Hoàn thiện việc hoạch định chiến lược marketing xuất khẩu lâm sản của tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện việc hoạch định chiến lược marketing xuất khẩu lâm sản của tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam



Mục Lục
Lời mở đầu 4
Chương I: Tổng Quan Về Công Ty 5
I- Quá trình hình thành và phát triển 5
1- Lịch sử ra đời 5
1.1 – Thông tin chung về Tổng công ty 5
1.2 – Quá trình hình thành và phát triền của Vinafor 5
2- Các ngành nghề kinh doanh 8
3- Nhiệm vụ của Vinafor 9
4- Các sản phẩm xuất khẩu 10
4.1- Đồ mộc từ ván nhân tạo và vật liệu tổng hợp 10
4.2- Đồ mộc nội và ngoại thất từ gỗ tự nhiên 10
4.3- Các sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ, đá, mây, tre 10
4.4- Lâm đặc sản 11
II- Cơ cấu tổ chức 11
1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy 11
2- Mô tả nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận 12
III- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Vinafor 14
1- Lĩnh vực hoạt động 14
2- Đặc điểm khách hàng 15
3- Về thị trường tiêu thụ 16
4- Đặc điểm về công nghệ, kỹ thuật 17
5- Đặc điểm về quy trình sản xuất, khai thác chế biến lâm sản 18
6- Đặc điểm về nguyên liệu 19
IV – Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Vinafor 21
1- Các yếu tố bên ngoài 21
1.1 - Luật pháp, chính sách của nhà nước về xuất khẩu 21
1.2 – Môi trường kinh doanh quốc tế 23
2- Các nhân tố bên trong 24
2.1 – Công nghệ và may móc thiết bị 24
2.2 – Chất lượng đội ngũ lao động 25
2.3 – Đàm phán các hợp đồng kinh tế 26
V-Thực trạng sản xuất kinh doanh. 26
5.1-Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 26
5.2- Tình hình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ 28
5.3- Tình hình tiêu thụ sản phẩm 31
5.4- Tình hình quản lý và sử dụng vốn 32
5.5- Tình hình liên doanh, liên kết và đầu tư trong và ngoài nước 33
Chương II- Phân Tích Tình Hình Hoạch Định Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Lâm Sản Của Tổng Công Ty Lâm Nghiệp Việt Nam Trong Thời Gian Qua 38
I- Phân tích những nội dung cơ bản của việc hoạch định chiến luợc Marketing xuất khâu. 38
1- Phân tích tình hình nghiên cứu Marketing xuất khẩu và khả năng của Tổng công ty. 38
1.1- Phân tích tình hình nghiên cứu Marketing xuất khẩu. 38
1.2- Khả năng của Tổng công ty. 40
2- Lựa chọn thị trường xuất khâu. 40
3- Lựa chọn các hình thức xuất khẩu của Tổng công ty. 41
4- Phân tích các quyết định Marketing. 42
4.1- Quyết định sản phẩm xuất khẩu. 42
4.2- Quyết định giá xuất khẩu. 43
4.3- Quyết định về phân phối. 43
4.4- Quyết định xúc tiến thương mại. 44
II- Phân tích những chỉ tiêu kết quả và hiệu quả chiến lược Marketing xuất khẩu và đánh giá chung. 47
1- Phân tích những chỉ tiêu kết quả và hiệu quả chiến lược Marketing xuất khẩu. 47
2- Đánh giá chung. 47
Chương III- Những Đề Xuất Nhằm Hoàn Thiện Việc Hoạch Định Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Lâm Sản Của Tổng Công Ty Lâm Nghiệp Việt Nam. 49
I- Những luận cứ cơ bản của việc hoàn thiện hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
1- Hướng phát triển của nước ta đối với việc xuất khẩu lâm sản. 49
2- Dự báo môi trường thương mại quốc tế. 50
2.1- Xu hướng thương mại tự do. 50
2.2- Nền kinh tế thế giới. 50
II- Xây dựng mục tiêu phương hướng kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam 50
1- Xây dựng mục tiêu. 50
2- Phương hướng kinh doanh. 51
2.1- Sản xuât- Kinh doanh- Xuất khẩu. 51
2.2- Ổn định, cải tiến tổ chực, sắp xếp lao động hợp lý. 51
III- Những đề xuất nhằm hoàn thiện việc hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu của Tổng công ty. 51
1- Đề xuất hoàn thiện quá trình nghiên cứu Marketing. 51
2- Đề xuất hoàn thiện Marketing xuất khẩu. 53
3- Đề xuất hoàn thiện quá trình nâng cao nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên. 56
Kết Luận 58
Tài Liệu Tham Khảo 59
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


động xuất khẩu không thể không nói đến vai trò quan trọng của việc đàm phán các hợp đồng kinh tế mà tại đó mỗi bên luôn mong muốn đạt được mục tiêu mà mình đề ra.
