Phân tích nội dung và kết quả chủ yếu của cải cách và mở cửa của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kỳ 1978 - 2000 và liên hệ công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam 1986 đến nay - Giống nhau và khác nhau - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Phân tích nội dung và kết quả chủ yếu của cải cách và mở cửa của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kỳ 1978 - 2000 và liên hệ công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam 1986 đến nay - Giống nhau và khác nhau



Về nhập khẩu, hướng theo chiến lược điều chỉnh nền kinh tế, Trung Quốc đã thay đổi chính sách nhập khẩu thiết bị kĩ thuật. Quan điểm của Trung Quốc chỉ nhập khẩu có chọn lọc thiết bị toàn bộ cho những công trình lớn, nhưng rất cá biệt, Trung Quốc ưu tiên nhập khẩu kĩ thuật và công nghệ để cải tạo các xí nghiệp cũ đã lạc hậu. Với quân điểm như vậy, Trung Quốc đã nhập công nghệ và kĩ thuật của trên 40 nước, chủ yếu là của Mĩ, Nhật, Anh, Pháp, Tây Đức v.v.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ã hội chủ nghĩa. Về vấn đề này, quan điểm của Trung Quốc cho rằng, trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không phải do kế hoạch điều tiết đơn nhất, mà có thể thực hiện sự kết hợp giữa kế hoạch với thị trường. Trung Quốc coi đây là một kết luận cơ bản rút ra từ thực tiễn xây dựng kinh tế trong những năm qua. Đường lối kinh tế của Đảng cộng sản Trung Quốc đã khẳng định: kinh tế xã hội chủ nghĩa là "kinh tế hàng hoá có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu" và "thực hiện kinh tế kế hoạch cùng với việc vận dụng qui luật giá trị và phát triển kinh tế hàng hoá không phải là bài xích nhau, mà là thống nhất với nhau. Đối lập chúng với nhau là sai lầm".
Như vậy theo Trung Quốc, việc xác định tính chất của nền kinh tế hiện đại sẽ có ba ý nghĩa. Nó phân biệt kinh tế xã hội chủ nghĩa với kinh tế tự nhiên mang tính phân tán, tự cấp tự túc. Nó cũng phân biệt kinh tế xã hội chủ nghĩa với kinh tế có sản phẩm dồi dào của xã hội tương lai. Với Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại, sức sản xuất chưa phát triển, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, thì Trung Quốc chưa thể vượt qua giai đoạn kinh tế hàng hoá để làm kinh tế sản phẩm. Cuối cùng nó cũng phân biệt kinh tế xã hội chủ nghĩa với kinh tế hàng hoá không có kế hoạch của xã hội tư bản chủ nghĩa.
Trung Quốc còn chủ trương khôi phục và duy trì một nền kinh tế có nhiều thành phần. Về vấn đề này, quan điểm của Trung Quốc cho rằng trong điều kiện cụ thể, với các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa, không phải càng qui mô lớn càng tốt. Đồng thời với nền kinh tế hiện tại không hoàn toàn càng công hữu, càng thuần khiết xã hội chủ nghĩa càng tốt, mà cần đa dạng hoá các loại hình sở hữu trong điều kiện lấy chế độ công hữu làm chủ thể. Như vậy, sự đổi mới về nhận thức đã phá bỏ đi những quan niệm truyền thống và xác lập quan niệm mới là kết cấu của chế độ sở hữu phải do tính chất của sức sản xuất quyết định. Qua thực tế cho thấy việc lựa chọn và xác lập các hình thức sở hữu không thể xuất phát từ sự lý tưởng hoá chủ quan, mà phải do tính chất khách quan của lực lượng sản xuất quyết định. Chính trên cơ sở ấy mới nâng cao hiệu quả của sản xuất, khai thác tốt mọi tiềm năng cho sự phát triển kinh tế. ở Trung Quốc thời gian qua đã hình thành nhiều loại hình sở hữu cùng tồn tại và giao tiếp với nhau, trong đó sở hữu xã hội chủ nghĩa với tư cách là chủ thể. Đồng thời, chính sự đổi mới nhận thức về chế độ sở hữu dưới chủ nghĩa xã hội càng phá bỏ quan niệm truyền thống là "càng thống nhất càng tốt" để xác lập quan niệm mới là trong điều kiện nhất định, quyền sở hữu và quyền kinh doanh có thể tách rời nhau.
Từ chủ trương khôi phục và duy trì nền kinh tế có nhiều thành phần, nền kinh tế chính sách thể được khuyến khích phát triển, các hình thức tư bản Nhà nước cũng được chú trọng. Trung Quốc đã áp dụng chính sách khoán không chỉ trong nông nghiệp, mà cả trong lĩnh vực công thương nghiệp. Với nông nghiệp, những hình thức khoán như "tập thể công hữu, tập đoàn nhỏ kinh doanh", "tập thể công hữu, cá thể nhỏ kinh doanh" đã trở thành khá phổ biến ở nông thôn Trung Quốc. Với công thương nghiệp, chính sách khoán được áp dụng ở một số xí nghiệp quốc doanh loại nhỏ và những xí nghiệp hợp tác xã.
