Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục quận Hai Bà Trưng - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục quận Hai Bà Trưng



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA 3
I. Kihái quát về ngân sách nhà nước. 3
1.Khái niệm về Ngân sách nhà nước. 3
2. Khái niệm : 3
1.1. Bản chất của Ngân sách nhà nước. 4
1.2. Vai trò của Ngân sách nhà nước. 5
2.Tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước. 7
2.1. Các nguyên tắc tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước . 7
2.2 Cơ cấu tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước : 8
3. Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước. 9
3.2 Nội dung của phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước. 10
II. Sự nghiệp giáo dục và vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 17
1.Khái quát về sự nghiệp giáo dục. 17
2.Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 18
III. Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục ở nước ta . 21
2. Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. 21
2. Vai trò của chi NSNN đối với sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay. 23
3. Sự cần thiết phải quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Quận. 24
4. Nội dung quản lý chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Quận 27
4.1 Quản lý chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục từ nguồn kinh phí ủy quyền. 27
4.2. Quản lý chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục từ nguồn Ngân sách quận. 30
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 32
I. Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội và sự nghiệp giáo dục Quận Hai Bà Trưng 32
 1. Địa lý hành chính . 32
2. Đặc điểm về kinh tế. 32
3. Đặc điểm về văn hóa - xã hội 33
4. Đặc điểm về giáo dục Quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội. 34
II. Thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội . 41
1. Nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục Quận Hai Bà Trưng. 41
2. Tình hình quản lý chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Quận Hai Bà Trưng trong những năm qua. 45
2.1. Thực trạng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục quận Hai Bà Trưng trong những năm qua. 45
2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục quận Hai Bà Trưng trong những năm qua. 74
2.2.1. Công tác lập kế hoạch ngân sách nhà nước . 74
2.2.2. Công tác thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước. 75
2.2.3. Công tác quyết toán 76
3. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. 78
3.1. Những thành tựu đã đạt được trong những năm qua. 78
3.2. Những tồn tại cần giải quyết 80
Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NSNN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC QUẬN HAI BÀ TRƯNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 84
I. Mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục quận Hai Bà Trưng trong thời gian tới. 84
II. Một số giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục quận Hai Bà Trưng. 86
1. Tăng chi NSNN cho giáo dục cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. 86
2. Xây dựng cơ cấu chi NSNN cho giáo dục trên địa bàn quận một cách hợp lý. 87
3. Tăng cường quản lý chi NSNN cho giáo dục quận phải tăng cường ngay từ khâu lập kế hoạch điều cấp phát cho đến quyết toán. 88
4. Tăng cường khai thác và cải tiến cách thức quản lý các nguồn thu ngoài NSNN cho giáo dục. 90
5. Khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý tài chính ở các trường học. 91
6. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò của giáo dục đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và trách nhiệm của nhân dân. 92
7. Chú ý đến công tác đào tạo, đào tạo lại trình độ quản lý tài chính của đội ngũ cán bộ trong ngành giáo dục. 92
III/ Một số kiến nghị: 93
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:



Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục Quận, ngành giáo dục thường xuyên cũng đạt những kết quả khả quan, chất lượng ở các lớp chuyên đề đã được nâng cao với nội dung ngày càng phong phú hơn. Ngành giáo dục Quận đã tổ chức hàng loạt các chuyên đề với đông đảo người tham gia mà chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực phát triển chất lượng cuộc sống phòng chống ma túy, bệnh tật.
Việc giảng dạy các lớp bổ túc đã góp phần không nhỏ vào quá trình phổ cập giáo dục cho thanh thiếu niên. Chất lượng giảng dạy bổ túc trung học đã có sự chuyển biến hiệu quả. Ngoài việc phổ cập giáo dục, các trung tâm giáo dục thường xuyên còn quan tâm đến công tác dạy nghề cho học sinh. Tỷ lệ học sinh được học nghề hàng năm ở bậc trung học cơ sở đạt 75%, ở bổ túc văn hóa đạt 72%.
3) Về cơ sở vật chất trường lớp
Có thể cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. nhận thức được điều này trong những năm gần đây Quận đã không ngừng đầu tư mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng giáo dục. Toàn Quận hiện nay có trên 20 ngôi trường có quy mô, phòng học kiên cố lớp học có đủ bàn nghề cho giáo viên, học sinh,không có trường hợp quá tải số lượng học sinh phải học ca 3. Nhiều trường đã được đầu tư nhất là các trường trọng điểm trên địa bàn Quận đã được trang bị những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy như máy vi tính, máy chiếu và các thiết bị khác. Các trường đều đảm bảo cho tất cả học sinh có đủ sách giáo khoa để học tập, đồng thời trang bị các loại sách, báo, tài liệu tham khảo giúp cho giáo viên giảng dạy.
Tuy nhiên, cũng như các trường học trong hệ thống trường lớp của cả nước, cơ sở vật chất của ngành giáo dục quận vẫn chưa đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy. Đó vẫn là một vấn đề nan giải đối với ngành giáo dục hiện nay. Một số trường chưa được đầu tư nâng cấp sửa chữa kịp thời đã bị hư hại xuống cấp. Toàn quận vẫn còn 3 trường học vẫn chưa có điều kiện tách cấp về cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập, các phòng học chức năng, thư viện hầu như không có hay không có điều kiện. Tủ sách, thư viện, các loại sách dùng chung, sách nghiệp vụ cho giáo viên, sách tham khảo, các loại thiết bị giáo dục do bộ giáo dục quy định như công cụ thí nghiệm, mô hình, mẫu vật tranh ảnh, công cụ thể thao, nhạc cụ ... so với yêu cầu vẫn còn thiếu.
