Hiệp định về khía cạnh liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - pdf 22

Download miễn phí Đề tài Hiệp định về khía cạnh liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam



Hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã tương đối hoàn chỉnh, nội dung đã tiệm cận dần đến các nguyên tắc và quy định của WTO, WIPO .Hiện nay, VN đã là thành viên của các điều ước quan trọng như Công ước pari, Thoả ước Madrid, Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp ước hợp tác patent, Công ước Berne về bản quyền.và song phương liên quan đến việc khiếu nại, xét cử, trọng tài, thi hành bản án, quyết định, tương trợ tư pháp.giữa VN và các nước là những cơ sở quan trọng trong công tác thực thi quyền SHTT ở VN.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tác động mạnh đến Luật, quy định và các thủ tục hiện hành của các nước đang phát triển áp dụng trong lĩnh vực kinh tế xã hội như nông nghiệp, y tế, giáo dục và văn hoá khi trở thành thành viên WTO. Các điều kiện khoản chính của hiệp định TRIPS có thể phân chia thành 5 nhóm: tiêu chuẩn, thực thi, giải quyết tranh chấp, các quy định và nguyên tắc chung. Cuối cùng là những thoả thuận chuyển đổi.
1. Tiêu chuẩn:
Hiệp định TRIPS đưa ra những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu do các nước thành viên đề xuất trong mỗi linh vực chính của sở hữu trí tuệ. Lĩnh vực sở hữu bao gồm cấp bằng sáng chế (patent); bảo hộ giống cây trồng; bản quyền và các quyền liên quan (đó là các quyền của nghệ sĩ biểu diễn, nhà sản xuất băng ghi âm, các tổ chức phát thanh truyền hình); thông tin bí mật (bí mật thương mại, dữ liệu kiểm định); nhãn hiệu thương mại; dấu hiệu địa lý; thiết kế công nghiệp và thiết kế các mạch tích hợp.
2. Hiệu lực:
Nhóm điều khoản chính thứ hai là các thủ tục và chế tài trong nước đối với hiệu lực của IPRS. Lần đầu tiên, trong các Luật quốc tế về IPRS, điều khoản chi tiết về thủ tục dân sự và hành chính, các chế tài, biện pháp đặc biệt liên quan đến phạm vi biên giới và vấn đề tội phạm được đặt ra. Các điều khoản này xác định thủ tục pháp lý, hình phạt tối thiểu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan pháp Luật, toà án hành chính...
3. Giải quyết tranh chấp:
Hiệp định TRIPS quy định các tranh cãi giữa các thành viên WTO về sự tuân thủ nghĩa vụ theo hiệp định chịu sự điều chỉnh của thủ thục giải quyết tranh chấp của WTO. Hội nhập Bộ trưởng WTO lần thứ tư tại Doha (11 - 2001) đã thống nhất rằng các đơn kiện tranh chấp tồn đọng chưa xử lý có thể được xem xét kỹ hơn ở Hội đồng TRIPS và sẽ đưa ra báo cáo Hội nghị Bộ trưởng tiếp theo.
4. Những quy định và nguyên tắc chung:
Hiệp định TRIPS đưa ra những nguyên tắc cơ sở như không phân biệt đối xử giữa những người nước ngoài khác nhau (tối huệ quốc), Hiệp định cho phép các nước tự do quyết định chính sách "nhập khẩu song song" đối với các hàng hoá nhập khẩu mà người nắm giữ IPRS đưa ra ở thị trường khác một cách hợp pháp.
5. Thoả thuận chuyển đổ:
Các nghĩa vụ ghi trong hiệp đinh áp dụng một cách công bằng cho tất cả các thành viên. Nhưng đối với các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi thì thời gian bắt đầu áp dụng muộn hơn (từ 1 - 1 - 2000) trong khi thành viên là các nước công nghiệp phải áp dụng tất cả các điều khoản của hiệp định từ 1- 1 - 1996, còn với các nước kém phát triển (LDCs) thì từ
1 - 1 - 2006. Riêng sản phẩm dược được nói rộng cho các nước LDCs đến năm 2016.
