Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế



Nguồn nhân lực nước ta có lợi thế là được tiếp thu truyền thống lịch sử của đất nước: Truyền thống cần cù, siêng năng, chịu khó, yêu lao động. Người lao động Việt Nam được đáng giá là thông minh cần cù, khéo léo, có trình độ dân trí, học vấn khá cao so với mức thu nhập quốc dân, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới. Đây là lợi thế so sánh có ý nghĩa đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình tham gia hội nhập.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đáp ứng được đòi hỏi của phát triển kinh tế, mở cửa hội nhập thể hiện ở thể chế pháp luật không đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống, trật tự kỷ cương bị vi phạm nghiêm trọng; cải cách thủ tục hành chính chưa được tiến hành thường xuyên, chậm tổng kết việc thực hiện “một cửa, một dâu”, chậm công bố những văn bản pháp luật hết hiệu lực hay không còn phù hợp; số khiếu nại, tố cáo hành chính vẫn còn tồn đọng nhiều; những phiền hà, sách nhiễu trong thực thi công vụ chưa được khắc phục triệt để; tổ chức bộ máy hành chính còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, tầng lớp trung gian, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp. Đặc biệt, sự phân cấp thẩm quyền trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành, giữa TW và địa phương chưa cụ thể, thiếu nhất quán,dẫn đến tranh chấp thẩm quyền, đùn đẩy trách nhiệm và thiếu sự phối hợp giữa các ngành các cấp.
Nước ta vẫn là nước nghèo. Trình độ phát triển của chúng ta còn quá thấp, quá lạc hậu. Thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD theo tỉ giá sức mua tương đương của Việt Nam năm 2003 theo số liệu của Ngân hàng thế giới là 2.490 USD/năm (bằng 10% của Singapore, 28% của Malaysia, 33% của Thái Lan, 54% của Philippines, 77% của Indonesia, 50% của Trung Quốc).(7) Nguồn: www.dpi.hochiminhcity.gov.vn
Do chiến tranh, do hoàn cảnh lịch sử, cơ sở vật chất mà chúng ta kế thừa quá cùng kiệt nàn. Bên cạnh đó còn biết bao vấn đề khó khăn về con người do chiến tranh thiên tai để lại như những nạn nhân chất độc màu da cam... Công tác ưu đãi và cứu trợ xã hội là gánh nặn đối với xã hội.
Trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ của ta lạc hậu so với thế giới từ 50–100 năm. Hệ thống thiết bị kỹ thuật ở hầu hết các doanh nghiệp lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2–3 thế hệ (ngoại trừ một số lĩnh vực mới). Công nghệ và kỹ thuật lạc hậu không cho phép nâng cao năng suất lao động xã hội, làm cho giá thành cao, không cạnh tranh được với các mặt hàng của các nước trên thế giới. Năng lực cạnh tranh yếu là nguy cơ rất lớn đẩy chúng ta tụt hậu xa hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá. Mặt khác công nghệ lạc hậu làm cản trở sự phát triển của đội ngũ lao động có trình độ lành nghề và trình độ cao.
Cơ chế luật pháp còn nhiều bất cập. Để chủ động hội nhập kinh tế, vấn đề rất bức xúc hiện nay là hoàn thiện hệ thông luật pháp phù hợp với sự phát triển thị trường trong nước gắn liền mở cửa thị trường. Từ năm 1992, sau Hiếun pháp được ban hành, Nhà nước đã ban hành hơn 100 luật, bộ luật; hàng trăm pháp lệnh, nghị định và rất nhiều văn bản pháp quy, hướng dẫn các văn bản luật, bổ sung, chi tiết hoá các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, tính khả thi còn thấp và năng lực thi hành còn nhiều bất cập, yếu kém, cho nên hiệu lực, hiệu quả các văn bản pháp quy bị hạn chế. Tiến hành hội nhập, thực hiện của quá trình tham gia AFTA, APEC, quan hệ thương mại với Liên minh Châu Âu (EU), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA); thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam–Hoa Kỳ; tham gia đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO... Việt Nam gặp một số rào cản về luật pháp do hệ thống luật pháp nước ta còn sự khác biệt so với những định chế của các tổ chức kinh tế, các quốc gia nói trên. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, chúng ta phải chấp nhận hệ thống luật pháp, các định chế của các tổ chức kinh tế thế giới và các quốc gia mà ta ký hiệp định thương mại song phương. Đây cũng là một thách thức lớn cho quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Cơ cấu kinh tế còn chưa phù hợp. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng nhưng chưa mạnh.