Trong hoạt động kinh tế, Trung Quốc cho thực hiện chế độ hợp đồng lao động, cho phép cạnh tranh và giải thể những xí nghiệp thua lỗ. Trung Quốc coi đây là một tác động quan trọng cho sản xuất phát triển.
Cùng với việc khởi xướng đường lối cải cách kinh tế, Trung Quốc còn tiến hành cải cách thể chế chính trị. Trung Quốc cho rằng trong thời gian qua, ở Trung Quốc đã hình thành bộ máy Nhà nước mang tính chất tập trung quan liệu, tổ chức thì cồng kềnh, nhưng hiệu quả trong hoạt động lại rất thấp. Bên cạnh đó có tình trạng công tác của Đảng và chính quyền chống chéo lên nhau.
Do vậy, từ đầu những năm 80 đặc biệt từ năm 1983, Trung Quốc đã có nhiều hoạt động để chấn chỉnh tổ chức. Với báo cáo tại Đại hội 13 của Đảng cộng sản Trung Quốc được coi là tuyên ngôn về cải cách thể chế chính tri. Nội dung chủ yếu của nó là sự tách biệt chức năng lãnh đạo của của Đảng và chức năng thực hiện của Nhà nước. Đảng sẽ không can thiệp và làm thay công việc của Nhà nước. Bên cạnh đó báo cáo còn đề cập tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ, mà tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của họ được đánh giá bằng lòng nhiệt thành, quyết tâm và những hành động có hiệu quả trong cải cách kinh tế, trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá.
Tiến hành đồng thời với cải cách kinh tế, Trung Quốc chủ trương thực hiện chính sách mở cửa quan hệ với thế giới bên ngoài. Tại hội nghị 12 của Đảng cộng sản Trung Quốc (tháng 9-1982) đã khẳng định "chính sách mở cửa là đường lối chiến lược không thay đổi, là một điều kiện cơ bản để hiện đại hoá". Thực chất hoạt động mở cửa của Trung Quốc nhằm thu hút vốn và tranh thủ khoa học kỹ thuật, khi sản xuất và tiêu dùng ngày càng mang tính chất quốc tế hoá, thì hoạt động mở cửa là phản ánh xu thế khách quan của thời đại với tất cả các quốc gia có nhu cầu phát triển kinh tế. Như vậy chính sách mở cửa của Trung Quốc là phù hợp với qui luật chung của thế giới đương đại. Để tiến hành hoạt động mở cửa, Trung Quốc đã cho xây dựng các đặc khu kinh tế là Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Dầu (Quảng Đông) và Hạ Môn (Phúc Kiến). Bước sang những năm 1983, 1984, 1985, công cuộc mở cửa vẫn được tiếp diễn ở các địa phương. Nhà nước đã cho phép một số địa phương nhiều quyền tự chủ trong việc hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Để tạo điều kiện thuận lợi cho nước ngoài đầu tư, từ năm 1979, Trung Quốc đã ban hành 160 đạo luật và sắc lệnh liên quan tới các đặc khu cùng các thành phố mở cửa. Một trong các đạo luật nói trên tỏ ra ưu đãi đặc biệt với các nhà tư bản bỏ vốn đầu tư kinh doanh. Họ được phép sử dụng đất đai với thuế suất ưu đãi. Bên cạnh đó có đạo luật chỉ ra các đặc khu kinh tế và thành phố mở cửa phải có trật tự xã hội cao, phải coi trọng văn minh lịch sự, những sản phẩm của các đặc khu phải đáp ứng với yêu cầu lưu thông hàng hoá trên thị trường thế giới.
Nhìn vào việc mở cửa quan hệ với nước ngoài, Trung Quốc đã đưa ra nhiều hình thức khác nhau để tư bản nước ngoài đầu tư vào các đặc khu kinh tế và thành phố mở cửa. Ví dụ như xí nghiệp hợp danh là hình thức Trung Quốc và nước ngoài cùng góp vốn và cùng chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Việc chia lãi cho các bên căn cứ vào cổ phần đóng góp. Thời gian ký kết lập ra các xí nghiệp hợp doanh là 11 năm tới 30 năm.
Một loại xí nghiệp khác có thể vốn hoàn toàn do nước ngoài đầu tư, nhưng những xí nghiệp này phải có lợi cho việc phát triển kinh tế quốc dân ở Trung Quốc. Về kỹ thuật và thiết bị của xí nghiệp phải tiên tiến, những sản phẩm của nó phải được xuất khẩu toàn bộ. Với các xí nghiệp loại này, hàng năm phải nộp cho Trung Quốc thuế thu nhập từ 20% đến 40%.
Ngoài các loại hình xí nghiệp nói trên, còn một loại xí nghi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status