Giải pháp thu hút FDI vào các khu du lịch ở Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp thu hút FDI vào các khu du lịch ở Việt Nam
Ngày 07/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới kết thúc 11 năm đàm phán gia nhập. Thế và vận mới cho nền kinh tế chúng ta,nhiều thử thách và thuận lợi cho mục tiêu phát triển đất nước.
Đầu tư nước ngoài đã đang và sẽ trở thành một nhiệm vụ quan trọng cho đất nước ta để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư phát triển nền kinh tế.Chúng ta không thể phủ nhận vai trò rất tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài,trực tiếp và gián tiếp tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nước Việt Nam. Ngành du lịch nói chung và quá trình phát triển các khu du lịch nói riêng cũng chịu sự tác động này,bộ mặt của ngành đã thay đổi từ khi các nhà đầu tư nước ngoài vào cuộc.Việt Nam đã có thể có đủ điều kiện để tổ chức các hội nghị quốc tế mang tầm cơ thế giới với một cơ sở hạ tầng du lịch đạt tiêu chuẩn, nhiều khách sạn đã đón tiếp thành công các đoàn quốc tế,nhiều khu du lịch đã làm hài lòng khách du lịch nước ngoài.Hội Nghị Cấp Cao APEC năm 2006 là một bằng chứng .
Mặc dù vậy Việt Nam vẫn rất cần đầu tư nước ngoài tham gia tích cực hơn nữa vào phát triển du lịch cũng như các khu du lịch- như một điều kiện tiên quyết.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay,năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam cần được cải thiện về mọi mặt,có như thế chúng ta mới không bị bỏ lại quá xa với thế giới và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế.Bài viết xin được đề cập đến thực trạng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khu du lịch,nêu lên những mặt được cũng như những mặt còn tồn tại trong quá trình phát triển khu du lịch,từ đó xin đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa dòng vốn đầu tư nước ngoài vào khu du lịch ở Việt Nam.
Em xin chân thành Thank các cô chú,anh chị ở Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.Em cũng chân thành cảm ơn,Giảng viên-Tiến sĩ Phạm Văn Hùng đã hướng dẫn tận tình,đúng đắn,kịp thời về mặt nội dung của chuyên đề thực tập.

CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH Ở VIỆT NAM

I. Khái quát chung về FDI vào lĩnh vực dịch vụ và vào khu du lịch ở Việt Nam
1. Khái niệm, đặc điểm đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ nói chung và khu du lịch nói riêng
1.1 Khái niệm
a) Khái niệm du lịch và khu du lịch
Từ xa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích ,một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người . Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa –xã hội của các nước. Về mặt kinh tế du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là một ngành công nghiệp- công nghiệp không khói và chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với các nước đang phát triển,du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia. Như vậy du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà ngay cả những nước đang phát triển như Việt Nam.Tuy nhiên,cho đến nay không chỉ ở trong nước ta ,nhận thức về du lịch vẫn chưa thống nhất.
Dưới con mắt của Guer Freuler Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta,dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự đổi thay của môi trường xung quanh ,dựa vào sự phát sinh,phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên. Theo Azar nhận thấy Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang vùng khác,từ một nước này sang nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú và nơi làm việc.(Sách “Nhập môn khoa học du lịch-NXB ĐH Quốc Gia-2000)
Dưới con mắt các nhà kinh tế,du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế . Theo Kuns: một yếu tố không thể thiếu được trong định nghĩa về du lịch cần được bổ sung là đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch . Theo nhà kinh tế học Kalfiotios thì cho rằng Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần,đạo đức do đó tạo nên các hoạt động kinh tế.
Khác với các quan điểm trên,các nhà học giả biên sọan Bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia : nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích :nghỉ ngơi,giải trí,xem danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử… Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt : nâng cao hiểu biết về thiên nhiên ,truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc,từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn ;có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tại chỗ.
Như vậy không thể có một cách hiểu hoàn toàn thống nhất về du lịch mà mỗi một người có thể đưa ra các cách tiếp cận khác nhau. Du lịch là một phạm trù không mới những cũng rất khó có thể thống nhất bởi với một vấn đề nó sẽ đáp ứng một mục đích khác. Dù hiểu như thế nào chăng nữa du lịch đựơc tổng hợp theo hai ý sau: (i) Sự di chuyển và lưu trú trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân nhằm mục đích phục hồi sức khỏe…(ii) Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thõa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển ấy.
Du lịch nói chung có rất nhiều thành phần: nó có thể là tour du lịch , là đón tiếp khách du lịch và cung ứng các dịch vụ liên quan… Trong đó khu du lịch có thể nói là được đề cập đến nhiều nhất trong kinh doanh dịch vụ du lịch. Nó nhiều khi được gọi là điểm du lịch.Theo nghĩa chung nhất Khu du lịch là những chỗ hay cơ sở mà khách du lịch đến và lưu trú,Khu du lịch có thể là những chỗ không có dân cư. Đó là nghĩa rộng của khu du lịch. Tuy nhiên trongkinh tế du lịch,điểm du lịch là một nơi,một vùng có sức hấp dẫn đặc biệt với dân ngoài địa phương và có những thay đổi nhất định trong kinh té do hoạt động du lịch gây nên. Theo định nghĩa trên thì khu du lịch(điểm du lịch)có thể là bất cứ điểm lớn hay nhỏ có tài nguyên du lịch( tài nguyên tự nhiên,nhân văn…) và có hoạt động du lịch phát triển(Sách Kinh tế du lịch –NXB Thế Giới). Nếu xét dưới góc độ tiến trình vận động có lẽ nên đưa ra cặp khái niệm: điểm du lịch và điểm tài nguyên. Điểm tài nguyên là nơi mà ở đó có một hay nhiều nguồn tài nguyên( tự nhiên cũng như nhân văn) có sức hấp dẫn đối với du khách song chưa được tổ chức khai thác. Điểm du lịch là nơi có tổ chức khai thác phục vụ du khách. Điểm tài nguyên có thể chưa phải là điểm du lịch song nó có thể trở thành điểm du lịch khi được tổ chức khai thác,ngược lại điểm du lịch có thể trở thành điểm tài nguyên khi hoạt động kinh doanh du lịch đi vào giai đoạn thoái trào hoạt động du lịch ngưng trệ.
Tóm lại khu du lịch có thể được hiểu là một nơi có cơ sở vật chất,trang thiết bị giao thông vận tải…đặc biệt là có tài nguyên du lịch có thể phục vụ tốt các du khách khi đến nghỉ ngơi cũng như tham quan.Nó là tổng thể nhiều hạ tầng kĩ thuật có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch. Ở Việt Nam là một nước có tiềm năng du lịch rất lớn các điểm tài nguyên du lịch được phân bố khắp cả nước nên các khu du lịch đang ngày càng được quan tâm và đầu tư một cách có hiệu quả
Theo Luật Du lịch khu du lịch là: “ Nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch , đem lại hiệu quả về kinh tế -xã hội và môi trường.”
b) Phân loại du lịch và khu du lịch
Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí đưa ra. Do đó đến nay chưa có bảng phân loại nào được coi là hoàn hảo,Việt Nam chia theo các tiêu chí sau:

