Hoạt động đầu tư phát triển trong Công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam-Thực trạng và giải pháp - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển trong Công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam-Thực trạng và giải pháp



Mục lục
Chương I. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam
I.Quá trình hình thành phát triển công ty
1. Giới thiệu:
a. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
b. Các nghành nghề kinh doanh
2. Chức năng và nhiệm vụ công ty
21. Bộ máy tổ chức của công ty
2.2 Các đơn vị thành viên
2.3 Bộ máy lãnh đạo
2.4 Các phòng ban nghiệp vụ trong công ty
2.5 Chức năng và nhiệm vụ
II.Đánh giá hoạt động sản xuất của công ty
1. Năng lực của công ty
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh
II. Thực trạng về hoạt động đầu tư phát triển tại công ty CP xây lắp
1.Quy mô và nguồn vốn đầu tư phát triển
1.2 Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp
1.3Vốn vay
1.1 Vốn tín dụng thuê tài chính
2. Cơ cấu đầu tư
2.1 Cơ cấu Đầu tư theo nội dung
 a. Đầu tư XDựng cơ sở hạ tầng
b. Đầu tư TSCĐ (máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ)
c. Đầu tư vào tài sản vô hình: Thương hiệu, Bản quyền
d. Nguồn nhân lực
2.2 Phân tích tình hình đầu tư qua các năm
3. Đánh giá kết quả đầu tư của công ty trong những năm qua
a. Những thành tựu
b. Hạn chế và các nguyên nhân
ChươngII: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển
I. Định hướng phát triển của công ty
II. Một số giải pháp
1.Các giải pháp về nguồn vốn
2. Đầu tư đổi mới công nghệ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh
3. Thay đổi cơ cấu đầu tư đầu tư có trọng điểm
4. Đầu tư cho nhân sự
5. Giải pháp về mặt tổ chức
6. Giải pháp về mặt nghiệp vụ
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iều bên liên quan đến một hay nhiều tài sản, người cho thuê chuyển giao tài sản cho người thuê độ quyền sử dụng trong một thời gian nhất đình và người thuê phải trả tiền cho chủ tài sản. nhờ có hình thức này mà DN gia tăng năng lực sản xuất trong điều kiện hạn chế vốn đầu tư, có thể hiện đại hoá trang thiết bị theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới, rút ngắn thời gian đầu tư đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh, tuy nhiên chi phí cho cách này cao hơn mức lãi suất vay của hình thức vay vốn, khi đã trả gần hết số tiền thuê DN vẫn chưa được sử dụng tài sản vào mục đích khác.
Nguồn vốn vay có ưu điểm rất lớn là nó giúp DN có vốn để hoạt động kinh doanh, chi phí cho vốn được khấu trừ làm giảm thu nhập chịu thuế, do đó tăng lợi nhuận của DN, tuy nhiên vốn vay là một sức ép cho DN bởi vì việc sử dụng nhiều nợ có thể dẫn đến rủi ro thanh toán của DN, khi tình hình tài chính không tốt DN vẫn phải thanh toán lãi dẫn đến DN càng khó khăn trầm trọng hơn về tài chính, nếu vốn vay được sử không hiệu quả DN có thể lâm vào tình trạng phá sản hay giải thể.
Như vậy vốn đầu tư là điều kiện cần, tiền đề cho các DN, là mạch máu lưu thông của DN. Để có vốn đầu tư DN phải tự chủ bằng vốn của chính mình, vay vốn từ các nguồn thông qua các tổ chức tín dụng. Đối với DN đặc biệt là DN ngoài quốc doanh việc huy động vốn đã khó việc sử dụng vốn hiệu quả càng khó hơn, do đó quan trọng là DN phải có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý để việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Bảng : Vốn đầu tư qua các năm
(Đơn vị : tr đ)
Chỉ tiêu
1998
2003
2004
2005
Tốc độ phát triển (%)
2003/1998
2004/1998
2005/1998
Vốn LĐ
520,721,000
597,600,200
1,320,005,632
1,498,756,200
1.148
2.535
2.878
Vốn CĐ
1,657,879,870
1,981,000,100
2,266,001,268
2,501,243,800
1.195
1.367
1.509
Tổng Vốn ĐT
2,178,600,870
2,578,600,300
3,586,006,900
4,000,000,000
1.184
1.646
1.836
Vào năm 1998 là năm đánh dấu một giai đoạn mới của Công ty, Công ty bắt đầu thực hiện những dự án lớn do đó năm 1998 Công ty đã đầu tư với khối lượng vốn lớn, từ năm 2003 đến 2004 Công ty đi vào thực hiện việc hoàn thiện dự án đó là Dự án xây dựng mới nhà làm việc và phân xưởng sản xuất 3 ở xí nghiệp sản xuất mứt sống đúng tại Mờ Linh, Vĩnh Phỳc, và sửa chữa trụ sở làm việc xí nghiệp xây lắp công trình đóng tại yên Thế Bắc Giang. Vì vậy mà lượng vốn dùng để đầu tư vào máy móc thiết bị năm 1998 khá lớn (3,615 tỷ) nhưng năm 2000 đếm 2002 chỉ đầu tư mua sắm máy móc bằng 50% của năm 1998. Bước sang năm 2002 Công ty đã hoàn thành song dự án đầu tiên và đi vào thực hiện dự án tiếp theo như nhà PX3, nhà B5 ... do sau 2 năm hoạt động máy móc đã khấu hao một phần và để phục vụ cho các dự án mới Công ty phải đầu tư với một khối lượng vốn lớn (tăng 22% so với năm 1998) và máy móc cũng được đầu tư tăng với một lượng tương ứng
2. Cơ cấu đầu tư theo nội dung
2.1 Cơ cấu Đầu tư theo nội dung
Đầu tư vào tài sản cố định là một hình thức đầu tư có vai trọng hết sức quan trọng trong hoạt động đầu tư của công ty bởi các lý do sau.
