàn trả tiền vay cho ngân hàng. Một điều thấy rõ nữa là năng lực quản lý của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp còn bị hạn chế nhiều mặt về kinh nghiệm thưc tiễn nên không có khả năng xử lý kịp thời những khó khăn trong kinh doanh dẫn đến tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp.
- Mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, không đảm bảo độ an toàn trong sử dụng vốn gây lãng phí thậm chí mất vốn. Ví dụ như nhiều doanh nghiệp dùng tiền vay của ngân hàng quay vòng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay, trong khi đó hoạt động kinh doanh gặp nh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status