Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1.1 Tổng quan về NHTM 2
1.1.1 Khái niệm về NHTM 2
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM 3
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 3
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 4
1.1.2.3 Hoạt động trung gian 5
1.1.3 Vai trò của NHTM 5
1.1.4 Hoạt động cho vay của NHTM 6
1.1.4.1 Khái niệm về hoạt động cho vay của NHTM 6
1.1.4.2 Nguyên tắc cho vay 6
1.1.4.3 Điều kiện cho vay của NHTM 7
1.1.4.4 Vai trò hoạt động cho vay của NHTM đối với cácDNVVN 8
1.1.4.5 Đặc điểm của hoạt động cho vay 9
1.1.4.6 Các hình thức cho vay 9
1.2 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 16
1.2.1 Khái niệm 16
1.2.2 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế thị trường. 18
1.3 Thực trạng phát triển DNVVN ở Việt Nam. 20
1.4 Đặc điểm của DNVVN ở Việt Nam 26
1.4.1 DNVVN được thành lập dễ dàng . 26
1.4.2 DNVVN dễ thích ứng, thay đổi linh hoạt với nhu cầu thị trường. 27
1.4.3 Vốn chủ sở hữu nhỏ, khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng còn hạn chế. 27
1.4.4 Trình độ công nghệ, thiết bị lạc hậu. 28
1.4.5 Trình độ quản lý của chủ DN chưa cao. 29
1.4.6 Hoạt động của các DNVVN thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước. 30
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM đối với DNVVN 30
1.5.1 Nhân tố chủ quan. 31
1.5.1.1 Các nhân tố thuộc về NHTM 31
1.5.1.2 Các nhân tố thuộc về DNVVN. 34
1.5.2 Các nhân tố khách quan 34
1.5.2.1 Môi trường kinh tế 34
1.5.2.2 Môi trường pháp lý 34
1.6 Những chỉ số đánh giá mức độ mở rộng cho vay cuả NHTM 35
1.6.1 Dư nợ 35
1.6.2 Số lượng khách hàng. 36
1.6.3 Vốn điều lệ và mạng lưới chi nhánh 36
1.6.4 Lợi nhuận . 37


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY 3ĐỐI VỚI DNVVN TẠI TECHCOMBANK 38
2.1 Giới thiệu chung về Techcombank 38
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 38
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động 40
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức. 40
2.1.2.2 Mạng lưới hoạt động. 42
2.2 Những hoạt động kinh doanh chính của Techcombank 44
2.2.1Huy động vốn 44
2.2.1.1 Huy động vốn từ khu vực dân cư. 44
2.2.1.2 Huy động vốn từ doanh nghiệp 45
2.2.2Tín dụng 46
2.2.2.1Tín dụng cá nhân 47
2.2.2.2Tín dụng doanh nghiệp 48
2.2.3 Công tác phát hành và thanh toán thẻ. 50
2.2.4 Dịch vụ thanh toán và các dịch vụ phi tín dụng khác. 52
2.2.5 Những kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank 53
2.3 Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Techcombank 55
2.3.1 Dư nợ 58
2.3.1.1 Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng 58
2.3.1.2 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn 61
2.3.1.3 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại hình DN 63
2.3.1.4 Doanh số thu lãi 65
2.3.1.6 Dư nợ cho vay phân theo nhóm sản phẩm lớn 67
2.3.1.7 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo nhóm nợ 68
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY 71
VỚI DNVVN TẠI TECHCOMBANK. 71
3.1 Định hướng cho vay đối với DNVVN tại Techcombank 71
3.1.1 Định hướng phát triển DNVVN ở nước ta. 71
3.1.2 Định hướng mở rộng hoạt động cho vay với DNVVN tại Techcombank 74
3.2 Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay với DNVVN tại Techcombank 76
3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng. 76
3.2.2 Cải tiến quy trình cho vay đối với các DNVVN. 77
3.2.3 Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ với DNVVN 78
3.2.4 Chính sách khách hàng 79
3.3 Một số kiến nghị 81
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và Chính Phủ 81
3.3.2 Kiến nghị với NHNN 82
3.3.3 Kiến nghị với Techcombank 82
3.3.4 Kiến nghị với DNVVN 83
KẾT LUẬN 84
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về NHTM
1.1.1 Khái niệm về NHTM
Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Khi nói đến ngân hàng người ta thường nghĩ ngay đến các Ngân hàng thương mại vì các NHTM chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô, thị phần, mạng lưới hoạt động trong toàn hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng trước hết là một tổ chức trung gian tài chính. Trung gian tài chính là một tổ chức hỗ trợ các kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay theo hình thức gián tiếp. Những tổ chức trung gian tài chính thường được nhắc đến như : ngân hàng, các công ty tư vấn tài chính và môi giới, các công ty bảo hiểm...
Một cách hiểu đơn giản về ngân hàng đó là: ngân hàng là tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận.