CHƯƠNG I 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI TRONG VIỆC 2
PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH Ở VIỆT NAM 2
I. Khái quát chung về FDI vào lĩnh vực dịch vụ và vào khu du lịch ở Việt Nam 2
1. Khái niệm, đặc điểm đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ nói chung và khu du lịch nói riêng 2
1.1 Khái niệm 2
2. Đặc điểm đầu tư vào khu du lịch 6
3. Vai trò của FDI đối với ngành du lịch nói chung và khu du lịch nói riêng 9
4. Tính tất yếu phải thu hút FDI vào phát triển khu du lịch 11
5. Nội dung đầu tư phát triển khu du lịch. 12
5.1 Đầu tư vào du lịch 12
5.2 Nội dung đầu tư vào khu du lịch 15
II. Tình hình thu hút và sử dụng FDI trong việc phát triển khu 18
du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001-2006 18
1. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam vào khu du lịch 18
1.2. Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch. 19
1.3. Tình hình triển khai thực hiện của các dự án FDI trong ngành du lịch. 21
1.4 Tỉ trọng của Khu du lịch trong cơ cấu FDI của cả nước. 22
2. Thực trạng thu hút FDI cho phát triển khu du lịch 25
2.1 FDI vào khu du lịch theo đối tác 25
2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 27
2.3 Đầu tư nước ngoài vào khu du lịch theo hình thức đầu tư 29
3. Đánh giá tác động của việc thu hút FDI vào việc phát triển khu du 31
lịch ở Việt Nam từ 2001-2006 31
3.1 Đánh giá những tác động thuận lợi tới nền kinh tế 31
3.1.1 Vào xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế 31
3.1.2 Đóng góp vào thu chi ngân sách của nền kinh tế quốc dân 34
3.1.3 Đầu tư vào khu du lịch đối với công ăn việc làm 38
3.1.4 Tác động tới những vấn đề xã hội khác 39
3.2 Những mặt tồn tại trong đầu tư nước ngoài vào khu du lịch 41
3.2.1 Tồn tại trong cơ chế chính sách 41
3.2.2 Thực trạng công tác quy hoạch phát triển và quản lí đầu tư xây dựng kinh doanh khai thác khu du lịch 43
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU DU LỊCH Ở VIỆT NAM 45
I. Xu hướng dòng FDI toàn cầu vào lĩnh vực dịch vụ du lịch 45
1. Xu hướng vận động của dòng FDI 45
2. Định hướng thu hút FDI vào ngành du lịch cũng như vào phát triển khu du lịch ở Việt Nam (2006-210) 46
II. Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu du lịch ở Việt Nam 49
1. Những giải pháp chung 49
2. Hoàn Thiện các quy hoạch về khu du lịch 50
3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 52
4. Cải tiến và năng cao chất lượng quản lí đầu tư xây dựng,khai thác,kinh doanh tại các khu du lịch 54
5. Xúc tiến đầu tư,quảng bá,giới thiệu các khu du lịch Việt Nam 56
6. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khu du lịch 57
6. Tiếp tục công tác bảo vệ môi trường cảnh quan các khu du lịch. 60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63



xUDnaS7cp3qE9Q9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status