Giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU NHẬP 3
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 3
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM : 3
1, Biên chế lao động: 3
2, Phân loại lao động: 4
3, Khái niệm thu nhập: 5
4, Phân loại thu nhập theo nguồn gốc lao động: 6
II. PHÂN LOẠI THU NHẬP CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI 6
III. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO THU NHẬP, VÀ PHÂN PHỐI CÔNG BẰNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 7
PHẦN THỨ HAI 10
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI 10
I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN 10
1. Đặc điểm chung của ngành y tế: 10
2. Đặc điểm tự nhiên, xã hội- kinh tế tỉnh yên bái : 11
3. Bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái là một đơn vị sự nghiệp có thu: 13
4, Đặc điểm riêng của bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái: 14
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI 21
1, Phân tích biến động thu nhập bình quân của cán bộ- nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái: 21
2. Phân tích cơ cấu thu nhập của cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái: 28
3, Phân tích các nguồn thu của cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái: 34
PHẦN THỨ BA 40
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CHO CÁN BỘ NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI 40
I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA CÁN BỘ - NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI 40
1, Về thu nhập của cán bộ- nhân viên trong thời gian qua: 40
2, Về cách phân phối thu nhập: 42
3, Về nguồn thu của bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái: 43
II. NGUYÊN NHÂN 44
1, Nguyên nhân khách quan: 44
2, Nguyên nhân chủ quan: 47
III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI: 48
1. Phương hướng nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái: 48
2. Giải pháp tăng nguồn thu của bệnh viện: 51
3. Đào tạo cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, cán bộ quản lý kinh tế giỏi: 55
4.Xây dựng cơ chế trả lương hợp lý: 56
5. Kiến nghị với các cấp, ban, ngành mở rộng cơ chế quản lý hơn cho bệnh viện: 58
6. Khuyến khích cán bộ - nhân viên có ý kiến sáng tạo, đầu tư đóng góp tài sản mở rộng các dịch vụ ngay trong bệnh viện: 59
7. Nâng cao hiểu biết của người dân trong tỉnh về chăm sóc y tế : 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:



1,235
61.150
0,87
88.031
0,943
Phụ cấp lương
1.055.253
30,35
2.042.799
43,52
1.246.533
27,15
1.810.612
25,73
2.498.858
26,77
Tiền thưởng
489.162
14,10
658.005
14,01
513.806
11,189
1.082.481
15,38
1.384.140
14,83
Phúc lợi tập thể
11.068
0,298
16.244
0,346
11.476
0,248
29.433
0,64
19.259
0,217
Các khoản đóng góp
271.916
7,822
258.700
5,518
434.285
9,458
683.942
9,72
829.371
8,88
Tổng thu nhập
3.476.067
100%
4.694.150
100%
4.591728
100%
7.035.395
100%
9.334.154
100%
Tống CB-NV
272
277
277
306
323
TNBQ 1 cb/ năm
12.581
16.946
16.576
22.991
28.898
TNBQ 1cb/ tháng
1.048
1.412
1.381
1.916
2.408
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên BVĐK tỉnh Yên bái tăng lên theo thời gian, từ 12.581.000đ năm 2002 đã tăng dần lên và đến năm 2006, thu nhập trung bình của một cán bộ tăng lên 28.898.000 vào năm 2006, tăng 2,29 lần. Trong 5 năm mà tốc độ tăng như vậy là tương đối nhanh, một mặt là do nguyên nhân khách quan nhà nước tăng tiền lương tối thiểu lên 450.000đ vào năm 2006. Mặt khác cũng do nguyên nhân chủ quan trong đơn vị, hoạt động có hiệu quả hơn đưa thu nhập của cán bộ tăng lên.
Trong thu nhập của cán bộ nhân viên thì tiền lương chiếm chủ yếu, luôn giữ vai trò chính trong thu nhập của người lao động, chiếm một tỷ trọng khá lớn, trong các năm nghiên cứu thì tiền lương luôn chiếm từ 35,65% đến 50,72% trong tổng thu nhập của cán bộ nhân viên. Điều này chứng tỏ phần ngân sách nhà nước( phần cứng) chi trả cho người lao động vẫn rất lớn. Tiền lương năm 2002 là 1.539.102.000đ tăng lên 4.514.495.000đ vào năm 2006 phù hợp với quy luật chung và gần như tương xứng với tốc độ tăng thu nhập chung của cán bộ.
Tiếp đến là tiền công, phần này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thu nhập, dưới 2%. Các công việc dịch vụ ít nên phần tiền này không lớn, các dịch vụ khám chữa bệnh chưa nhiều, đây cũng là một điểm cần chú ý phát triển vào thời gian tới tạo nguồn thu cho bệnh viện.
Phụ cấp lương là khoản tiền lớn thứ 2 sau tiền lương, bao gồm nhiều khoản mà chủ yếu là tiền trực đêm và tiền làm thêm giờ. Các khoản này đựoc tính theo hệ số lương của từng cán bộ. Riêng năm 2003 tiền phụ cấp lương là 2.042.799.000đ vượt hơn hẳn so với tiền lương là 1.673.493.000đ bởi lẽ vào năm này cán bộ nhân viên trong toàn ngành được truy lĩnh tiền trực đêm từ nhiều năm trước, số tiền này được quyết toán trong năm 2003.
Về tiền thưởng, chiếm trung bình khoảng 14% qua các năm, thưởng chủ yếu là cho tập thể và 1 số ít các bạn sỹ ưu tú, thưởng bất thường và các khoản thưởng khác hầu như rất ít.
