Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động Việt Nam những năm gần đây - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động Việt Nam những năm gần đây



MỤC LỤC
 Trang
 Lời mở đầu 3
 Nội dung chính 5
I. Cơ sở lý luận 5
 1. Thị trường lao động là gì? 5
 2. Đặc điểm của thị trường lao động. 6
2.1 Hàng hóa trao đổi trên thị trường lao động là sức lao động. 6
2.2 Thị trường lao động rất đa dạng và linh hoạt, hoạt động trên cơ sở pháp luật. 7
 2.3 Giá cả sức lao động và vị thế đàm phán phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và những yếu tố khác. 8
 3. Các yếu tố cấu thành thị trường lao động. 8
3.1 Cung lao động và các yếu tố ảnh hưởng. 8
3.2 Cầu lao động và các yếu tố ảnh hưởng. 15
 II. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam. 20
 1. Những thành tựu đạt được của thị trường lao động Việt Nam sau 20 năm đổi mới. 20
1.1 Thị trường lao động tuy còn “non nớt” xong đã giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. 20
1.2 Thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể, đời sống người lao động được cải thiện. 24
1.3 Di chuyển lao động quốc tế hình thành 24
 1.4 Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động đã rõ ràng trên cơ sở pháp luật 26
1.5 Bắt đàu hình thành quan hệ mới-“quan hệ tam giác” 27
1.6 Các hình thức và các kênh giao dịch trở nên phong phú và hoạt động có hiệu quả hơn 27
 2. Những hạn chế mang tính khách quan. 29
2.1 Khó khăn từ phía thị trường 29
2.1.1 Cung và cầu lao động không cân đố 30
2.1.2 Giá cả sức lao động trên thị trường lao động chưa phản ánhđúng giá trị sức lao động 31
2.1.3 Di chuyển lao động trong nước và quốc tế còn nhiều bất cập 32
2.1.4 Hình thức và kênh giao dịch trên thị trường lao động chưa đa dạng và hoạt động chưa hiệu quả 34
2.1.5 Thông tin về thị trường lao động chưa đầy đủ và chính xác do hệ thống thông tin về thị trường lao động hoạt động chưa hiệu quả 34
 3. Những hạn chế mang tính chủ quan. 35
3.1 Hạn chế từ phía nhà nước 35
3.1.1 Bất cập trong hệ thống giáo dục đặc biệt là đào tạo nghề 35
3.1.2 Tính thiếu xác thực và hiệu lực thấp của thể chế thị trường lao động 35
3.1.3 Bất cập trong quản lý nhà nước về thị trường lao động 36
3.1.4 Chưa có chính sách thị trường lao động trực tiếp nhằm giải quyết các vấn đề của thị trường lao động 37
3.1.5 Hệ thống bảo hiểm xã hội còn chậm đổi mới 38
3.2 Hạn chế từ phía doanh nghiệp 39
3.2.1 Việc tuyển dụng lao động gặp nhiều khó khăn 39
3.2.2 Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động chưa gắn bó và còn nảy sinh nhiều mâu thuẫn khó giải quyết 39
3.2.3 Bộ phận tuyển dụng và quản lý lao động còn yếu kém 42
3.3 Hạn chế từ phía lực lượng lao động 42
3.3.1 Chất lượng người lao động thấp 42
3.3.2 Tâm lý không muốn làm thợ còn khá nặng nề 45
 III. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam 45
 1. Giải pháp tõ phía cung cầu. 45
 2. Một số giải pháp khác. 48
2.1 Phía nhà nước 48
2.1.1 Nhà nước cần ban hành các chính sách phù hợp và tăng cường việc chỉ đạo và thưcj hiện các chính sách đó nhằm cân đối cung cầu lao động 49
2.1.2 Phát triển hệ thống thông tin quản lý thị trường lao động 52
2.1.3 Hoàn thiện hệ thống thể chế tạo môi trường cho phát triển thị trường lao động 54
2.1.4 Đào tạo nguồn lực có trình độ cao 57
2.2 Về phía doanh nghiệp 59
2.3 Về phía người lao động 62
 Kết luận 64
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


riêng mặc dù được bổ sung, cải cách, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đạt được mức hoàn chỉnh. Tình trạng tiền lương không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động do sự leo thang của giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường vẫn là một thực tế. Thông qua mức lương tối thiểu của từng năm có thể thấy được sự gia tăng nhưng vẫn đạt mức thấp hơn rất nhiều ngay cả trong tương quan với các nước trong khu vực.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù giám đốc doanh nghiệp được quyền phân phối quỹ tiền lương và xác định quỹ lương thực hiện, nhưng doanh nghiệp vẫn bị hạn chế mức lương tối đa ( đơn giá tiền lương 2006 tối đa không quá 80% mức đơn giá tiền lương năm 2005 để trả cho người lao động) cho nên không tạo được động lực khuyến khích người lao động thông qua phương pháp trả lương, nhất là đối với lao động có trình độ cao.