Để có thể rõ hơn về khái niệm ngân hàng, xét theo phương diện những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì : “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Theo Luật các tổ chức tín dụng định nghĩa như sau “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Đối với các NTM, hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho ngân hàng là hoạt động cho vay. Và để có thể cho vay thì các ngân hàng phải có một lượng tiền đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng trong nền kinh tế. Vì thế ngoài vốn chủ sở hữu ra thì ngân hàng phải huy động một lượng tiền khá lớn. Ngân hàng có thể huy động vốn từ các nguồn như sau :
• Nguồn tìên gửi
Tiền gửi là nguồn tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi các ngân hàng đã đưa ra các hình thức gửi tiền đa dạng như tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các ngân hàng khác. Trong đó, tiền gửi thanh toán có mức lãi suất thấp nhất nhưng thay vào đó cá nhân hay doanh nghiệp gửi tiền có thể nhờ ngân hàng thanh toán hộ trong phạm vi số dư trên tài khoản với mức phí thấp. Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán song lại được hưởng mức lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài kì hạn. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư là một nguồn vô cùn quan trọng đối với các ngân hàng. Các ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới huy động bằng cách cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm tiết kiệm đa dạng với mức lãi suất cạnh tranh hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều lượng tiền nhàn rỗi từ dân cư vào ngân hàng. Trong ngân hàng còn có tiền gửi của các ngân hàng khác tuy nhiên nguồn này thường không lớn vì tiền gửi của các ngân hàng khác chỉ nhằm mục đích chủ yếu là nhờ thanh toán hộ.
• Nguồn đi vay
Ngân hàng sử dụng vốn để cho vay, đầu tư kinh doanh và thực hiện một số hoạt động khác như chi trả cho khách hàng. Do vậy nhiều khi nguồn tiền huy động không đủ đáp ứng nhu cầu tiền của ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ phải đi vay mượn thêm như vay ở Ngân hàng Trung ương, vay các tổ chức tín dụng khác hay vay trên thị trường vốn. Trong đó, vay các tổ chức tín dụng khác là đơn giản nhất vì quá trình vay mượn đơn giản, đáp ứng kịp thời nhu cầu dữ trữ và chi trả cấp bách của ngân hàng. Vay NHNN thông qua hình thức tái chiết khấu (hay tái cấp vốn) và việc vay mượn tương đối khó khăn vì NHNN kiểm soát tương đối chặt chẽ. Các ngân hàng còn có thể vay trên thị trường vốn thông qua phát hành kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu. Tuy nhiên vay trên thị trường vốn nghiệp vụ tương đối phức tạp và thường chỉ dành cho những ngân hàng lớn.
• Nguồn khác
Nguồn khác bao gồm nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán và các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả...
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
* Hoạt động tín dụng
Tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM nhằm tài trợ cho khách hàng trên cơ sở tín nhiệm. Hình thức tín dụng truyền thống của NHTM là cho vay ngắn hạn có đảm bảo bằng tài sản, giúp khách hàng mua hàng hoá, nguyên vật liệu, sau đó mở rộng thành nhiều hình thức khác nhau như cho vay thế chấp bằng bất động sản, bằng chứng khoán… Các NHTM lớn hiện nay thực hiện đa dạng các hình thức tín dụng. Để mở rộng tín dụng có hiệu quả, các ngân hàng vừa phải xây dựng một chính sách tín dụng đúng đắn vừa phải không ngừng đa dạng hoá các hình thức tín dụng cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Để phục vụ mục tiêu quản lý của ngân hàng và nhu cầu của khách hàng, tín dụng ngân hàng có nhiều hình thức phân loại khác nhau như:
• Phân theo thời gian: bao gồm tín dụng ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống, trung hạn (từ trên 1 năm đến 5 năm) và dài hạn ( trên 5 năm ).
• Phân theo hình thức: bao gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê.
• Phân loại theo tài sản đảm bảo: bao gồm tín dụng có đảm bảo bằng uy tín của khách hàng, có đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản.
• Phân loại tín dụng theo rủi ro: bao gồm tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn có khả năngthu hồi, nợ quá hạn khó đòi.
Ngoài ra còn một số cách phân loại khác theo ngành kinh tế, theo đối tượng tín dụng, mục đích sản xuất…
* Hoạt động đầu tư
Phần lớn nguồn vốn huy động được ngân hàng đều cho vay vì hoạt động tín dụng tạo ra lợi nhuận khá lớn cho ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng còn sử dụng vốn để đầu tư như đầu tư vào chứng khoán, vào bất động sản… Những khoản cho vay có tính thanh khoản thấp, rủi ro cao, không dễ chuyển thành tiền mặt như chứng khoán hay bất động sản. Do vậy các ngân hàng thường đa dạng hoá danh mục đầu tư để vừa giảm thiểu rủi ro, vừa tăng thu nhập.
1.1.2.3 Hoạt động trung gian
Huy động vốn và cho vay là hai hoạt động chính của ngân hàng, ngoài ra ngân hàng còn thực hiện một số hoạt động khác như quản lý ngân quỹ, mua bán ngoại tệ, cung cấp các dịch vụ uỷ thác, tư vấn, bảo hiểm… Ngân hàng có thêm nguồn thu từ thu phí dịch vụ của những hoạt động này.
1.1.3 Vai trò của NHTM
* Vai trò trung gian tài chính
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư giữa hai loại tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế: các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu với các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu.
* Vai trò thanh toán
Ngày nay khi nền kinh tế càng phát triển thì việc thanh toán qua ngân hàng ngày càng phổ biến. Thanh toán thông qua ngân hàng là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, thay vào đó khách hàng chỉ cần mở tài khoản tại ngân hàng. Ngân hàng sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ. Hình thức thanh toán này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo an toàn cho khách hàng.
* Vai trò thực thi chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ được NHNN thực hiện thông qua các công cụ như lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở… Các NHTM bị ảnh hưởng trực tiếp của những công cụ này, thông qua NHTM sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế theo hướng mà Nhà nước muốn điều tiết. Mặt khác, thông qua các NHTM Nhà nước cũng có thể nắm được tình hình của nền kinh tế, qua đó có những sự điểu chỉnh thích hợp.
1.1.4 Hoạt động cho vay của NHTM


221X6saNg68bLo7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status