+ Chi phí cho các hạng mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư.
+ Là bộ phân tạo ra sản phẩm hoạt động chính trong công ty. Đóng vai trò quyết định tới phần lợi nhuận thu được của công ty. Trước hết ta phải xem xét đầu tư vào cơ sở hạ rầng, là một trong những hoạt động đầu tiên của mỗi công cuộc đầu tư. Hoạt động này bao gồm các hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm dây chuyền thiết bị sản xuất. Đối với các hạng mục công trình công ty luôn phải cân nhắc trước khi đi tới quyết định về đặc điểm công trình, chi phí các hoạt động trong mỗi dự án.
Cùng với đầu tư về cơ sở hạ tầng công ty cũng đưa ra hoạt động về đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ và các tài sản cố định khác vào thực hiện.Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động đầu tư cho sản xuất. Mặt khác trong điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ có nhiều cơ hội để lựa chọn máy móc thiết bị phù hợp về nhiều mặt. Với lý do đó việc đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phải thực hiện dựa vào những nguyên tắc nhất định. Còn về mặt chi phí giá cả của máy móc thiết bị rất là khó xác định bởi có nhiều thành phần như chi phí sản xuất, bí quyết công nghệ ,tên thương mại lắp đặt …chính vì vậy khi mua sắm thiết bị công ty cũng cần nghiên cứu, tham khảo tìm hiểu về lĩnh vực này.
a. Đầu tư XDựng cơ sở hạ tầng
Đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị. Vì đây là tiền đề để thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh,quyết định đối với phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được.Trong những năm vừa qua doanh nghiệp cũng tăng cường thêm tài sản cố định để có những có hội có lợi được mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động và có thể chủ động hơn trong kinh doanh
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng được thực hiện đầu tiên để tạo điều kiện đảm vảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nghệ hoạt động được thuận lợi và an toàn.
Để thực hiện tốt việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng phải xem xét thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lý, địa chất... Đồng thời phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh, đặc tính kỹ thuật của máy móc thiết bị, tổ chức điều hành, nhu cầu dự trữ, số lượng công nhân. Từ đó cân nhắc và quyết định về diện tích xây dựng, đặc điểm kiến trúc, kích thước tối ưu nhất phù hợp với nguồn lực tài chính của đơn vị.
Đầu tư TSCĐ (máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ)
Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ và các tài sản cố định khác. Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng vốn lớn trong vốn đầu tư của doanh nghiệp đặc biệt trong điều kiện hiện nay khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh mẽ và có nhiều tầng công nghệ thì việc đầu tư còn quan trọng hơn rất nhiều, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị phù hợp. Việc đầu tư cho máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phải sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao, khai thác và sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của doanh nghiệp của vùng như lao động, nguyên vật liệu... giá cả và trình độ công nghệ phải phù hợp xu thế phát triển và năng lực của doanh nghiệp.
Máy móc thiết bị thường được liệt kê, sắp xếp thành các nhóm như : máy móc thiết bị chính trực tiếp sản xuất, thiết bị phụ trợ, thiết bị vận chuyển bốc xếp, máy móc thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng, máy móc thiết bị cho khối văn phòng...
Trong qui trình hoạt động: máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu doanh nghiệp phải tiến hành đầu tư đổi mới... có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển của DN. Đây là hình thức đầu tư nhưng đi sâu vào mặt chất của đầu tư. Mục tiêu của đổi mới công nghệ là tạo ra các yếu tố mới của công nghệ nhằm nâng cao chất lương sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh. Đầu tư đổi mới công ng...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status