Loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp với doanh nghiệp để thấy rõ được tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp - pdf 22

Download miễn phí Tiểu luận Loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp với doanh nghiệp để thấy rõ được tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp



Ngay trong quá trình chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền đã được bảo đảm nhờ thiết kế sản xuất theo kết cấu hợp lý, bả đảm yêu cầu thống nhất hoá và tiêu chuẩn hoá, tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian lao động.
Trong quá trình hoạt động, hiệu quả kinh tế còn được thể hiện trong những mặt sau :
- Tăng sản lượng của đơn vị máy móc và đưa đơn vị diện tích sản xuất do sử dụng thiết bị máy móc và công cụ chuyên dùng, giữa thời gian gián đoạn trong sản xuất.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời mở đầu
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao trên cơ sở quán triệt ba vấn đề kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường : sản xuất cái gì, sản xuất bằng cách nào và sản xuất cho ai.
Về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, tổ chức sản xuất hợp lý đem lại ý nghĩa to lớn về nhiều mặt :
- Cho phép hay góp phần quan trọng vào việc sử dụng có hiệu quả nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị máy mócvà sức lao động trong doanh nghiệp.
- Góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện được mục tiêu kinh tế tổng hợp của doanh nghiệp, tức làm ăn có lãi.
- Có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp ( không gây môi trường, không gây độc hại).
Từ ý nghĩa to lớn đố mà ta thấy tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, muốn có phương án tổ chức sản xuất hợp lý và có hiệu quả cao, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích sự tác động của các loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất .
Do đó em chọn đề tài : loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp với doanh nghiệp để thấy rõ được tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp .
Kết cấu của bài tiểu luận này như sau :
Nội dung
Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền
Phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm
Kết luận
Nội dung
Bất cứ một doanh nghiệp nào kể cả doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất mục tiêu bao quát nhất của doanh nghiệp là phát triển những tổ, đội làm việc cùng nhau để đảm bảo sản xuất vói chi ơhí thấp và tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng doanh nghiệp muốn đạt được tối đa hoá lợi nhuận thì cần chọn cho mình loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất sao cho phù hợp với doanh nghiệp.
1. Khái niệm và vai trò của loại hình sản xuất
- Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức – kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất, được quy định bởi trình độ chuyên môn hoá của nơi làm việc, số chủng loại và tính ổn định của đối tượng chế biến trên nơi làm việc.
- Loại hình sản xuất là căn cứ quan trọng để tiến hành tổ chức và kế hoạch của doanh nghiệp . Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất , kinh doanh và doanh nghiệp .
Trong thực tiễn, người ta chia loại hình sản xuất thành : loại hình sản xuất khối lượng lớn, loại hình sản xuất hàng loạt và loại hình sản xuất đơn chiếc. Khi xác định loại hình sản xuất thì doanh nghiệp phải chọn phương pháp sản xuất phù hợp với doanh nghiệp của mình. Sau đó, căn cứ vào loại hình chiếm ưu thế để xác định loại hình sản xuất chung cho doanh nghiệp .
2. Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền .
- Loại hình sản xuất khối lượng lớn : nơi làm việc chỉ chế biến một loịa chi tiết hay chỉ tiến hành một bước công việc nhất định. Như vậy, nơi làm việc được chuyên môn hoá rất cao. Với loại hình này người ta có thể sử dụng các thiết bị, máy móc, công cụ chuyên dùng, bố trí các nơi làm việc theo hình thức đối tượng, chuyên môn hoá công nhân, do đó, năng suất và hiệu quả cao.
- Loại hình sản xuất hàng loạt : Noi làm việc được phân công chế biến một số loại chi tiết khác nhau, các chi tiết được thay nhau chế biến lần lượt định kỳ. Nếu số lượng của mỗi loại chi tiết lớn thì gọi là sản xuất hàng loạt lớn . Ngược lại, nếu số lượng của mỗi loại chi tiết tương đối ít thì gọi là sản xuất hàng loạt nhỏ. Loại hình sản xuất ở giữa hai loại vừa nêu gọi là sản xuất hàng lạot vừa.
