Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam - pdf 22

Download miễn phí Tiểu luận Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam



 
Mục lục
Nội dung Trang
Lời mở đầu 4
1.Kinh tế hàng hoá- Kinh tế thị trường 6
1.1.Tính tất yếu của kinh tế hàng hoá trong quá trình đi lên CNCS 6
1.2.Kinh tế thị trường- nấc thang phát triển cao hơn của KTHH 7
1.2.1.Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa 8
1.2.2.KTTT định hướng XHCN và KTTT XHCN 9
1.2.2.1.Kinh tế thị trường XHCN 10
1.2.2.2.Kinh tế thị trường định hướng XHCN 11
2.Đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam 13
2.1.KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế kết hợp hai mặt kinh tế- xã hội ngay trong từng bước phát triển. 14
2.2.Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo 16
2.3.Nhà nước quản lý nền KTTT ở nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam 17
2.4.Sự vận hành của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là sự kết hợp chặt chẽ giữa thị trường và kế hoạch 19
3.Quá trình nhận thức và phát triển KTTT định hướng XHCN 20
3.1.Lịch sử quá trình phát triển của mô hình CNXH 20
3.1.1.Lịch sử của mô hình CNXH 20
3.1.2.Chủ nghĩa xã hội hiện thực trong thế kỷ XX 21
3.1.3.Thời đại đang chín muồi của CNXH 22
3.2.Quá trình nhận thức và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 24
4.Thực trạng kinh tế Việt Nam với mô hìnhKTTT định hướng XHCN 25
4.1.Những thành tựu của mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam 25
4.2.Những mặt hạn chế sau một thời gian đổi mới 27
5.Một số giải pháp để phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN 30
5.1.Giữ vững ổn định chính trị 30
5.2.Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật kinh tế 31
5.3.Mở rộng phân công lao động, phân bố lao động và dân cư 31
5.4.Thực hiện nhất quán cơ cấu kinh tế nhiều thành phần 31
5.5.Tạo lập và phát triển động bộ các yếu tố thị trường 32
5.6.Phát triển nền kinh tế theo hướng CNH – HĐH 32
5.7.Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để phát triển KTTT 33
5.8.Con người là nhân tố quan trọng trong phát triển LLSX 33
Kết luận 34
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tế thị trường, vừa mang những nét riêng.Ngoài những nét chung của KTTT như:
- Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
- Giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…Sự tác động giữa các quy luật tạo nên cơ chế điều tiết của nền kinh tế.
- Kinh tế thị trường hiện đại còn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua luật pháp kinh tế, kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta còn có những nét đặc trưng:
2.1.Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế kết hợp hai mặt kinh tế – xã hội ngay trong từng bước phát triển.
Trong nhiều đặc tính có thể làm tiêu thức để phân biệt nền KTTT này với nền KTTT khác phải nói đến mục tiêu kinh tế- xã hội mà nhà nước và nhân dân đã lựa chọn làm định hướng chi phối sự vận động, phát triển của nền KTTT. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã quy định tính tất yếu khách quan phải định hướng XHCN cho nền KTTT ở nước ta. Đó chính là sự khác biệt rõ nét nhất giữa KTTT nước ta với KTTT các nước khác. Sự khác biệt này được Đảng chỉ rõ trong Đại hội IX: “Mục đích của nền KTTT định hướng XHCN là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân.”(1) Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG 1995-1996,T8,trang 493.
Trong nền KTTT nước ta, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của KTTT được sử dụng như một công cụ, phương tiện để đạt tới nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, ổn định nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” góp phần phát huy mọi tiềm năng, sức lực trong xã hội, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân làm giàu cho mình và cho toàn xã hội. Đây cũng chính là nội dung, yêu cầu phát triển rút ngắn ở nước ta hiện nay.