Theo kết quả điều tra lao động - việc làm 1/7/2005, thu nhập bình quân tháng của 1 lao động làm công, ăn lương nói chung của cả nước là 973.000 VNĐ, tăng 15,14% so với năm 2004 và tăng nhanh hơn 6,14% so với tốc độ tăng của chỉ số này năm 2004 so với 2003 (15,14% so với 9%); thu nhập bình quân tháng của 1 lao động làm công, ăn lương tốt nghiệp cao đẳng, đại học gấp gần 2 lần lao động chưa qua đào tạo; trong số lao động đã qua đào tạo, lao động có trình độ càng cao thì tiền lương, tiền công cũng càng cao, mức chênh lệch giữa nhóm cao nhất và thấp nhất khoảng 1,5 lần. Tuy nhiên, thu nhập của lao động làm công ăn lương vẫn mang nặng tính bình quân hoá, đặc biệt là khu vực kinh tế nhà nước. Tiền lương, tiền công vẫn chưa thật sự đóng vai trò là công cụ tích cực trong điều chỉnh cung cầu trên thị trường lao động.
2.1.3. Di chuyển lao động trong nước và quốc tế còn nhiều bất cập.
Di chuyển lao động là một trong những giải pháp nhằm cân bằng cung cầu trên thị trường lao động, tạo ra sự phân bổ lao động một cách hợp lý giữa các vùng, các ngành. Đây phải được coi là sự biểu hiện lành mạnh, thể hiện trình độ phát triển của thị trường lao động, của một nền kinh tế thị trường nói chung. Nhưng chính sách của Nhà nước hiện nay mặc dù đã thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho người lao động dễ dàng hơn trong việc di chuyển tìm việc làm phù hợp nhưng thực tế việc di chuyển vẫn gặp nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ.
a) Di chuyển lao động trong phạm vi nội địa:
Hiện nay ở VN có hai luồng di chuyển lớn là từ Bắc vào Nam và từ nông thôn ra thành thị.
Di chuyển lao động từ Bắc vào Nam có thể được lý giải bằng các hoạt động kinh tế đang diễn ra hết sức sôi động ở các tỉnh thành phía Nam. Nhiều doanh nghiệp và công ty mới được thành lập với nhu cầu lao động lớn làm cho miền Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho dòng lao động di chuyển.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm các khu công nghiệp, khu chế xuất (Hepza) cho biết, thành phố Hồ Chí Minh hiện có 15 khu công nghiệp và 3 khu chế xuất với gần 650 doanh nghiệp đang hoạt động nên nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn, tuy nhiên nguồn cung lại rất hạn chế, chỉ mới có thể đáp ứng 40% nhu cầu. Trong đó công nhân làm việc tại Hepza phần lớn là dân nhập cư, chiếm 60% số lao động.