Để đàm phán có hiệu quả thì việc nắm vững kỹ thuật đàm phán cũng như về văn hóa và con người của đối tác là rất cần thiết.
V-Thực trạng sản xuất kinh doanh.
5.1-Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh thu
1387,27
1192,37
1720,89
2211,68
2349,39
2478,98
2695,74
Lợi nhuận
13,774
16,286
18,678
20,48
48,74
38,69
39,52
Nộp ngân sách
193,38
156,77
88,273
77,22
91,79
93,99
95,08
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của VINAFOR có một số điểm đáng chú ý sau
Về doanh thu: Doanh thu năm 2002 giảm so với năm 2001 là 14,1% song đến năm 2003 doanh thu tăng lên cao hơn cả 2 năm trước cụ thể tăng 44,32% so với năm 2002. Năm 2004, tăng 28,53% so với năm 2003. Và ta thấy doanh thu liên tục tăng ở các năm kế tiếp. Cụ thể: 2005 tăng 6,2% so với năm 2006 tăng 5,5% so với năm liền trước. Năm 2007 tăng 8,74% so với năm 2006. Trong giai đoạn từ năm 2002-2006 hằng năm các đơn vị thành viên và Tổng công ty luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra với mức năm sau cao hơn năm trước. Năm 2003 có tỷ lệ % doanh thu tăng cao nhất 44,32% trong hai năm gần đây thì tỷ lệ % tăng thấp hơn và trở nên đồng đều hơn. Điều này phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua có sự phát triển thuận lợi và ổn ở hai năm gần đây.
Về lợi nhuận: Ta thấy tình hình tăng trưởng của lợi nhuận cũng không đồng đều. Cụ thể, năm 2002 lợi nhuận tăng 18,2% so với năm 2001, năm 2003 lợi nhuận đạt 18,678 tỷ đồng tăng 14,7% so với năm 2002, năm 2004 lợi nhuận tăng 9,65% so với năm 2003, năm 2005 lợi nhuận tăng với tỷ lệ rất cao 137,99% so với năm 2004, năm 2006 lợi nhuân giảm 20,62% so với năm 2005. Năm 2007 lợi nhuận tăng 2,14% so với năm 2006.Vậy trong giai đoạn từ 2001-2006 thì lợi nhuân của các năm đều tăng trưởng với tỷ lệ khá cao. Đặc biệt là năm 2005 có tỷ lệ tăng vượt bậc (đạt 48,74 tỷ đồng) tăng 28,21 tỷ đồng. Ngay năm sau thì mức lợi nhuận này không giữ được, năm 2006 giảm 10,05 tỷ đồng.
Vậy có thể nói tình hình doanh thu và lợi nhuận không ổn định. Điều này có thể nguyên nhân do một số đơn vị còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các đơn vị chuyên trồng rừng ở Miền Bắc. Nhưng nhìn chung nhiều đơn vị đã vươn lên, không những duy trì ổn định mà có bước phát triển mạnh mẽ trong SXKD. Hầu hết kết quả SXKD làm ăn có lãi, nộp ngân sách nhà nước ở mức cao và đời sống người lao động đuợc nâng lên.
Về nộp ngân sách: Tổng số nộp ngân sách giảm qua các năm trong giai đoạn 2001-2004. Nộp ngân sách cao nhất là năm 2001 (193,38 tỷ đồng), thấp nhất là năm 2004 (77,22 tỷ đồng). Năm 2004, nộp ngân sách chỉ bằng 40% so với năm 2001 và bằng 87% so với năm 2003. Năm 2005, nộp ngân sách giảm 18,87% so với năm 2004. Năm 2006, nộp ngân sách tăng 2,4% so với năm 2005. Năm 2007, nộp ngân sách tăng 1,16% so với năm 2006. Vậy tỷ lệ nộp ngân sách cũng không ổn định qua các năm.
