Nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư - pdf 22

Download miễn phí Tiểu luận Nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư



Với sự thèm khát giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và phương pháp bóc lột này đã đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư bản. Nhưng dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù sức lao động của công nhân là hàng hoá, nhưng nó lại tồn tại trong cơ thể sống của con người. Vì vậy, ngoài thời gian người công nhân làm việc cho nhà tư bản trong xí nghiệp, người công nhân đòi hỏi còn phải có thời gian để ăn uống nghỉ ngơi nhằm tái sản xuất ra sức lao động. Mặt khác, sức lao động là thứ hàng hoá đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi còn phải có thời gian cho những nhu cầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình. Từ đó tất yếu dẫn đến phong trào của giai cấp vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản phải rút ngắn thời gian lao động trong ngày.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời mở đầu
Từ giữa thế kỷ XVII đến nay, các nhà kinh tế chính trị học tư sản trong chừng mực nhất định đã nghiên cứu vấn đề giá trị thặng dư được tạo ra như thế nào. Nhưng “tất cả các nhà kinh tế chính trị học đều phạm phải cái sai lầm là đã không xét giá trị thặng dư dưới dạng thuần tuý, với tư cách là giá trị thặng dư mà xét dưới hình thái đặc thù là lợi nhuận và địa tô”. Chẳng hạn như W.Petty và trường phái trọng nông Pháp đã coi địa tô là hình thái chung của giá trị thặng dư. A. Smith tuy là người đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống các phạm trù lợi nhuận, địa tô và lợi tức, nhưng ông không coi bản thân giá trị thặng dư là một phạm trù chuyên môn có hình thái đặc thù khác với lợi nhuận và địa tô . Về sau Ricardo lại nghiên cứu sâu thêm các hình thái đặc thù này; nhưng ông chỉ chú ý nghiên cứu mối quan hệ về lượng, lợi tức và địa tô và vẫn không phát hiện ra phạm trù chung- giá trị thặng dư.
Trong lịch sử các học thuyết kinh tế, rất nhiều các nhà kinh tế phạm phải các sai lầm này. Không kể đến một số nguyên nhân như học thuyết giá trị lao động của họ bị hạn chế về tính giai cấp và thiếu tính khoa học, thì một nguyên nhân quan trọng khác là sự vận dụng sai lầm phương pháp luận của họ được biểu hiện trên hai mặt: Thứ nhất, họ không thể vạch ra tính quy định bản chất từ các hiện tượng kinh tế, “họ chộp lấy một cách thô bạo những tài liệu do kinh nghiệm đem lại và họ chỉ quan tâm đến thứ tài liệu này mà thôi”. Thứ hai, họ chỉ xem xét một cách cô lập các hiện tượng cá biệt trong vận hành kinh tế, không thể vạch ra quan hệ nội tại của các hiện tượng này và sự chuyển hoá quan hệ của chúng. Họ không thông qua bất cứ khâu trung gian chuyển tiếp nào, mà lẫn lộn trực tiếp giá trị thặng dư với các hình thái cụ thể của nó tức là lợi nhuận, lợi tức và địa tô, do đó nảy sinh một loạt các vấn đề: Trình bày không mạch lạc, các mâu thuẫn không được giải quyết và những điều nhảm nhí khác. Và chỉ đến khi Mác phát hiện ra lý luận giá trị thặng dư thì mọi vấn đề khoa học, bản chất mới được làm sáng tỏ.
Theo đánh giá của V.I Lênin thì lý luận giá trị thặng dư chính là “hòn đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác” và học thuyết kinh tế của C. Mác là “nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác”.
Nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư
C. Mác đã hoàn chỉnh lý luận giá trị thặng dư sau khi lấy điểm xuất phát là đi từ lý luận giá trị, giá trị thị trường (giá trị trao đổi) và giá cả. Sở dĩ như vậy là vì giá trị là cơ sở của giá trị thặng dư. Phủ nhận lý luận giá trị cũng đồng nghĩa với phủ nhận lý luận giá trị thặng dư và ngược lại.