4) Về đội ngũ những người làm công tác giảng dạy
Toàn Quận hiện nay có hơn 1500 giáo viên giảng dạy ở các ngành học. Đội ngũ giáo viên về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng giảng dạy. Trình độ chuyên môn của giáo viên không ngừng được nâng cao thông qua các đợt thi học sinh giỏi. Trình độ đào tạo của giáo viên tương đối cao, giáo viên trực tiếp giảng dạy đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn ở bậc học mầm non 78%, bậc tiểu học là 98%. Tuy nhiên số giáo viên có trình độ cao: đại học và cao đẳng không nhiều. Vẫn còn không ít giáo viên có trình độ đào tạo hạn chế, hầu hết chỉ ở trình độ sơ cấp, cao đẳng. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu, hạn chế trong việc tiếp cận đối với nội dung phương pháp dạy học khoa học, các hoạt động chuyên môn đi sâu trong các trường so với yêu cầu vẫn còn hạn chế.
Tóm lại: Trên đây là những thành tựu và những tồn tại trong sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Có thể nói sự nghiệp giáo dục trên địa bàn đã duy trì sự phát triển mạnh mẽ, trên một địa bàn có nhiều sự đổi mới, kế thừa và phát huy những lợi thế, khắc phục những tồn tại để thực sự hòa chung với sự phát triển của thành phố Hà Nội.
Để tiếp tục đưa sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển, tương xứng với vai trò của một quận như quận Hai Bà Trưng thì một trong những giải pháp quan trọng là tăng đầu tư và đầu tư có hiệu quả cho giáo dục như trong nghị quyết trung ương VIII đã khẳng định “phải có đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đất nước”.
Sự phát triển của sự nghiệp giáo dục hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC QUẬN HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI .
1. Nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục Quận Hai Bà Trưng.
Quận Hai Bà Trưng là một Quận có bề dày lịch sử, nó có vai trò quan trọng cả về kinh tế - xã hội -văn hóa. Có thể nói kết quả hoạt động của Quận Hai Bà Trưng ảnh hưởng không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển của thành phố Hà Nội. Để duy trì sự phát triển ổn định lâu dài thì nền tảng của nó là phát triển một hệ thống giáo dục toàn diện, để tạo ra đội ngũ những người đảm nhiệm trọng trách của quận cũng như của thành phố. Để làm tốt được điều này thì vai trò của ngành giáo dục và ngành tài chính Quận có vai trò hết sức quan trọng. Phải tập trung nguồn kinh phí để đầu tư cho sự phát triển của ngành giáo dục một cách hiệu quả.
Hiện nay có rất nhiều nguồn vốn được huy động để đầu tư cho sự nghiệp giáo dục nhưng chủ yếu là các nguồn sau:
- Nguồn từ Ngân sách Thành Phố ủy quyền cho Quận thực hiện chi cho giáo dục ( đây là nguồn kinh phí ủy quyền ).
- Nguồn Ngân sách Quận chi cho giáo dục
- Các nguồn đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
- Các khoản đóng góp của nhân dân như : Học phí, quỹ xây dựng trường lớp.
Dưới đây là bảng số liệu về cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục Quận trong các năm 1999, 2000, 2001.
BẢNG 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC QUẬN HAI BÀ TRƯNG
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Nguồn vốn
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tuyệt đối
Tỷ trọng
Số tuyệt đối
Tỷ trọng
Số tuyệt đối
Tỷ trọng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
1
Nguồn kinh phí uỷ quyền
24168,5
87,3%
29053,7
86,66%
33835,7
86,7%
2
Nguồn tư ngân sách quận
935
3,38%
1456,6
4,34%
1577,7
86,04%
3
Các nguồn khác
2581
9,23%
3017
9%
3615
9,26%
- Học phí
1135
4,09%
1376
4,1%
1812
4,64%
- Các khoản đóng góp khác
1446
5,23%
1641
4,89%
1803
4,62%
4
Tổng nguồn vốn
27684,5
100%
33527,3
100%
39028,4
100%
Nguồn: Báo cáo quyết toán nguồnvốn chi cho giáo dục quận Hai Bà Trưng
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn đầu tư cho giáo dục từ nguồn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng cơ cấu vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục quận, cụ thể:
- Năm 1999 nguồn kinh phí uỷ quyền là 24168,5 (triệu đồng) chiếm tới 87,3% trong cơ cấu nguồn vốn, còn nguồn từ ngân sách bằng 935 (triệu) chiếm 3,38% trong nguồn vốn.
- Năm 2000 nguồn kinh phí ủy quyền: 39053,7 (triệu) chiếm 86,66%, nguồn vốn ngân sách quận là 1456,6 (triệu) chiếm 4,34%.
- Năm 2001 nguồn kinh phí ủy quyền là 33835,7 (triệu), chiếm 86,7% nguồn ngân sách quận là 1577,7 chiếm 4,04%.
Như vậy tỷ trọng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho sự nghiệp giáo dục quận là hết sức quan trọng, là nguồn kinh phí mang tính chất sống còn với giáo dục qu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status