Về cơ cấu thành phần kinh tế.
Nguồn: www.dpi.hochiminhcity.gov.vn
Qua biểu đồ trên ta thấy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh về tỷ trọng đóng góp GDP trong tổng cả ba khu vực (từ 18,6% năm 2000 lên 25,6% năm 2005), tiếp theo là khu vực ngoài quốc doanh (từ 35,5% năm 2000 lên 37,1% năm 2005) trong khi đó tỷ trọng đóng góp GDP của khu vực quốc doanh đã có xu hướng giảm (từ 45,9% năm 2000 xuống còn 37,3% năm 2005). Đây là biểu hiện có chiều hướng tích cực trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, khu vực Quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần kinh tế. Khu vực này giành được vị trí có lợi trong sản xuất kinh doanh và được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước, nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh lại kém, phần lớn số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ hay chưa có lãi. Bên cạnh đó môi trường đầu tư, kinh doanh chậm được cải thiện; các chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế khác chậm đưa vào cuộc sống, còn nhiều biểu hiện phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, làm cho các thành phần kinh tế này còn e ngại, dè dặt, chưa mạnh dạn đưa vốn vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tỉ trọng của thành phần kinh tế nhà nước hiện vẫn còn cao (chiếm 37,9%), điều này là một nguyên nhân của tình trạng hiệu quả thấp, sức cạnh tranh yếu của nền kinh tế. Tỉ trọng của khu vực kinh tế cá thể cao phản ánh cách kinh doanh nhỏ lẻ, phân tán còn khá phổ biến trong nền kinh tế. Tỉ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp nhưng tăng tương đối mạnh trong những năm vừa qua, thể hiện sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của nước ta.
Về cơ cấu các ngành kinh tế.
Cơ cấu các ngành kinh tế ở nước ta
Ngành
2000 (%)
2004 (%)
Công nghiệp - xây dựng
36,6
39,8
Dịch vụ
39,1
39,9
Nông, lâm, ngư nghiệp
24,3
21,3
Nguồn: www.cuts-international. org
Như vậy, cơ cấu kinh tế theo ngành cũng có những chuyển biến tích cực, dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hoá. Tăng dần tỷ trọng trong GDP các ngành công nghiệp-xây dựng (tăng từ 36,6% năm 2000 lên 39,8% năm 2005) và dịch vụ (tăng từ 39,1% năm 2000 lên 39,9% năm 2005) giảm dần tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp (từ 24,3% năm 2000 giảm xuống 21,3% năm 2005). Tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Kết quả là, tất cả các ngành kinh tế đều phát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh hơn, biểu hiện là tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy tỷ trọng ngành dịch vụ tăng còn ở mức chậm, chưa đạt mức kế hoạch đặt ra, ngành công nghiệp tăng mạnh nhưng trên thực tế cho thấy nhiều quy hoạch phát triển còn rập khuôn, mang nặng tính phong trào. Có thể lấy ví dụ về điều này qua việc xây dựng tràn lan nhà máy đường, nhà máy xi măng lò đứng, cảng biển, khu công nghiệp ở các tỉnh, dẫn đến hiệu quả đầu tư rất thấp. Nhiều vùng sản xuất hình thành một cách tự phát, hay quy hoạch phát triển thiếu khoa học, như phát triển tràn lan cây cà phê ở T...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status