Dòng di chuyển thứ hai là dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị hiện đang góp phần đáp ứng các nhu cầu cấp thiết về lao động của nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành sử dụng nhiều lao động, giúp mở rộng năng lực sản xuất của các xí nghiệp nhờ giá lao động rẻ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhận thức được lợi ích này, Nhà nước đã có nhiều chính sách di dân nhưng lại chưa “làm đến nơi đến chốn”, không thực sự chú ý đến việc xây dựng cơ sở vật chất, chăm lo, ổn định đời sống cho lao đông mới đến.
b) Di chuyển quốc tế:
Di chuyển lao động quốc tế hay xuất nhập khẩu lao động ngày càng sôi động thể hiện qua số lượng lao động nhập khẩu, xuất khẩu ngày càng tăng nhưng vẫn còn nhiều tồn đọng.
- Nhập khẩu lao động:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì luồng lao động nhập khẩu sẽ tràn vào nước ta là tất yếu. Điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh trong các cơ hội việc làm. Lao động Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn trong quá trình tìm việc khi mà chất lượng của chúng ta trong tương quan với nước ngoài còn nhiều thua kém.
Cùng với việc mở rộng về thị trường và sự gia tăng về số lượng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, chất lượng lao động xuất khẩu cũng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu về chất lượng lao động có xu hướng gia tăng, đặc biệt là chuyên gia và kỹ thuật viên cũng như công nhân kỹ thuật bậc cao. Tuỳ theo mỗi nước, nhu cầu về số lao động cũng như cơ cấu chia theo trình độ, kỹ năng và ngành nghề cụ thể rất khác nhau, nhưng nhìn chung nguồn cung hiện nay của ta là chưa đáp ứng được.
xuất khẩu lao động:
- Xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động với những mặt thuận lợi rất lớn đã được xem là một trong những chiến lược giải quyết việc làm nhưng thực tế cho thấy chúng ta đã và đang đối mặt với rất nhiều thách thức.
Một là sự am hiểu về thị trường, uy tín lao động, năng lực các doanh nghiệp xuất khẩu lao động còn hạn chế. Do nhu cầu xuất khẩu lao động trong nhân dân là khá lớn nên đã và vẫn đang có hiện tượng một số doanh nghiệp hay trung tâm việc làm tuy không có chức năng xuất khẩu lao động nhưng cũng quảng cáo là có xuất khẩu lao động để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhân dân. Nhiều lao động do cả tin mà bị lừa, không đi xuất khẩu lao động được hay có đi được thì lại bị doanh nghiệp đem con bỏ chợ, bơ vơ ở xứ người. Không chỉ có vậy, một số lao động do trình độ quản lý kém mà hiện tượng lao động sang làm việc ở nước ngoài trốn ra ngoài làm, gây mất uy tín và thiệt hại về vật chất cho doanh nghiệp.
Hai là chất lượng lao động thấp. Tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ năng, hiểu biết và đặc biệt là ngôn ngữ đều không đáp ứng được yêu cầu của đối tác. Thái độ, tác phong công nghiệp và kỷ luật cũng một điểm yếu của lao động Việt Nam. Trong thời gian vừa qua còn xảy ra nhiều trường hợp người lao động đi xuất khẩu tự ý phá bỏ hợp đồng hay bị ngược đãi khi tham gia làm việc ở nước ngoài. Do vậy, hệ thống các chính sách pháp luật còn nhiều khe hở, chưa thực sự bảo vệ được quyền lợi cũng như gắn người lao động vào trách nhiệm của mình.
Một số khó khăn như trên đã tạo ra rào cản hạn chế sự phát triển của thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam. Vì thế để vượt qua các cản trở , khơi thông các hoạt động của thị trường cần có sự nỗ lực của nhiều bên trong đó vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. 
2.1.4. Hình thức và kênh giao dịch trên thị trường lao động chưa đa dạng và hoạt động chưa hiệu quả.
Đây là vấn đề gây đau đầu cho các nhà quản lý thị trường vì thị trư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status