Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
“Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An”.
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những thập kỷ qua, ngành thuỷ sản nước ta đã trải qua nhiều thăng trầm. Từ một lĩnh vực có thể nói là chưa được chú trọng phát triển, còn ở qui mô nhỏ lẻ, ngành thuỷ sản đã từng bước vươn lên phát triển một cách mạnh mẽ và hiện nay đang là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Sự phát triển này của ngành thuỷ sản được thể hiện qua một số chỉ tiêu như: GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng, tổng sản lượng thuỷ sản tăng từ 1.060.000 tấn năm 1991 lên 2.403.000 tấn năm 2001, giá trị xuất khẩu thuỷ sản tăng từ 262 triệu USD năm 1991 lên 1760 triệu USD năm 2001, giá trị tổng sản lượng thuỷ sản tăng từ 9400 tỷ đồng năm 1991 lên 25000 tỷ đồng năm 2001,…, đạt tốc độ phát triển bình quân của các chỉ tiêu trên thời kỳ 1991 - 2001 tương ứng là 8,5%, 21%, 10,3%.
Góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành thuỷ sản đó là ngành nuôi trồng thuỷ sản. Sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản đã có tác động rất lớn đến các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội, nó không những tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập, nâng cao đời sống của người dân mà còn có những tác động mạnh mẽ đến ngành thuỷ sản và nền kinh tế nói chung. Cụ thể, nuôi trồng thủy sản góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng sự trao đổi buôn bán, ngoại giao với nhiều quốc gia và nhiều khu vực trên thế giới.
Trong những năm gần đây, khi khai thác và đánh bắt thuỷ sản ngày càng có nguy cơ giảm sút vì nguồn lực tự nhiên khan hiếm thì nuôi trồng thuỷ sản lại càng được coi trọng và phát triển mạnh đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước ngọt với nhiều giống mới năng suất, phẩm chất cao và hình thức nuôi trồng cải tiến và trở thành một trong những thế mạnh của ngành thuỷ sản.
Hưng Nguyên là một huyện có địa hình sâu trũng với hệ thông sông ngòi, ao hồ dày đặc, lực lượng lao động dồi dào, phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Nắm được lợi thế đó của Huyện, Đảng uỷ, các cán bộ lãnh đạo Huyện đã xác định rõ phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là hướng đi đúng đắn và cần thiết để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Để thực hiện điều đó Huyện đã đưa ra nhiều chính sánh hỗ trợ, hướng dẫn, chỉ đạo xuống tận các xã để mở rộng và phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt trên toàn Huyện.


PY9r36UEm1UuiO9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status