Thực trạng và thách thức của Việt Nam trong việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và thách thức của Việt Nam trong việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế



MỤC LỤC
A - PHẦN MỞ BÀI 1
I. Tình hình Việt Nam nói chung và nền kinh tế nói riêng. 1
II.Tình hình thế giới. 2
B - PHẦN THÂN BÀI 3
I. Một số vấn đề lý luận về hộinhập kinh tế quốc tế. 3
1. Nói đến kinh tế quốc tế phải đề cập đến vấn đề toàn cầu hoá. Vậy toàn cầu hoá là gì ? Nó có phải là quá trình tất yếu khách quan không ? 3
2. Chúng ta thử đi sâu phân tích cơ sở khách quan của xu thế toàn cầu hoá. 6
3. Xét vai trò của các chủ thể trong xu hướng toàn cầu hoá, ta thấy có hai vai trò chính. 8
4. Bây giờ ta xét các tác động của toàn cầu hoá đối với kinh tế - chính trị. 10
II. Thực trạng và thách thức của Việt Nam trong việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 16
III. Một số giải pháp sau đây được coi là hữu hiệu qua thử thách trước bối cảnh thế giới của Việt Nam. 21
C. PHẦN KẾT BÀI 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ết qua nhận định của một số chuyên gia kinh tế : Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất. Sự gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và quy mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu. Sự thực toàn cầu hoá là hiện tượng phức tạp, chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn trong nó.
2. Chúng ta thử đi sâu phân tích cơ sở khách quan của xu thế toàn cầu hoá.
Trước hết đó là sự phát triển cao của lực lượng sản xuất : thời phong kiến lực lượng sản xuất và giao thông kém phát triển cho nên hoạt động trao đổi, sản xuất chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp. Mác và Ăngghen viết “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới…”
Trong thời kỳ đầu quá trình quốc tế hoá, các hoạt động kinh tế giữa các quốc gia mang nặng tính chất phụ thuộc một chiều. Các quóc gia phát triển hơn thường đàn áp các nước kém (Anh, Mỹ, Pháp…) và giành cho mìnhmột khu vực và thị trường kinh tế riêng. Tuy vậy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất cùng với ý thức độc lập đã đưa lại sự phát triển mới của phân công lao động. Các quốc gia trước kia vốn phụ thuộc, là thuộc địa của các đế quốc, nay giành được độc lập đã tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai gắn liền với sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc là hiện tượng khoa học phát triển mạnh mẽ và ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó đã được nhanh chóng áp dụng vào sản xuất, thúc đẩy phân công lao động phát triển lên một bước mới. Dưới sự tác động của khoa học công nghệ các ngành kinh tế truyền thống dần những bước cho các ngành thay mặt cho tiến bộ khoa học kỹ thuật : mạng máy tính quốc tế Internet, truyền hình cáp, khám phá vũ trụ,… tóm lại chính sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã làm phá vỡ hàng rào ngăn cản địa giới, thúc đẩy quốc tế hoá kinh tế lên một thời kỳ mới. Thứ hai là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường : quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá có sự gắn bó chặt chẽ với tiến trình phát triển kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường càng phát triển thì phân công lao động càng sâu sắc. Sự phát triển của kinh tế thị trường đã mở ra điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Lợi ích đem lại của kinh tế thị trường : tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và đưa lại cơ chế thống nhất cho xử lý các mối quan hệ kinh tế, đó là cơ chế thị trường. Mô hình Đức được gọi là mô hình kinh tế thị trường xã hội, của Mỹ là nền kinh tế thị trường phân tán. Nhà nước thông qua các công cụ phát triển bảo đảm cạnh tranh thị trường. Nhiều quốc gia vốn trước đây từ chối nền kinh tế thị trường đã thực hiện mở cửa cải cách. Có thể nói ngày nay nền kinh tế thế giới thống nhất ở cơ chế vận hành : cơ chế thị trường. Đây chính là cơ sở cho sự gia tăng của xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường không chỉ ở sự mở rộng quy mô về không gian, về sự xâm nhập ràng buộc lẫn nhau giữa các thị trường mà còn thể hiện ở sự phát triển của thị trường tài chính gắn liền với sự xuất hiện của một loạt công cụ mới trong thanh toán giao dịch. Nhìn chung các quốc gia trên toàn thế giới ngày nay đều dựa trên cơ chế thị trường, sử dụng các phương tiện và công cụ của kinh tế thị trường trong hoạt động kinh doanh, đưa lại một không gian rộng lớn, không gian toàn cầu cho các hoạt động sản xuất và lưu chuyển các yếu tố của chính quá trình sản xuất ấy.
