Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá - pdf 22

Download miễn phí Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá



 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3
CỔ PHẦN MAY THANH HOÁ 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May Thanh Hóa 3
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 4
1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh 4
1.2.2. Sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh 5
1.2.2.1. Sản phẩm 5
1.2.2.2. Thị trường kinh doanh 5
1.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh 6
1.2.3. Nguồn nhân lực 6
1.2.4. Quy mô tài sản, vốn 8
1.2.5. Kết quả hoạt động qua các thời kỳ 10
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 12
1.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 12
1.3.2. Mô hình tổ chức sản xuất – kinh doanh 14
1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty 15
1.4.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý 15
1.4.2. Mô hình bộ máy quản lý 18
CHƯƠNG 2 19
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI 19
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH HOÁ 19
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 19
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán 21
2.2.1. Đặc điểm hệ thống chứng từ tại Công ty 21
2.2.2. Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán 22
2.2.3 Đặc điểm hệ thống sổ kế toán 22
2.2.4. Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán 23
2.3. Đặc điểm kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu: 24
2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền 24
2.3.2. Kế toán TSCĐ 25
2.3.3. Kế toán hàng tồn kho 28
2.3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 29
2.3.5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 31
2.3.6. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm: 32
2.3.7. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 33
2.3.8. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu: 34
2.4. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá: 34
2.4.1. Đặc điểm về lao động và quản lý lao động tại Công ty: 34
2.4.1.1. Đặc điểm về lao động: 34
2.4.1.2. Đặc điểm quản lý lao động: 35
2.4.2. Các hình thức tiền lương và quỹ tiền lương 35
2.4.2.1. Các hình thức tiền lương 35
2.4.2.2. Quỹ tiền lương 36
2.4.3. Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động 36
2.4.3.1. Hạch toán số lượng lao động 36
2.4.3.2. Hạch toán thời gian lao động 37
2.4.3.3. Hạch toán kết quả lao động 38
2.4.4. Kế toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao động 38
2.4.4.1. Xây dựng đơn giá tiền lương và tính lương, thưởng cho người lao động 38
2.4.4.2. Hạch toán tiền lương và tình hình thanh toán với người lao động ở phân xưởng sản xuất 39
2.4.4.3. Kế toán tiền lương và tình hình thanh toán với nhân viên văn phòng 47
2.4.4.4. Thủ tục tính BHXH phải trả trực tiếp cho CBCNV 53
2.4.5. Kế toán các khoản trích theo lương 55
2.4.5.1. Chế độ trích các khoản theo lương 55
2.4.5.2. Kế toán các khoản trích theo lương 55
2.4.6. Kế toán các nghiệp vụ khác 65
2.4.6.1. Thanh toán tiền lương và tạm ứng 65
2.4.6.2. Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý 68
CHƯƠNG 3 69
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LUƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH HOÁ 69
3.1. Những ưu điểm chủ yếu 69
3.1.1. Về thực trạng tổ chức hệ thống kế toán 69
3.1.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán 69
3.1.1.2. Về chế độ tài chính kế toán 69
3.1.1.3. Về hệ thống chứng từ tại Công ty 69
3.1.1.4. Về hệ thống tài khoản kế toán 70
3.1.1.5. Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán 70
3.1.1.6. Về hệ thống báo cáo kế toán 70
3.1.1.7. Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 70
3.1.2. Về hệ thống kiểm soát nội bộ 71
3.1.2.1. Về môi trường kiểm soát 71
3.1.2.2. Về hệ thống kế toán 72
3.1.2.3. Về các thủ tục kiểm soát 72
3.2. Những mặt còn tồn tại 72
3.2.1. Về hệ thống kế toán 72
3.2.1.1. Về chứng từ sử dụng, sổ sách, báo cáo kế toán 72
3.2.1.2. Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 72
3.2.2. Về hệ thống kiểm soát nội bộ 73
3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 73
3.3.1. Về chứng từ và kiểm tra chứng từ, báo cáo tài chính và kiểm tra báo cáo tài chính 73
3.3.2. Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đ của Công ty được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Công ty không có tài sản thuê tài chính. Nguyên giá TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng, TSCĐ tại Công ty hình thành chủ yếu do mua sắm được tính theo công thức:
NG = Gt + Tp + Pt + Lv – Tk – Cm – Th
Trong đó:
- NG: Nguyên giá TSCĐ
- Gt: Giá thanh toán cho người bán tài sản ( tính theo giá thu tiền 1 lần)
- Tp: Thuế, phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước ngoài giá mua( thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt)
- Pt: Phí tổn trước khi dùng, như: vận chuyển, lắp đặt, chạy thử…
- Lv: Lãi tiền vay phải trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng
- Tk: Thuế trong giá mua hay phí tổn được hoàn lại
- Cm: Chiết khấu thương mại hay giảm giá được hưởng
- Th: Giá trị sản phẩm, dịch vụ thu được khi chạy thử.