Thực hiện các cam kết của WTO cụ thể là thực thi Hiệp định bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nghĩa vụ không thể thoái thác nhưng đồng thời cũng đem lại lợi ích to lớn cho các nước thành viên của tổ chức kinh tế quốc tế này.
II. Nội dung chính của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam:
Tại phiên họp cuối cùng ngày 18/11/2005 Quốc Hội đã thông qua Bộ Luật sở hữu trí tuệ, Bộ Luật này có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2006. Đây được xem là một bước tiến mạnh trong ngành lập pháp nước ta hướng đến việc gia nhập wto trong tương lai .
Từ năm 1995 đến năm 2005, toan bộ hệ thống các quy định hiện hành của nước ta về bảo hộ quyền SHTT chủ yếu được xây dựng trên cơ sở phần VI của Bộ Luật Dân sự. Ngoài ra còn có một số quy định liên quan đến SHTT được ghi nhận tạo một số văn bản pháp Luật thuộc các chuyên ngành khác như: Bộ Luật hình sự, Luật Khoa học và công nghệ, Luật hải quan, Luật Thương mại, Bộ Luật tố tụng dân sự, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, pháp lệnh giống cây trồng, Nghị định 63,...Để thi hành các quy định của Bộ Luật Dân sự về SHTT và một số văn bản của Chính phủ.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản này vẫn còn những điểm bất cập như: hệ thống các quy định về bảo hộ quyền SHTT nằm rải rác, tản mạn trong rất nhiều văn bản, phần lớn trong các văn bản quy phạm dưới Luật, hiệu lực thi hành thấp, gây khó khăn, phức tạp cho người vận dụng, vẫn có một số nội dung còn thiếu, chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tự bảo vệ quyến SHTT của mình nên chưa khắc phục được tình trạng nhầm lẫn giữa trách nhiệm của cơ quan nhà nước với trách nhiệm của bản thân tổ chức, cá nhân.
Nguyên tắc chung của Luật sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các hoạt động sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao các tài sản trí tuệ trong sản xuất, kinh doanh và phát triển khoa học, công nghệ phục vụ phát tin kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Theo Luật này, phần VI phần xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ theo đó Bộ Luật lần đầu tiên đưa ra chi tiết vấn đề xử phạt đối với việc vi phạm sở hữu trí tuệ như tại điều 213, 214, 2115 quy định về giả mạo về sở hữu trí tuệ. Tại mục 02 phần VI của Bộ Luật nêu một vấn đề mới là việc kiểm soát hàng hoá xuất nhập liên quan đến sở hữu trí tuệ. Về mức phạt cũng có sự thay đổi, mức phạt theo quy định mới nặng hơn, cần thiết hơn so với các văn bản ban hành trước đây, trong đó toà án có quyền căn cứ mức độ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để ấn định mức bồi thường thiệt hại về vật chất từ 5 - 200 triệu đồng, bồi thường thiệt hại về tinh thần từ 5- 50 triệu đồng. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp Luật về SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về nội dung Luật này có một số điểm chính:
*Về phạm vi điều chỉnh:
Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
* Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ:
1. Đối tượng của quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng của quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, cuộc phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
2. Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Luật bao gồm 6 phần 18 chương và 226 điều Luật
Phần 1: Những quy định chung
Phần 2: Quyền tác giả và các quyền liên quan
Phần 3: Quyền sở hữu công nghiệp
Phần 4: Quyền đối với cây trồng
Phần 5: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Điều khoản chuyển tiếp
1. Các quyền tác giả, các quyền liên quan được bảo hộ theo quy định pháp Luật có hiệu lực trước ngày Luật này có hiệu lực, nếu còn thời hạn bảo hộ vào ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục bảo hộ theo quy định tại Luật này.
2. Các đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status