Trước hết, C.Mác nghiên cứu sự chuyển hoá của tiền thành tư bản (trình bày trong phần 2, quyển 1, tập 23). Thông qua sự phân tích phân biệt tiền thông thường và tiền là tư bản từ hai công thức: H-T-H và T-H-T’, Mác khẳng định: tiền chỉ biến thành tư bản khi được sử dụng để bóc lột lao động của người khác. Gọi là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản dù kinh doanh trong ngành nào (công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng…) đều vận động theo công thức chung. Bất cứ tiền nào vận động theo công thức T-H-T đều được chuyển hoá thành tư bản. Do mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng nên vòng lưu thông chấm dứt ở giai đoạn hai. Khi những người trao đổi đã có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Còn mục đích lưu thông của tiền tệ với tư cách là tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy nếu số tiền thu bằng số tiền ứng ra thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là: T-H-T’, trong đó T’= T + ∆T. ∆T là số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra, C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích của lưu thông T-H-T’ là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động T-H-T’ là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.
Sau khi đưa ra công thức chung Mác phân tích là trong lưu thông 2 trường hợp: ngang giá và không ngang giá, kể cả gian lận trong mua bán đều không làm tiền tệ lớn lên (đều không sinh ra ∆T). Và từ đây, C.Mác chỉ ra mâu thuẫn của công thức chung tư bản: “ Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông” (C.Mác: Tư bản. NXB Sự thật, HN, 1987, Q1, tập 1,tr 216). Và Mác đã giải quyết mâu thuẫn đó xuất phát từ yếu tố H, H chia thành 3 loại: hàng hoá tư liệu sản xuất, hàng hoá tư liệu tiêu dùng và hàng hoá sức lao động, áp dụng phương pháp loại trừ dần và tìm ra hàng hoá sức lao động: một thứ hàng hoá có thuộc tính đăc biệt – tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, nguồn gốc sinh ra ∆T và làm cho T lớn lên. C.Mác đã nhấn mạnh sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ hai điều kiện tiền đề:
Một là, người lao động phải tự do về thân thể, phải làm chủ được sức lao động của mình và có quyền đem bán cho người khác. Vậy người có sức lao động phải có quyền sở hữu sức lao động của mình.
Hai là, người lao động phải tước hết tư liệu sản xuất để trở thành người vô sản và bắt buộc phải bán sức lao động, vì không còn cách nào khác để sinh sống.
Cũng như những hàng hoá khác, hàng hoá - sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hoá sức lao động là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân, vợ con anh ta; những yếu tố tinh thần, dân tộc, tôn giáo của người công nhân, những chi phí đào tạo người công nhân.
Giá trị hàng hoá sức lao động giống giá trị hàng hoá thông thường ở chỗ: Nó phản ánh một lượng lao động hao phí nhất định để tạo ra nó. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau căn bản: Giá trị của hàng hoá thông thường biểu thị hao phí lao động trực tiếp để sản xuất hàng hoá nhưng hàng hoá - sức lao động lại là sự hao phí lao động gián tiếp thông qua việc sản xuất ra những vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân. Còn hàng hoá sức lao động ngoài yếu tố vật chất, nó còn có yếu tố tinh thần lịch sử, dân tộc, yếu tố gia đình và truyền thống, nghề nghiệp mà hàng hoá thông thường không có.
Cũng giống như các hàng hoá thông thường, hàng hoá sức lao động có khả năng thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của người mua. Nhưng giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có thuộc tính đặc biệt, nó khác hoàn toàn với hàng hoá thông thường ở chỗ: Khi đem tiêu dùng hay sử dụng nó thì không những không bị tiêu biến theo thời gian về giá trị và giá trị sử dụng mà ngược lại nó lại tạo ra một lượng giá trị mới c + m ( c + m > v, với v là giá trị sử dụng của bản thân nó). Khoản lớn lên được sinh ra trong quá trình sử d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status