Trong quá trình sử dụng luôn có sự giảm dần giá trị do bị cọ xát, ăn mòn hay tiến bộ kỹ thuật… gọi là hao mòn TSCĐ. Hiện tượng này là một phạm trù khách quan, cho nên khi sử dụng Công ty đã tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Mức khấu hao hằng năm của 1 TSCĐ ( Mkhn ) được tính theo công thức sau:
Mkhn = Nguyên giá TSCĐ × Tỷ lệ khấu hao năm
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao năm = 1/ Số năm sử dụng
Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, Công ty ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không trích khấu hao.
Khi có TSCĐ mới đưa vào sử dụng, Công ty lập hội đồng giao nhận gồm có thay mặt bên giao, thay mặt bên nhận và một số uỷ viên để lập “ Biên bản giao nhận TSCĐ” cho từng đối tượng TSCĐ. Đối với những TSCĐ cùng loại, giao cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập cùng một biên bản. Sau đó phòng kế toán phải sao lại cho mỗi đối tượng ghi TSCĐ một bản để lưu vào hồ sơ riêng cho từng TSCĐ. Mỗi bộ hồ sơ TSCĐ bao gồm: “ Biên bản giao nhận TSCĐ”, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ,các bản sao tài liệu kỹ thuật và các chứng từ khác có liên quan. Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, kế toán mở thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của Công ty.Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận. Thẻ này được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Khi lập xong,
thẻ TSCĐ được dùng để ghi vào “ Sổ TSCĐ”.
Để phản ánh biến động TSCĐ, doanh nghiệp phải sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
TK 211 “ TSCĐ hữu hình” : TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của Công ty theo nguyên giá. TK 211 được chi tiết để theo dõi tình hình biến động của từng loại TSCĐ hữu hình như:
- TK 2111 “ Nhà cửa, vật kiến trúc ”
- TK 2112 “ Máy móc thiết bị ”
- TK 2113 “ Phương tiện vận tải, truyền dẫn ”
- TK 2114 “ Thiết bị vận tải, truyền dẫn ”
- TK 2118 “ TSCĐ hữu hình khác ”.
TK 213 “ TSCĐ vô hình ”: TK này phản ánh biến động TSCĐ vô hình của Công ty theo nguyên giá. TK này được chi tiết thành:
- TK 2131 “ Quyền sử dụng đất ”
- TK 2132 “ Quyền phát hành ”
- TK 2136 “ Giấy phép và giấy phép nhượng quyền ”
- TK 2138 “ TSCĐ vô hình khác ”
TK 214 “ Hao mòn TSCĐ ”: TK này phản ánh tình hình biến động của TSCĐ theo giá trị hao mòn. TK này được chi tiết thành:
- TK 2141 “ Hao mòn TSCĐ hữu hình ”
- TK 2143 “ Hao mòn TSCĐ vô hình ”.
