Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường EU - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường EU



 
MỤC LỤC
CHƯƠNG I 1
LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH. 1
I.VAI TRÒ CỦA NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH. 1
1.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1
1.1. Khái niệm, vai trò năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1
1.2. Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 5
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG EU 7
1.Đặc điểm thị trường. 7
1.1.EU là một thị trường có quy mô lớn. 7
1.2. EU là thị trường có thị hiếu và thói quen tiêu dùng tương đối tương đồng. 8
1.3 EU là thị trường khó tính. 9
1.4. EU là thị trường bảo vệ người tiêu dùng. 10
1.5 Hệ thống kênh phân phối chặt chẽ. 11
2. Chính sách thương mại của EU. 12
2.1 Thuế quan 12
2.2. Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật. 14
2.3 Các chính sách khác 15
CHƯƠNG II 16
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA HÀNG THUỶ SẢN 16
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 16
I/ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – EU VỀ MẶT HÀNG THUỶ SẢN. 16
1. Thuỷ sản_ mặt hàng xuất khẩu chủ lực có quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh 16
2. Thuỷ sản chiếm vị trí quan trọng với yêu cầu khắt khe trên thị trường EU 19
II/ THÀNH TỰU CỦA XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 20
1.Thành tựu 20
2/ Nguyên nhân 24
2.1. Nuôi trồng thuỷ sản 24
2.2 Phát triển ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản 24
2.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân kĩ thuật. 25
2.4. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngành. 25
III. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM 26
1.Những hạn chế. 26
2. Nguyên nhân làm cho xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU bị hạn chế 27
2.1 Về phía thị trường 27
2.2. Về mặt sản xuất. 28
IV.TIỀM NĂNG CỦA THUỶ SẢN VIỆT NAM NAM SANG EU. 28
CHƯƠNG 3 31
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 31
I. PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM VÀO EU 31
1.Tăng thị phần trên thị trường EU. 31
2. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hệ thống các tiêu chuẩn. 31
3.Đinh hướng phát triển thị trường xuất khẩu trong khối EU. 32
II . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 32
1.Về phía nhà nước. 32
2. Về phía doanh nghiệp. 34
2.1.Về mặt sản xuất 34
2.2 Về mặt thị trường . 37
2.3 Về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. 38
2.4 Các chính sách liên quan khác. 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nh sách ngoại thương của EU được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: Không phân biệt đỗi xử minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này:
2.1 Thuế quan
2.1.1. Thuế nhập khẩu:
Liên minh Châu Âu áp dụng thuế quan chung của EU dựa trên hệ thống hài hòa quốc tế về phân loại sản phẩm để có quyết định thuế suất cho một hàng hóa, việc phân loại rất quan trọng. Một khi hàng hóa được phân loại thì việc định giá cũng dễ dàng hơn, và nó cũng sẽ giúp cho các nước EU xem có nên áp dụng thuế chống phá giá hay không, có cần cấp phép nhập khẩu hay hưởng giảm thuế miễn thuế hay thuế ưu đãi ... áp dụng với từng hàng hóa cụ thể. Thuế suất hàng hóa sản xuất ngoài EU thường thấp và dựa trên giá CIF của hàng đến, giá CIF là giá hàng “thường là giá bán” bao gồm cả chi phí đóng gói, bảo hiểm, giá vận chuyển đến cảng. Hầu hết nguyên liệu nhập khẩu vào EU được miễn giảm thuế, trong các mặt hàng đông hải sản thực phẩm, thuế áp dụng cho các nước thành viên. Thuế suất khác nhau phụ thuộc vào loại hàng nhập khẩu và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hay phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm kinh tế của sản phẩm. Nguyên liệu và bán sản phẩm mà liên minh không sản xuất và cần để sản xuất thường được hưởng thuế suất thấp. Điều này khiến giá nguyên liệu rẻ và các nhà sản xuất trong nước có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài. Liên minh thường xuyên điều chỉnh hệ thống thuế quan giống như một công cụ của chính sách ngoại thương cho phù hợp với biến động của nền kinh tế thế giới. Với các mặt hàng nhập khẩu, EU còn áp dụng thêm một số loại thuế khác nhằm đảm bảo việc nhập khẩu hàng hóa được ổn định.
2.1.2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng được áp dụng cho tất cả các hàng hóa được bán ở EU. VAT dựa trên giá CIF cộng với thuế nhập khẩu vào các nước thuộc liên minh Châu Âu. EU đã công bố thuế giá trị gia tăng chuẩn mực tối thiểu là 15% từ tháng 1 năm 1993. Tuy nhiên, từng nước thành viên có thể giảm xuống mức thấp nhất đối với từng loại hàng hóa nhất định.
