Hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang áp dụng tại Việt Nam - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI NÓI ĐẦU

Ngay từ khi nhà nước ra đời và cho đến nay ,dựa vào quyền lực chính trị của mình, nhà nước đã đặt ra các thứ thuế buộc mọi người phải nộp , căn cứ vào đó nhà nước tiến hành hoàn trả gián tiếp thông qua các hoạt động phúc lợi, công cộng ...Trong nền kinh tế hiện đại, thuế không chỉ là nguồn thu ngân sách nhà nước mà còn là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vì vậy, mỗi quốc gia thực hiện đổi mới nền kinh tế đều phải bổ sung các loại thuế với những chủ trương, chính sách mới phù hợp hơn. Đó là lý do vì sao năm 1954, thuế giá trị gia tăng(GTGT) ra đời thay cho thuế doanh thu.
Tại Việt Nam, thuế GTGT được áp dụng từ 1/1/1999 đã góp phần phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư nước ngoài, tăng cường công tác hạch toán kế toán... Song, bên cạnh những ưu điểm nổi bật đó, chính sách thuế này hiện đang là vấn đề tranh luận đối với các cơ quan ban hành, các nhà nghiên cứu, còn đối với các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn khi áp dụng đặc biệt trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu(XNK) vì đây là hoạt động kinh doanh, buôn bán với nước ngoài trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn đòi hỏi cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhà nước. Do đó, việc nghiên cứu công tác thuế GTGT trong các doanh nghiệp XNK là rất cần thiết. Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả cao, phạm vi đề án này chỉ dừng lại xem xét tại các doanh nghiệp XNK trực tiếp.
Nội dung đề án gồm bốn phần chính:
Phần một: Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT ở Việt Nam và trên thế giới
trong các doanh nghiệp XNK.
Phần hai : Hạch toán kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp XNK đang áp
dụng tại Việt Nam.
Phần ba : Phương hướng hoàn thiện quá trình thực hiện và quản lý thuế
các doanh nghiệp XNK.
Phần bốn :Kiến nghị.
Trong mỗi phần, đề án sẽ đưa ra và bàn bạc những qui định về tổ chức, quản lý và hạch toán kế toán thuế GTGT, những vướng mắc trong luật thuế này đối với các doanh nghiệp XNK và các hiểu biết của cá nhân được trình bày cụ thể. Tuy nhiên, vì trình độ còn hạn chế, đề án không tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp.
Em xin chân thành Thank thầy giáo Phạm Thành Long đã hướng dẫn em hoàn thành đề án môn học này !

Hà Nội, ngày 20/11/2002.






NỘI DUNG

I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XNK
Hoạt động XNK là hoạt động mua, bán hàng hoá của quốc gia này với quốc gia khác theo nghị định thư kí kết giữa hai Chính Phủ và ngoài nghị định thư, theo hợp đồng thương mại kí kết giữa các tổ chức kinh tế. Hoạt động này có thời gian lưu chuyển hàng hoá dài hơn hàng hoá của các đơn vị kinh doanh trong nước và bán hàng hoá thu ngoại tệ. Các doanh nghiệp XNK hoạt động theo hai cách : xuất nhập khẩu trực tiếp là phương thức mà doanh nghiệp phải trực tiếp trong quan hệ giao dịch, kí kết hợp đồng, thanh toán...,và tự đảm bảo cân đối về tài chính , còn xuất khẩu uỷ thác là cách mà doanh nghiệp nhập hay xuất hộ hàng hoá cho chủ hàng và được hưởng một tỷ lệ hoa hồng nhất định.
Thuế GTGT áp dụng trong các doanh nghiệp này được qui định chi tiết trong các văn bản sau: TT 122/2000/TT- BTC hướng dẫn thi hành NĐ 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành luật thuế GTGT ; TT 82/2002/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi bổ sung một số nội dung của TT 122/2000/TT-BTC và các văn bản pháp qui khác liên quan đến thuế GTGT đối với hàng XNK.
1. Quản lý thuế GTGT trong doanh nghiệp XNK ở Việt Nam
Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT đánh vào hàng hoá nhập khẩu vì hàng hoá này được tiêu dùng trong nước và chính sách thuế này nhằm bảo vệ hàng tiêu dùng trong nước.
1.1. Phạm vi áp dụng thuế GTGT đối với hàng hoá XNK
*Đối tượng chịu thuế : Đó là hàng hoá nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa trừ các đối tượng không chịu thuế.
*Đối tượng không chịu thuế :
+ Hàng nhập khẩu trong các trường hợp sau: Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại ( của các tổ chức quốc tế, Nhà nước, Chính phủ, Hiệp hội...),quà tặng biếu của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao, hàng mang theo người theo tiêu chuẩn hàng lý miễn thuế; hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo.
+ Hàng hoá nhập khẩu của tổ chức, cá nhân, thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh miễn trừ ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ thuế GTGT theo qui định hiện hành. Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam có thuế GTGT sẽ được hoàn thuế.
+ Hàng chuyển khẩu quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam, hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu.
+ Các loại nguyên liệu nhập khẩu để : sản xuất hàng hoá xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất gia công với nước ngoài.
+ Hàng nhập khẩu cung ứng trực tiếp cho tàu biển, máy bay, tàu hoả, phương tiện vận tải khác từ Việt Nam đi nước ngoài hay từ nước ngoài đến ( qua) Việt Nam đi tiếp nước ngoài như cung ứng xăng, dầu, nước và các loại thực phẩm, bao gồm cả suất ăn phục vụ hành khách, cung ứng các dịch vụ sữa chữa, làm vệ sinh phương tiện vận tải quốc tế hoạt động vận chuyển hàng hoá, hành khách hành lý từ Việt Nam đi nước ngoài và từ nước ngoài đến Việt Nam.

I/ Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT ở Việt Nam và trên thế giới trong các doanh nghiệp XNK 2
1. Quản lý thuế GTGT trong doanh nghiệp XNK ở Việt Nam 2
1.1. Phạm vi áp dụng thuế GTGT đối với hàng hoá XNK 2
1.2 Phương pháp tính thuế 4
1.3 Hoàn thuế GTGT 7
2. Quy định khai báo hải quan và xử lý vi phạm 7
2.1 Quy định khai báo hải quan 7
2.2 Xử lý vi phạm 8

II/ Hạch toán kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu 8
1. Nhiệm vụ của kế toán với công tác kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 8
2. Chế độ hạch toán kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu 9
2.1 Tài khoản hạch toán 9
2.2 Phương pháp hạch toán 10
3. Công tác quản lý và hạch toán thuế GTGT ở một số nước trên thế giới 12
III/ Phương hướng hoàn Thiện quá trình thực hiện và quản lý thuế GTGT trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 14
1. Thực trạng kinh tế Việt Nam từ khi áp dụng thuế GTGT trong các doanh nghiệp XNK. 14
1.1. Tính ưu việt của sắc thuế đã mang lại những thành quả nhất định 14
1.2 Những vấn đề bất cập trong việc tổ chức thực hiện thuế GTGT 15
IV/ Kiến nghị 19
Kết luận 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

16MMzDO77p4ooOr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status