Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nền kinh tế hàng hoá và liên hệ thực tế ở Việt Nam - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
A.ĐẶT VẤN ĐỀ 2
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I/ Lý luận của chủ nghĩa Mác về Kinh tế hàng hóa. 3
1. Kinh tế hàng hóa. 3
1.1 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa. 3
1.2 Đặc trưng và tính ưu việt của kinh tế hàng hóa. 4
2. Các nhân tố và quy luật vận động của kinh tế hàng hóa. 5
2.1 Các nhân tố của kinh tế hàng hóa. 5
2.1.1 Hàng hóa 5
2.1.2 Tiền tệ. 6
2.2 Quy luật vận động của kinh tế hàng hóa là quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh. 7
II/ Liên hệ thực tế ở Việt Nam. 8
1. Thực trạng kinh tế Việt Nam để chúng ta phải chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa là tất yếu khách quan. 8
2. Tiềm năng và hạn chế của nền kinh tế hàng hóa ở nước ta. 10
2.1 Tiềm năng 10
2.2 Hạn chế 10
3. Những thành tựu kinh tế mà nước ta đạt được từ những năm đổi mới đến nay. 11
4. Điều kiện và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam. 14
C.KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với bất kì quốc gia nào, nền kinh tế hàng hóa cũng đóng vai trò chủ đạo chi phối đáng kể vào nền hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
Sau hơn 10 năm đổi mới toàn diện, trước những thử thách gay go, những hoàn cảnh hết sức khó khăn phức tạp nhưng Đảng và nhân dân Việt Nam không những đã đứng vững được mà còn vươn lên đạt được những thắng lợi trên nhiều mặt. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi đó là Đảng và Nhà nước ta đã kiên quyết chuyển đổi từ nền kinh tế hàng hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây chính là bước ngoặt quan trọng thể hiện một quyết định sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta, làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội của đất nước.
Nhìn lại trước những năm đổi mới ta có thể thấy, suốt một thời gian dài các nước xã hội chủ nghĩa (trong đó có nước ta) đã không nhận thức đúng vai trò của sản xuất hàng hóa, của kinh tế thị trường, coi nhẹ, thậm chí phủ nhận quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu, chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của kinh tế hàng hóa, phủ nhận quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Bởi vậy chúng ta không tạo được động lực để phát triển sản xuất, vô tình hạn chế những ứng dụng của khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, năng suất sản xuất tăng chậm, gây rối loạn và ắc tách trong quá trình phân phối, lưu thông làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kém năng động, trì trệ.
Như vậy từ việc nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế hàng hóa chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về vai trò cũng như hạn chế của nền sản xuất hàng hóa để từ đó soi rọi vào vấn đề cấp bách hiện nay của nước ta trong công cuộc đổi mới của nước ta đang đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

kjzsMH696yK2g14
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status