78 đề thi môn công nghệ chế tạo máy đồ gá - pdf 22

Chia sẻ cho anh em Ket-noi

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY & ĐỒ GÁ
LỚP: CAO ĐẲNG NGHỀ SỬA CHỮA CƠ KHÍ 08
Thời gian: 90 phút
(Sinh viên không được dùng tài liệu. Sinh viên nộp lại đề)
ĐỀ I
Câu 1: (2đ). Kẹp chặt chi tiết khi gia công có công dụng gì? Các yêu cầu khi kẹp chặt là gì?
Câu 2: (3đ). Lượng dư gia công là gì? Khi lượng dư gia công quá lớn hay quá bé sẽ dẫn đến những vấn đề gì?
Câu 3: (3đ). Chi tiết được gá đặt như hình vẽ sau để gia công rãnh. Hệ tọa độ được gắn cho hình chiếu đứng. Hãy cho biết:
a. Chi tiết bị khống chế các bậc tự do nào? (Chỉ rõ từng bề mặt bị khống chế các bậc tự do nào?)
b. Kích thước gia công 30 0,15 có đạt yêu cầu không? Tại sao? Biết sai số do điều chỉnh máy là  = 0,1.


Câu 4: (2đ). Để gia công lỗ Ø20±0,05 đạt yêu cầu như hình vẽ. Hãy:
a. Chọn phương án định vị và vị trí đặt lực kẹp để gia công.
b. Vẽ ký hiệu định vị và kẹp chặt trực tiếp vào hình vẽ.
Cho biết các bề mặt A, B, C, D không gia công, các bề mặt khác đã được gia công.

Ngày 15 tháng 06 năm 2010
Khoa cơ khí Người ra đề



Trần Duy Cường


TRƯỜNG CĐKT CAO THẮNG
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY & ĐỒ GÁ
LỚP: CAO ĐẲNG NGHỀ SỬA CHỮA CƠ KHÍ 08
ĐỀ I

Câu 1: (2đ)
- Kẹp chặt chi tiết khi gia công có công dụng giữ cho chi tiết gia công không bị xê dịch (0,5đ)
khỏi vị trí định vị.
- Các yêu cầu khi kẹp chặt: (1,5đ)
+ Khi kẹp chặt không được làm thay đổi vị trí đã định vị của chi tiết gia công.
+ Lực kẹp phải nhỏ nhất. Chỉ cần đủ để giữ cho chi tiết gia công không bị thay đổi vị trí trong quá trình gia công.
+ Khi kẹp, độ biến dạng của chi tiết gia công không vượt quá phạm vi cho phép của điều kiện kỹ thuật.
+ Cấu tạo cơ cấu kẹp chặt phải đơn giản, thao tác nhanh, an toàn.
Câu 2: (3đ)
- Lượng dư gia công là lớp kim loại được hớt đi trong quá trình gia công. (0,5đ)
- Nếu lượng dư gia công quá lớn sẽ dẫn đến: (1,5đ)
+ Tốn vật liệu, làm cho hệ số sử dụng vật liệu giảm xuống.
+ Tăng khối lượng lao động để gia công chi tiết.
+ Tốn năng lượng điện.
+ Hao mòn công cụ cắt.
+ Máy mòn nhanh.
+ Vận chuyển nặng.
- Nếu lượng dư gia công quá nhỏ sẽ dẫn đến: (1đ)
+ Lượng dư không đủ để hớt đi sai lệch của phôi.
+ Hiện tượng trượt giữa dao và chi tiết, dao bị mòn nhanh, bề mặt gia công không bóng.
+ Tăng phế phẩm dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.
Câu 3: (3đ)


a. Mặt A khống chế bậc tự do tịnh tiến theo Oy. (0,5đ)
Mặt trụ khống chế bậc tự do tịnh tiến theo Ox, Oz và xoay quanh Ox, Oz. (0,5đ)
b. Sai số của kích thước 30 0,15 phụ thuộc vào dung sai của kích thước 200 0.14. Vì vậy sai số chuẩn của kích thước 30 0,15 là . (1đ)
Ta có sai số chuẩn cho phép: (0,5đ)
Vậy  , do đó kích thước gia công 30 0,15 không đạt yêu cầu. (0,5đ)

Câu 4: (2đ)
a. Giải thích vì sao chọn phương án định vị, vị trí đặt lực kẹp và phương án đó chấp nhận được. (1đ)
Dưới đây là một phương án:
- Lực kẹp chặt nên cùng chiều với lực cắt. Do đó chọn lực kẹp hướng từ trên xuống và chọn mặt G làm mặt định vị chính (khống chế 3 bậc tự do), vị trí đặt lực kẹp là trên mặt E để đảm bảo chi tiết không bị cong vênh.
- Vì các kích thước xác định tâm lỗ có gốc ở mặt F và H. Vì vậy chọn mặt F và H làm chuẩn định vị để tránh sai số chuẩn. Chọn mặt F khống chế 2 bậc tự do, mặt H khống chế 1 bậc tự do vì diện tích mặt F lớn hơn.
- Để tăng độ cứng vững của chi tiết khi gia công ta định vị phụ ở mặt B.
b. Hình vẽ


qi73fBRw0j39Mkm
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status