Nhận xét: Nhìn chung biến động về doanh thu , lợi nhuận và nộp ngân sách NN không ổn định, tăng giảm cũng không theo chu kỳ. Đặc biệt năm 2004 tỷ suất lợi nhuận bình quân toàn VINAFOR là 1,3%, cao hơn mức đề ra ban đầu là 1% doanh thu. Nhưng hai năm gần đây thì các con số của các chỉ tiêu tài chính tăng ổn định. Đây là kết quả đáng khích lệ, phản ánh sự phấn đấu của các đơn vị, thể hiện sự “làm ăn” ngày càng có hiệu quả, đặc biệt các công ty cổ phần luôn là các đơn vị có tỷ suất lợi nhuận cao nhất
5. 2- Tình hình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ
Tạo giống cây trồng
Để đạt hiệu quả kinh tế cao trong trồng rừng, VINAFOR đã áp dụng công nghệ lâm sinh tiên tiến, trọng tâm là công nghệ tạo giống cây. Hiện VINAFOR đã đầu tư xây dựng ba trung tâm nuôi cấy mô tại tỉnh Hoà Bình, Bắc Giang, Gia Lai và hàng chục cơ sở có vườn ươm giâm hom để cung cấp cây giống cho các Lâm trường và các hộ dân trồng rừng
Nhờ áp dụng công nghệ tạo giống bằng nuôi cấy mô, nên cây sinh trưởng tốt, phát triển đồng đều, cho năng suất cao và khản năng thu hồi vốn nhanh
Ván Dăm (Particle board – PB)
Ván Dăm (PB) là ván nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng và có nhiều loại chiều dày khác nhau.
Mặt ván còn có thể được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau như Melamine, gỗ lạng (Veneer)… Ván dăm là nguyên liệu chủ yếu trang trí nội thất, đồ mộc gia đình, công sở, bệnh viện, trường học.
Nhà máy ván dăm Thái Nguyên với công suất 16.500m3sp/năm được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 trang bị công nghệ tiên tiến đã sản xuất ván dăm đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế có kích thước1.220 x 2.440 mm (dày 8-32 mm). Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thoả mãn cho nhiều kích thước và biên dạng của sản phẩm.
Ván Sợi (Medium density fibrebiard – MDF)
Ván Sợi (MDF) là ván nhân tạo có đặc tính cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Nhà máy MDF Gia Lai của VINAFOR có công suất 54.000 m3sp/năm sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đai của Châu Âu và được quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2000. Quy cách 1830 x 2440 mm dầy 6-30mm
Sản phẩm ván MFD được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực: Sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng…
Ván ghép thanh
Nguyên liệu chính của ván ghép thanh là gỗ rừng trồng. Ván được tạo ra bởi các thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý và hấp sấy.
Trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiệ đại, gỗ được cưa bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí.
Ván ghép thanh được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và các sản phẩm khác.
Đồ mộc từ ván nhân tạo và vật liệu tổng hợp
Do đặc tính cơ lý ưu việt của ván nhân tạo (ván sợi MDF, ván dăm PB, ván ghép thanh) nên đồ mộc làm từ loại ván này rất thích hợp với nội thất hiện đại. Kiểu dáng, màu sắc phong phú, độ bền cao, dễ lắp đặt là ưu điểm lớn của đồ mộc loại này.
Các sản phẩm đồ mộc nội thất của VINAFOR: bàn, ghế, giường, tủ, tủ bếp, vách ngăn, sàn nhà, ốp tường, ốp trần… làm từ ván nhân tạo, thích hợp cho nội thất gia đình, công sở, trường học, khách sạn, nhà hàng, nhà văn hoá, cung thể thao…
Đồ mộc nội & ngoại thất từ gỗ tự nhiên
Nguồn gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên là nguyên liệu quý dùng trong công nghiệp sản xuất đồ mộc. Đồ mộc giả cổ, cửa, khuôn cửa, đồ mộc nội và ngoại thất là những mặt hàng của vinafor được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng.
Nhờ đầu tư cải thiện công nghệ xử lý gỗ và nâng cao tay nghề nên các xí nghiệp sản xuất đồ mộc của VINAFOR không chỉ sử dụng gỗ từ các nhóm gỗ quý hiếm mà còn sử dụng từ các nhóm gỗ thông dụng hơn: gỗ điều, gỗ cao su, gỗ bạch đàn, gỗ xà cừ…
Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và tiết kiệm gỗ, VINAFOR đã sản xuất các lo
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status