Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn - pdf 24

Download miễn phí Luận văn Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn



MỤC LỤC
 Trang
 Chương I:
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
1.1. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 1
1.1.1 Khái niệm và phân loại tín dụng trung và dài hạn 1
1.1.2 Các loại hình cho vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 4
1.2. Cạnh tranh trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 7
1.2.1 Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại 7
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại 17
1.2.3 Các công cụ cạnh tranh của ngân hàng thương mại 19
1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại 29
 Chương II:
 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
2.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của ngân hàng Ngoại thương 32
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Ngoại thương 32
2.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng Ngoại thương trong thời gian qua 33
2.2 Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn
35
2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Ngoại thương 35
2.2.2 Phân tích chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương 39
2.3 Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn
47
2.3.1 Kết quả đạt được 47
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 50
 Chương III:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
3.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn
66
3.1.1 Đổi mới cơ cấu vốn huy động theo hướng có lợi và hợp lý hơn 66
3.1.2 Cải thiện bộ máy tổ chức 68
3.1.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 70
3.1.4 Chú trọng hơn đến chiến lược sản phẩm 71
3.1.5 Thiết lập hệ thống thông tin ngân hàng 72
3.1.6 Tăng cường hoạt động nghiên cứu khách hàng 74
3.1.7 Không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng và cung ứng dịch vụ ngân hàng 76
3.1.8 Đẩy mạnh hoạt động cơ cấu lai nợ 77
3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam 77
3.2.1 Cấp thêm vốn điều lệ cho ngân hàng Ngoại thương 77
3.2.2 Từng bước xoá bỏ những ưu đãi giành cho ngân hàng khác 78
3.2.3 Ban hành các văn bản pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền 79
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