Thứ ba là sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh thế giới kết thúc chiến tranh lạnh, bước vào thời kỳ hoà bình, hợp tác và phát triển. Tình hình chạy đua vũ trang khốc liệt điển hình là các quốc gia với tiềm lực kinh tế mạnh : Mỹ, Nga, Pháp, Đức,…
Trong suốt mấy thập kỷ chạy đua vũ trang, nhất là vũ khí hạt nhân. Các bên đều nhận thấy một cuộc chiến tranh hiện đại nổ ra sẽ không có người chiến thắng. Nhìn chung các vấn đề toàn cầu đều có quan hệ nhân quả với nhau cho nên phải có quan hệ tổng thể khi giải quyết và đòi hỏi phải có sự nỗ lực của mọi quốc gia. Các vấn đề toàn cầu là liên quan mọi quốc gia, tác động trên phạm vi thế giới. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh thị trường thế giới bị chia cắt không cho phép các quốc gia thống nhất hành động, liên kết sức mạnh. Sự kết thúc chiến tranh lạnh, sự phân chia thế giới thành hai cực đối lập đã và đang chuyển sang trật tự theo hướng đa cực, thế giới vận động trong xu thế hoà dịu hợp tác và phát triển. Đây cũng xem là cơ sở quan trọng cho sự gia tăng mạnh mẽ xu thế quốc tế hoá lên một trình độ mới, đó là toàn cầu hoá.
3. Xét vai trò của các chủ thể trong xu hướng toàn cầu hoá, ta thấy có hai vai trò chính.
Thứ nhất : là sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia (TNC). Sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty xuyên quốc gia trong những thập niên qua vừa phản ánh đặc điểm của quá trình toàn cầu hoá, vừa là nhân tố thúc đẩy quá trình quốc tế hoá gia tăng mạnh mẽ lên một bước mới toàn cầu hoá. Quá trình phát triển mạnh mẽ của sản xuất trong CNTB tất yếu dẫn đến sự tập trung sản xuất và dẫn đến độc quyền. Nếu vào cuối những năm 60 có khoảng 7000 Công ty xuyên quốc gia, thì đến những năm 80 có khoảng 20 nghìn. Với một mạng lưới rộng khắp đối với Việt Nam ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết về hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu của hội nhập là mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ,… để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN. Quán triệt chủ trương được xác định tại Đại hội IX, hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý và kết hợp chặt chẽ quá trình họi nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh quốc phòng. Có như vậy chính phủ và toàn dân ta mới có điều kiện tiếp cận với hình thức độc quyền, đối phó với sự bành trướng của nó. Việc gia tăng các hoạt động TNC ở các quốc gia đang phát triển còn đóng góp quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và chuyển giao các công nghệ hiện đại. Đây là những mặt rấ quan trọng để các quốc gia đang phát triển nâng cao trình độ phát triển của mình từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển. Các TNC đã dựa vào vốn, kỹ thuật, nguồn thông tin để thiết lập các chi nhánh khác nhau ở các nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho việc sản xuất gia công, lắp ráp. Sự phát triển và xâm nhập ngày càngmạnh mẽ của các Công ty xuyên quốc gia vào các nền kinh tế dân tộc đã góp phàan xoá bỏ sự ngăn cách, biệt lập trong phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status