Các khoản đóng góp cho người lao động tuy cán bộ nhân viên không được nhận trực tiếp nhưng về lâu dài nó đem lại lợi ích cho người lao động nên ta có thể cho vào thu nhập của người lao động nhận được từ đơn vị, nó là các khoản như BHYT, BHXH hay kinh phí công đoàn mà đơn vị đóng cho người lao động theo luật quy định. Khoản này chiếm 1 tỷ lệ cố định qua các năm.
Các phúc lợi tập thể rất ít, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thu nhập, đây cũng là 1 hạn chế trong công tác phân phối thu nhập và trả lương cho người lao động. Cao nhất trong 5 năm nghiên cứu chỉ chiếm 0,64% thu nhập, có năm chỉ chiếm trên 0,2%.
Sơ đồ 1: Biến động thu nhập bình quân năm/ người
giai đoạn 2002-2006
Nhìn vào biểu đồ ta thấy thu nhập của cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái có tăng qua các năm, tốc độ nhanh không phải là chậm nhưng thu nhập của cán bộ vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của các ngành và các địa phương trong cả nước.
Cùng với tăng về thu nhập thì số lao động trong đơn vị cũng tăng lên rõ rệt, từ 272 lao động vào năm 2002 tăng lên 323 người vào năm 2006, tăng 51 người tương ứng với 18,75%, hai năm có số lao động tăng phát triển nhất là từ năm 2004 đến năm 2006.
Biểu đồ biến động thu nhập bình quân và biểu đồ số lao động của giai đoạn 2002- 2006 gần như tương đồng, có thể nói trong giai đoạn này số lượng lao động tỷ lệ thuận với thu nhập của bình quân của người lao động, Với đặc điểm riêng của ngành, việc tăng thêm lao động đồng nghĩa với việc mở rộng hoạt động khám chữa bệnh, ở ngưỡng này, mở rộng hoạt động vẫn đem lại kết quả tốt, đem lại thu nhập cao hơn cho người lao động, chứng tỏ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân vẫn còn và cần được chú trọng hơn nữa trong thời gian tới.
Sơ đồ 2: Số lượng lao động giai đoạn 2002- 2006
Số lao động
2. Phân tích cơ cấu thu nhập của cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái:
a, Cơ cấu thu nhập theo giới tính:
Bảng 5: TNBQ theo giới tính 2002-2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Giới tính
Thu nhập bình quân 1 ngưòi / năm
( giai đoạn 2002- 2006)
2002
2003
2004
2005
2006
Nữ
11,987
16,082
16,225
22,682
28,376
Nam
13,171
17,070
17,327
23,800
29,304
Chênh lệch +/-
1,184
0,988
1,072
1,118
0,928
Chênh lệch %
9,8%
6,14%
6,6%
4,92%
3,27%
Biểu 1: Thu nhập bình quân hàng năm theo giới tính
Do đặc thù của ngành nên cán bộ nhân viên là nữ trong đơn vị chiếm một tỉ lệ lớn với số lượng 226 người trong tổng số 304 viên chức, chiếm 74,34%. Nữ chiếm số lượng nhiều hơn trong cơ cấu nhưng thu nhập lại luôn thấp hơn từ 3,27% đến 9,8%. Chênh lệch này có xu hướng giảm qua các năm, đến năm 2006 còn 3,27% tương ứng với 928.000đ.
Sở dĩ thu nhập của nữ giới luôn thấp hơn nam giới vì mặt bằng trình độ của nữ giới trong đơn vị thấp hơn nam. Các công việc như hộ lý hay các công việc có chuyên môn thấp nữ giới đảm nhiệm nhiều hơn dẫn đến thu nhập trung bình của nữ giới không cao. Điều này lý giải bởi nữ giới luôn chịu thiệt thòi hơn nam giới trong các hoạt động giáo duc- đào tạo, cũng một phần do quan niệm và do điều kiện của tỉnh Yên bái chưa thực sự thuận lợi cho việc học tập nâng cao tay nghề, trình độ.
Hơn nữa, nam giới có sức khoẻ - thể lực tốt hơn nên tham gia vào nhiều công việc căng thẳng và đảm nhiệm những nhiệm vụ khó khăn hơn nữ giới nên thu nhập của họ cao hơn phù hợp với những cống hiến trong công việc của họ. Ví dụ như, 100% bác sỹ khoa Chấn thương chỉnh hình là nam hay các bạn sỹ mổ đều là nam giới.
Mức chênh lệch giảm theo các năm chứng tỏ đã có sự điều chỉnh trong phân phối thu nhập theo chiều hướng tich cực, cũng bởi tay nghề trình độ của nữ giới được chú ý đào tạo hơn trong vài năm trở lại đây. Đến thời điểm này, lao động nữ có trình độ cao cũng tăng lên đáng kể với ngạch bậc đại học và trên đại học, bác sỹ chính. Trong số 4 thạc sỹ tại bệnh viện thì đã có 2 người là nữ giới. Các trưởng – phó khoa phòng là nữ giới cũng tăng lên trong thời gian này.
b, Cơ cấu thu nhập theo trình độ:
Bảng 5: TNBQ theo trình độ gđ 2002- 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Trình độ
Thu nhập bình quân 1 ngưòi / năm
( giai đoạn 2002- 2006)
2002
2003
2004
2005
2006
Bác sỹ
15,028
18,072
18,021
26,047
31,072
Y sĩ- Y tá
12,036
15,201
14,820
20,019
26,450
Hộ lý
7,280
8,302
8,742
9,213
10,134
Biểu 2: Thu nhập bình quân theo trình độ
BBác sĩ
YY sĩ – Y tá
HHộ lý
Thu nhập của cán bộ theo trình độ luôn tăng qua các năm và trung bình theo trình độ thì cũng hợp lý bởi trình độ cao hơn thì có thu nhập cao hơn. tốc độ tăng cao ở nhóm có trình độ bác sỹ và Y sỹ - y tá. So với năm...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status