Đối với hai loại hình sản xuất trên thi phương pháp sản xuất phù hợp nhất là sản xuất theo dây chuyền.
Sản xuất dây chuyền được coi là một phương pháp tổ chức sản xuất tiên tiến. Nó ra đời vào những năm đầu thế kỷ 20. Người khởi xướng và áp dụng mạnh mẽ phương pháp này trong công nghiệp nước Mỹ là Henry Ford. Vì vậy, đôi khi người ta còn gọi sản xuất dây chuyền là học thuyết Ford.
Sản xuất liên tục là sản xuất hàng trên cơ sở dây chuyền với một tốc độ định trước. Phương pháp dây chuyền đòi hỏi sản phẩm chuyển động không ngừng từ công đoạn này sang công đoạn khác, không dừng lại để kiểm tra tại một điểm nào trong quá trình sản xuất. Sản xuất liên tục được áp dụng trong các nhà máy chế biến thực phẩm lớn và trong công nghiệp hoá chất.
Công đoạn lắp ráp trong sản xuất thường là công đoạn liên tục. Ví dụ, kỹ thuật bằng chuyền lắp ráp được sử dụng ở các nhà máy ché tạo ô tô, radio, tủ lạnh và các sản phẩm tương tư.
Sản xuất liên tục cũng có thể sử dụng trong sản xuất hộp số. Trong trường hợp này một dây chuyền các máy công cụ hay công đoạn được bố trí cân xứng. Ví dụ người điều khiển máy thứ nhất sẽ lấy phôi đúc ở kho ra và thực hiện công đoạn thứ nhất. Sau đó chi tiết đã được gia công một phần thường được đưa lên băng tải để chuyển tiếp cho người tiếp theo để thực hiện công đoạn sau. Cứ như vậy, hết công đoạn này đến công đoạn khác phôi đúc được gia công cho đến khi thành một chi tiết máy hoàn chỉnh.
Các dây chuyền cân bằng. Để đảm bảo tính chất kinh tế, một công đoạn trong một dây chuyền liên tục phải cần dùng một lúc khoảng thời gian như nhau, nếu cần thì có thể có hai hay nhiều máy cùng làm việc đồng thời cho những công đoạn chậm. Thiết kế của mỗi dây chuyền gia công liên tục đảm bảo thời gian cần thiết tại mỗi vị trí làm việc bằng nhau thì ta có một dây chuyền cân bằng. Việc cân bằng một dây chuyền lắp ráp có sử dụng lao động chân tay không khó như việc cân bằng một day chuyền máy công cụ, bởi vì một khi thời gian thực hiện một công đoạn của máy đã được thiết lập thì nó sẽ trở nên cố định. Mặt khác, lao động chân tay có thể được phân bố lại để đạt được một dòng sản xuất ổn định, có hiệu quả bằng cách thay đổi nội dung công việc của mỗi người thợ dây chuyền.
Những tiến bộ mới đây trong việc cân bằng dây chuyền đã đạt được là nhờ có máy vi tính. Ví dụ, trong ,ột công ty đã xây dựng được một chương trình cho phép máy vi tính xác định 1.000 cách tính tổ hợp nhân sự hoàn hảo rồi chọn ra 10 cách tốt nhất. Sau đó kỹ sư công nghiệp (TCSX) sẽ lựa chọn lần cuối trong số 10 cách đó.
HIệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền
Ngay trong quá trình chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền đã được bảo đảm nhờ thiết kế sản xuất theo kết cấu hợp lý, bả đảm yêu cầu thống nhất hoá và tiêu chuẩn hoá, tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian lao động.
Trong quá trình hoạt động, hiệu quả kinh tế còn được thể hiện trong những mặt sau :
- Tăng sản lượng của đơn vị máy móc và đưa đơn vị diện tích sản xuất do sử dụ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status