2.1.3. Thuế linh hoạt ưu đãi.
Hàng nhập khẩu của Việt Nam sang Châu Âu được hưởng GSP ( chế độ ưu đãi thuế quan nhập khẩu) một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước đang phát triển và chậm phát triển nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo hộ sản xuất trong nước. Bằng cách này EU có thể làm cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và các nước chậm phát triển được hưởng ưu đãi cao hơn các nhóm phát triển. Các biện pháp khuyến khích trong GSP của EU so với ưu đãi mà các nước và khu vực khác dành cho các nước đang phát triển vào loại thấp nhất. Trong hệ thống GSP của EU quy định: khuyến khích tăng thêm mức ưu đãi 10%, 20%, 35% với hàng nông hải sản và những trường hợp sau sẽ được hưởng ưu đãi thêm của GSP: Bảo vệ quyền của người lao động;Bảo vệ môi trường. Hàng của các nước đang và chậm phát triển, khi nhập vào thị trường EU muốn được hưởng GSP phải tuân thủ các quy định của EU về xuất xứ hàng hoá và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A do cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp.
Quy định của EU về xuất xứ hàng hoá.
Đối với sản phẩm được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP. Ví dụ: hải sản, thuỷ sản đánh bắt tại lãnh hải và các hàng hoá sản xuất từ các sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng GSP.
Đối với các sản phẩm có thành phẩm nhập khẩu: EU quy định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP (tính theo gia xuất xưởng) phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên đối với một số nhóm hàng thì hàm lượng vàng thấp hơn, EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác, trong cùng một tổ chức khu vực cùng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ ngày 1/7/1996 đến nay.
2.2. Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng EU đã ra những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:
2.2.1. Tiêu chuẩn về chất lượng.
Hệ thống quản lý ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU. Đây là hệ thống quản lý chất lượng hiện nay trên thế giới áp dụng rất phổ biến và cũng được áp dụng có hiểu quả trong các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể nói ISO 9000 như “ngôn ngữ” xác định chữ tín của doanh nghiệp, là giấy thông hành để đi vào thương trường thế giới, một phương tiện cho thấy các nhà sản xuất nhập khẩu vào các khu vực mậu dịch cũng như sự khẳng định cam kết cung ứng sản phẩm tin cậy.
2.2.2. Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm.
EU đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến hàng thực phẩm xuất khẩu sang EU đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Bên cạnh ISO 9000 là HACCP (Hazard Analysis critical control point)- hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu trong quá trình chế biến thực phẩm và các ngành có liên quan đến thực phẩm ( chăn nuôi, nuôi trồng...), tập trung vào vấn đề vệ sinh và đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hoá của mình vào EU thì cần tuân thủ các tiêu chuẩn này.
2.2.3 Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng
EU thông qua quy định về an toàn chung của sản phẩm cho người sử dụng, các sản phẩm khi đưa đến tay người sử dụng phải đảm bảo an toàn, không gây ngộ độc cho người tiêu dùng.
2.2.4 Tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
Các sản phẩm khi đưa ra sử dụng phải thoả mãn yêu cầu là không làm ô nhiễm môi trường, bao bì đóng gói phải được dán nhãn tái sinh hay sử dụng một lần. Các hoá chất được phếp sử dụng trong sản phẩm phải thoả mãn yêu cầu phân huỷ nhanh va không làm ô nhiễm môi trường.
2.3 Các chính sách khác
2.3.1 Chính sách hạn chế nhập khẩu
Eu hạn chế nhập khẩu thông qua các biện pháp được đưa ra như là: Cấp phép nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu bằng hạn ngạch. Với biện pháp này, nếu như quốc gia nào được EU ưu tiên nhập khẩu hàng hoá của họ thì đó là thuận lợi lớn cho nước xuất khẩu, và ngược lại, biện pháp này cũng hạn chế xuất khẩu hàng hoá từ các nước mà EU không ưu tiên.
2.3.2 Chính sách chống bán phá giá
EU ra chính sách về chống bán phá giá nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng cho các nước xuất khẩu. Những quốc gia nào không áp dụng chính sách về bán phá giá sẽ nhận hình phạt đối với nước nhập khẩu, đây cũng là một biện pháp nhằm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường hàng xuất khẩu thuỷ sản sang EU.
Như vậy, với những đặc điểm về thị trường EU, các quốc gia muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của mình vào thị trường này cần có những chính sách phù hợp với các quy định của thị trường đó.
Chương II
Thực trạng xuất khẩu của hàng thuỷ sản
Việt Nam sang thị trường EU
I/ Mối quan hệ Việt Nam – EU về mặt hàng thuỷ sản. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status