Số dư TK 211, 213, 214 được trình bày trên Bảng cân đối kế toán.
2.3.3. Kế toán hàng tồn kho
Do hoạt động sản xuất của Công ty là gia công hàng may mặc xuất khẩu nên nguyên vật liệu phần lớn do phía đối tác cung cấp. Mặc dù vậy, Công ty cũng đã quản lý tốt khâu dự trữ, bảo quản và sử dụng vật liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho Công ty. Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán NVL Công ty đã xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho NVL rõ ràng, chính xác tương ứng về quy cách, chủng loại của NVL. Bên cạnh đó, kế toán NVL đã thực hiện ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị của NVL xuất kho, nhập kho, tồn kho đồng thời phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào chi phí sản xuất – kinh doanh. Điều này đòi hỏi Công ty áp dụng phương pháp tính giá NVL xuất kho hợp lý dựa vào đặc điểm sản xuất, trình độ nhân viên kế toán trong Công ty đó chính là phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền căn cứ vào lượng NVL xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân.
Giá thực tế của NVL xuất kho = Giá bình quân của 1 đơn vị NVL × Lượng vật liệu xuất kho
Với đặc điểm ít danh điểm NVL, Công ty sử dụng phương pháp hạch toán chi tiết NVL là phương pháp thẻ song song. Thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất NVL để ghi “ Thẻ kho ”. Kế toán NVL cũng dựa trên chứng từ nhập, xuất để ghi số lượng và tính thành tiền NVL nhập, xuất vào “ Thẻ kế toán chi tiết vật liệu ” ( mở tương ứng với thẻ kho ).Cuối kỳ, kế toán đối chiếu số liệu trên “ Thẻ kế toán chi tiết vật liệu ” với “ Thẻ kho ” tương ứng do thủ kho chuyển đến, đồng thời từ “ Sổ kế toán chi tiết vật liệu” , kế toán lấy số liệu để ghi vào “ Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu ” theo từng danh điểm, từng loại NVL để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu.
Công ty thực hiện kiểm kê NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên, theo dõi, phản ánh liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư trên sổ kế toán. Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế NVL tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu tồn trên sổ kế toán để phát hiện số lượng thừa, thiếu và tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đối với CCDC, Công ty tiến hành phân bổ nhiều lần, phần giá trị của nó được tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh của kỳ xuất dùng, được quản lý và hạch toán giống như NVL.
Cũng do đặc điểm hoạt động là gia công hàng may mặc theo hợp đồng xuất khẩu đi nước ngoài nên Công ty thường không có số dư TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, TK hàng hoá, hàng gửi bán.
Để hạch toán tổng hợp về NVL theo phương pháp KKTX Công ty sử dụng TK 152: “ Nguyên liệu, vật liệu ” chi tiết thành:
- TK 1521: NVL chính
- TK 1522: Vật liệu phụ

TK 151: “ Hàng mua đang đi đường ”.
TK sử dụng để hạch toán CCDC là TK 153: “ Công cụ, công cụ ” được chi tiết thành TK 1531: CCDC
- TK 1532: Bao bì luân chuyển
- TK 1533: Đồ dùng cho thuê.
Số dư các TK 152, 153 được trình bày trên Bảng cân đối kế toán.
2.3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 hình thức tiền lương:
- Tiền lương thời gian theo cấp bậc và dựa trên kết quả SXKD tính cho bộ phận quản lý; nhân viên văn phòng trong Công ty.
- Tiền lương theo sản phẩm: tính cho các đối tượng còn lại. Ngoài ra, bộ phận quản lý cũng được hưởng % trên tổng giá trị sản phẩm sản xuất.
Hàng tháng phòng Kế toán tính lương, thưởng cho người lao động trên
cơ sở các chứng từ theo dõi thời gian lao động, kết quả lao động và các chứng từ khác có liên quan ( giấy nghỉ phép, giấy tạm ứng, bi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status