Đồng thời với việc khai thác triệt để những mặt tích cực, những lợi thế của KTTT, chúng ta khắc phục, ngăn ngừa, hạn chế những mặt tiêu cực phát sinh từ mặt trái của nền kinh tế thị trường: vừa kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, vừa bảo vệ lợi ích của nhân dân và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động; vận dụng các quy luật của thị trường để kiên trì thực hiện công bằng xã hội, giải quyết vấn đề công bằng, tiến bộ xã hội cải thiện đời sống nhân dân phù hợp với từng bước tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện công bằng trong phát triển con người.Theo đó có thể coi phát triển trong công bằng là một đặc điểm quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Chúng ta không đợi khi KTTT phát triển mới giải quyết công bằng xã hội mà có thể và cần giải quyết nó trong từng bước phát triển của nền kinh tế, sản xuất gắn liền với đời sống nhân dân, thu nhập kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liềnvới xoá đói giảm nghèo.Phát triển trong công bằng là sự phát triển mà mọi tầng lớp nhân dân đều có điều kiện để tham gia và được hưởng những thành quả tương xứng với sức lực, khả năng, trí tuệ họ bỏ ra, bảo đảm cơ bản về cơ hội cho người dân tham gia các hoạt động kinh tế xã hội. Phát triển trong công bằng được hiểu là cả hai mặt kinh tế và xã hội của thị trường phải được chủ động kết hợp với nhau thông qua luật pháp , chính sách kinh tế và chính sách xã hội cả tầm vĩ mô và vi mô.
Cái khác cơ bản của thị trường XHCN là thu hẹp dần sự phân biệt giàu nghèo. Công bằng về phân phối thu nhập đã tạo ra và là nguồn gốc của mọi công bằng khác như công bằng về chăm sóc y tế, về học hành…Muốn vậy phải vận dụng các quy luật thị trường để kiên trì thực hiện công bằng xã hội chứ không phải ra những mệnh lệnh hành chính thay cho thị trường hay dùng một bộ máy phân phối thay cho thị trường, phải dùng luật pháp để cho quy luật phân phối theo lao động dần dần được phát huy tác dụng ngày càng cao hơn kiểu tư bản.
Để đạt tới công bằng trong phân phối thu nhập , chúng ta thực hiện các hình thức phân phối thu nhập: phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, hiệu suất công tác, phân phối theo mức góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh, phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội, trong đó hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đi đôi với chính sách điều tiết thu nhập một cách hợp lý nhằm thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giàu- nghèo, vừa khuyến khích lao động, vừa đảm bảo những phúc lợi xã hội cơ bản.
2.2.Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Nền kinh tế thị trường nước ta trong thời kỳ quá độ gồm nhiều thành phần kinh tế trên cơ sở các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân). Mỗi thành phần kinh tế có mục đích cụ thể khác nhau nhưng đều phải chịu sự chi phối và kiểm soát, định hướng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ta với tư cách là thay mặt cho ý chí và quyền lực của nhân dân, đồng thời nắm trong tay các mạch máu quan trọng có đủ điều kiện hướng dẫn điều tiết, kiểm soát tất cả các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN nhằm mục đích dân giàu nước mạnh mọi người sống hạnh phúc có văn hoá, kỷ cương. Vì vậy, các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật được tạo môi trường và điều kiện cho sản xuất kinh doanh được khuyến khích phát triển nhưng mỗi chủ thể kinh tế đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa bao gồm các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể phải trở thành nền tảng của toàn bộ nền kinh tế đóng vai trò chủ đạo là chỗ dựa để nhà nước quản lý điều tiết hướng dẫn sản xuất hàng hoá cuả các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN. Kinh tế quốc doanh cũng như mọi thành phần kinh tế khác phải đương đầu với thị trường, chịu sự chi phối của các quy luật thị trường. Để làm tốt vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước phải khắc phục hạn chế quản lý hành chính, làm chủ thị trường bằng nghệ thuật quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất hàng hoá của các thành phần kinh tế khác. Trong thời kỳ quá độ tiềm năng của những thành phần kinh tế này còn lớn , có vai trò quan trọng trong phát triển lực lượng sản xuất, tạo ra công việc và sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần giải quyết những khó khăn kinh tế- xã hội. Nhưng sản xuất hàng hoá của các thành phần kinh tế đó đều có cơ sở chung là dựa trên chế độ tư hữu không thể tránh khỏi ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status