t triển. Đón bắt xu hướng mới đó, trong năm qua NH NT đã có những bước chủ động tiếp cận và mở rộng giao dịch với các nhóm doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tháng 12/2001, NHNT triển khai đề án cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, phối hợp cùng phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức toạ đàm với các doanh nghiệp loại hình này và đã đạt kết quả tốt. NHNT cũng đã tổ chức thành công cuộc gặp mặt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cho vay ngắn hạn đạt 10.235 tỷ đồng, giảm 4,0% và chiếm tỷ trọng 70% trong dư nợ tín dụng thông thường. Các mặt hàng cho vay nhập khẩu chủ yếu gồm phân bón, sắt thép, bông vải sợi và xăng dầu. Dư nợ ngắn hạn chủ yếu là tín dụng ngắn hạn VND (chiếm 71,2%) trong. Dư nợ VND tăng ổn định trong trong khi số dư cho vay ngoại tệ tăng giảm thất thường. Một số doanh nghiệp có doanh số vay, doanh số trả nợ lớn là Petrolimex, Vinafood,....
Cho vay trung dài hạn đạt 4.210 tỷ đồng, có tốc độ tăng mạnh (42%) nên đã làm tăng tỉ trọng tín dụng trung và dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng thông thường lên 28%(tăng so với tỉ lệ 20,7% năm trước). Dư nợ tín dụng loại này tăng mạnh một phần từ tín dụng ngoại tệ do nhiều dự án lớn kí kết từ năm trước đến năm 2001 mới giải ngân.
Cho thuê tài chính với những lợi thế vốn có của mình đang là một kênh đầu tư quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến nay công ty tài chính NHNT đã phát triển được mạng lưới khách hàng rộng khắp từ Lào Cai, Bắc Giang, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An đến Đà Nẵng, TP HCM. Đến 31/12/01, dư nợ cho thuê tài chính đạt 115 tỷ đồng(bao gồm cả 1,3 triệu USD dư nợ chuyển sang từ Vinalease). Trong năm qua công ty đã kí một hợp đồng lớn với Tổng công ty Gốm sứ xây dựng (20 tỷ đồng). Số lượng khách hàng là công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân chiếm trên 70% tổng dư nợ của công ty Theo báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2001 của ngân hàng Ngoại thương.
.
Theo ngành kinh tế thì tín dụng ngắn hạn tập trung vào các ngành chính sau: Thương ngiệp 50,9%; công nghiệp chế biến 18,9%; nông nghiệp và lâm ngư nghiệp 10,9%; thuỷ sản 9,1%.
Tín dụng dài hạn phân chia như sau: thương nghiệp 49% ; công nghiệp chế biến 14,5%; xây dựng 8,5%; nông nghiệp và lâm nghiệp 6%... Danh mục đầu tư tín dụng trung và dài hạn tập trung vào một số ngành như: hàng thuỷ sản, gạo, than, cafe, dầu khí, viễn thông...
Bên cạnh đó hoạt động tín dụng cũng có một số điểm yếu như số lượng khách hàng ít (chỉ khoảng 15-20 khách hàng/ chi nhánh có số dư nợ thường xuyên), tập trung chỉ vào một số ít lĩnh vực(viễn thông, dầu khí, gạo,...) và thuộc thành phần kinh tế quốc doanh là chủ yếu(75%). Ta có thể nói, độ phân tán rủi ro tín dụng của NHNT chưa cao, khả năng gặp rủi ro của ngân hàng đang ở tình trạng tiềm ẩn nguy hiểm.
Trước sự đe doạ của các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh khác, ngân hàng phải có một cái nhìn tổng quan về vị thế cạnh tranh của mình trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn hiện nay nhằm có thể đưa ra những phương hướng phát triển mới và toàn diện hơn trong tương lai.
2.2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn
2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Ngoại thương
Nếu trước năm 1990, ngân hàng Ngoại thương chủ yếu thực hiện hoạt động thanh toán tín dụng xuất nhập khẩu thì sau khi thực hiện cải cách, ngân hàng mở rộng hoạt động, thực hiện tất cả các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại, trong đó có hoạt động cho vay trung và dài hạn mà cụ thể là cho vay theo dự án đầu tư. Phòng đầu tư dự án của ngân hàng được thành lập trên cơ sở sát nhập 2 phòng đầu tư chứng khoán và thẩm định dự án đã đảm nhận hoạt động này một cách có hiệu quả. Theo báo cáo thường niên của ngân hàng Ngoại thương qua các năm 1998 đến 2001, kết quả cho vay trung và dài hạn của ngân hàng Ngoại thương như sau:
Biểu 1
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Ngoại thương
Nguồn: báo cáo thường niên của ngân hàng Ngoại thương qua các năm 1998-2001
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng là khá cao : 20,7% năm 2001 và 17,9% năm 2000, phản ánh một sự tiến bộ vượt bậc và cố gắng lớn của ngân hàng so với năm 1999 khi dư nợ giảm 18,9% so với năm 1998. Kết quả này cho thấy tiềm năng trong hoạt động này của ngân hàng là rất lớn.
Biểu 2
Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Ngoại thương
Nguồn: báo cáo tổng kết cuối năm của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ta nhận thấy đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm cho vay ngoại tệ và tăng cho vay nội tệ do xu hướng của nền kinh tế. Nếu trong năm 2000, giá trị dư nợ ngoại tệ là 103 triệu USD thì đến năm 2001 chỉ là 130 triệu USD, tăng 27,1% trong khi VND từ 1477 tỉ năm 2000 tăng lên 2262 tỉ năm 2001, tăng 53,2%. Cho vay ngoại tệ giảm không phải là một dấu hiệu khả quan cho ngân hàng Ngoại thương vốn là một ngân hàng có thế mạnh về ngoại tệ mà đã phần nào cho thấy một sự mất cân đối trong tỉ trọng giữa cho vay và vốn huy động.
Cơ cấu vốn huy động cho thấy rõ thế mạnh về ngoại tệ của ngân hàng. Tổng kết năm 2001, nguồn vốn huy động đạt 70.010 tỷ quy đồng, chiếm 93% tổng nguồn vốn. Thị phần năm 2001 tuy chiếm 42,5%, tăng so với năm 2000(41,9%) nhưng lại giảm khá rõ so với năm 1999(43%). Mặc dù thị phần của một số ngân hàng cũng giảm so với các năm trước do sự suy yếu của nền kinh tế nói chung nhưng nhận định này đánh dấu sự tăng trưởng thị phần vượt bậc của ngân hàng Đầu tư và phát triển trong 2 năm qua: 1999(9%) và 2000(12,4%). Như vậy, ngân hàng Ngoại thương lại gặp phải một sự cạnh tranh mới rất có tiềm năng từ phía một ngân hàng thương mại quốc doanh.
Nhưng mặt khác, tốc độ tăng của nguồn vốn trên cũng khá ổn định qua các năm và vẫn tỏ rõ ưu thế của ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động thu hút vốn này:
Bảng 1:
Tốc độ tăng thị phần tiền gửi ngoại tệ(%) của các ngân hàng Việt Nam
Đơn vị : %
1999
2000
2001
Ngân hàng Ngoại thương
37,3
40,1
44,6
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
18,7
14,4
14,6
Ngân hàng Đầu tư và phát triển
2,4
5,3
5,2
Ngân hàng Công thương
8,8
18,1
13,6
Ngân hàng khác
32,8
22,1
22,1
Tổng
100,0
100,0
100,0
Nguồn: ngân hàng Nhà nước VN và IMF Country Report No 02/5, 1/2002
Nguồn vốn ngoại tệ vào khoảng 3/4 nguồn vốn tuy có sức mạnh trong hỗ trợ xuất – nhập khẩu nhưng lại chịu ảnh hưởng rất lớn của các biến động trên thị trường quốc tế như giảm lãi suất USD và các loại ngoại tệ khác thị trường xuất khẩu bị thu hẹp... Ngoài ra, cơ cấu này phản ánh tình trạng mất cân đối trầm trọng trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Huy động tiền đồng chỉ đạt 16.670 tỷ VND, tuy tăng 17% so với năm 2000 nhưng chỉ chiếm 25% nguồn vốn huy động được, chỉ chiếm khoảng 12% tổng số dư huy động tiền đồng của toàn ngành và trong khối 4 ngân hàng thương mại quốc doanh là thấp nhất với chỉ 13% số dư của khối. Trong khi đó các khách hàng do lo sợ về biến động của USD nên chuyển sang vay bằng ti
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status