Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN TRONG TỔNG CÔNG TY 3
NHÀ NƯỚC 3
1.1. Khái quát về Tổng công ty Nhà nước. 3
1.1.1. Một số đặc điểm cơ bản về Tổng công ty Nhà nước. 3
1.1.2. Cơ chế quản lý tài chính Tổng công ty Nhà nước: 5
1.1.3. Vai trò của Tổng công ty Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân: 8
1.2. Cơ chế huy động vốn trong Tổng công ty Nhà nước: 10
1.2.1. Khái quát đặc điểm về nguồn vốn của Tổng công ty Nhà nước: 10
1.2.2. Nội dung cơ chế huy động vốn trong các Tổng công ty Nhà nước. 14
1.3. Các nhân tố tác động tới cơ chế huy động vốn trong Tổng công ty Nhà nước. 21
1.3.1. Nguyên nhân khách quan: 21
1.3.2. Nhân tố chủ quan: 23
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 26
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. 26
2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 26
2.1.2. Vai trò của ngành hàng không Việt nam trong nền kinh tế quốc dân: 28
2.1.3. Khái quát tổ chức bộ máy, đặc điểm kinh tế, kỹ thuât và đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực hàng không của Tổng công ty Hàng không Việt 29
2.2. Thực trạng cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 36
2.2.1. Đặc điểm nguồn vốn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 36
2.2.2. Cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 40
2.3. Đánh giá cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 45
2.3.1. Kết quả đạt dược: 45
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân: 47
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 55
3.1. Nhu cầu sử dụng vốn và định hướng huy động vốn thời gian tới của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 55
3.1.1. Những định hướng lớn trong chiến lược huy động vốn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 55
3.1.2. Dự báo nhu cầu vốn trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 57
3.1.3. Một số định hướng chính trong cơ chế huy động vốn. 59
3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 62
3.2.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả việc thực hiện cơ chế huy động vốn. 63
3.2.2. Xây dựng quy trình quản lý huy động vốn trong nội bộ Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 67
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 70
3.3. Kiến nghị. 76
3.3.1. Đối với Nhà nước: 76
3.3.2. Đối với các ngành có liên quan: 77
3.3.3. Đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam: 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


(ICAO); Thị trường hàng không giữa hai điểm nào đó là việc vận chuyển đang có hay tiềm năng đối với hành khách và hàng hoá mà chúng có thể vận chuyển giữa các điểm này, bằng dịch vụ hàng không thương mại. Theo định nghĩa này địa điểm được hiểu là một sân bay hay một nhóm sân bay nào đó.
Người ta căn cứ vào các điếm xuất phát đi và đến của máy bay để phân chia thị trường hàng không thành hai loại lớn đó là: Thị trường nội địa (Trong nước – Domestic) và Thị trường quốc tế (Ngoài nước – International).
Trên mội thị trường lớn người ta lại phân chia thành nhiều thứ bậc bao gồm:
Thị trường nội địa bao gồm:
Thị trường cặp thành phố. Ví dụ: Hà Nội - Huế, Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh…
Thị trường liên vùng bao gồm tất cả các đường bay nối liền hai vùng. Ví dụ: Thị trường Nam Bắc…
Thị trường toàn quốc.
Thị trường quốc tế bao gồm:
Thị trường cặp thành phố của hai quốc gia. (Hà Nội – Singapore)…
Thị trường cặp quốc gia. (Việt Nam – Pháp)…
Thị trường liên vùng. (Việt Nam – Tây Âu)…
Thị trường toàn cầu.
Sẩn phẩm hàng không:
Sản phẩm vận chuyển hàng không là dịch vụ vận chuyển hàng không. Với người bán các dịch vụ đó là các nhà vận chuyển, người mua là hành khách và chủ các lô hàng cần vận chuyển bằng đường hàng không.
Nhà chức trách hàng không:
Nhà chức trách hàng không dân dụng là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không (Cục hàng không dân dụng Việt Nam), nhà chức trác hàng không quy định cơ chế hoạt động của thị trường hàng không như cho phép nhà vận chuyển hàng không nào được phép khai thác thị trường hàng không xác định, quy định đường bay, khối lượng vận chuyển, tần xuất bay, kiểm tra an ninh an toàn… giá cước, chất lượng vận chuyển, những quy định khác có liên quan.
Kinh doanh vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ:
Để đáp ứng một sản phẩm hàng không, ngoài các nguồn lực về kinh tế, nhà vận chuyển hàng không còn phải sử dụng các dịch vụ hàng không đồng bộ bao gồm: Dịch vụ tại sân bay, dịch vụ kiểm soát không lưu, dịch vụ cung ứng nhiên liệu hàng không, dịch vụ thương mại, dịch vụ kỹ thuât thương mại mặt đất, bảo dưỡng sửa chữa máy bay…
Tổng công ty Hàng không với tư cách là nhà vận chuyển, đồng thời tham gia cung cấp các dịch vụ đồng bộ như: Phục vụ kỹ thuật thương mại, dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa máy bảo dưỡng máy bay… ngoại trừ kiểm soát không lưu, khai thác cảng, an ninh hàng không, hải quan, cửa khẩu. Phần lớn các sản phẩm dịch vụ trên được tạo ra để cung ứng cho các nhà vận chuyển hàng không - người mua các sản phẩm dịch vụ đó. Tuy nhiên, xét dưới góc độ Tập đoàn kinh doanh thì các dịch vụ đồng bộ chính là sản phẩm tiêu thụ nội bộ, vì sản phậm dịch vụ đồng bộ hàng không rất đa dạng, phức tạp nên khi xác định sản phẩm chính vẫn là hành khách, hàng hoá, bưu kiện.
Cạnh tranh:
Thị trường cung ứng dịch vụ:
Cơ cấu thị trường ngành hàng không là không đồng nhất, thị trường kiểm soát không lưu là thị trường độc quyền tuyệt đối vì mỗi nước chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ không lưu cho riêng bản thân chính nước đó và các Hãng quốc tế. Với lý do an ninh và chủ quyền quốc gia, mỗi Hãng hàng không muốn được bay qua lãnh thổ Việt Nam hay hạ cất cánh tại các sân bay trên lãnh thổ Việt Nam đều phải được Nhà chức trách hàng không cấp phép. Thị trường cung ứng xăng dầu hàng không Việt nam cũng rất khác biệt, hiện nay chỉ có một công ty duy nhất là Công ty xăng dầu hàng không đảm trách, mặc dù phải cạnh tranh khốc liệt với các công ty xăng dầu của các nước khác trong việc cung ứng xăng dầu quốc tế nhưng thị trường trong nước thì gần như độc quyền. Thị trường dịch vụ kỹ thuật thương mại tuy không chính thức tuyên bố là độc quyền nhưng thực chất mỗi dịch vụ tại sân bay cũng chỉ có một nhà cung ứng duy nhất.
Thị trường vận tải hàng không:
Thị trường vận tải hàng không là thị trường vận tải hành khách, hàng hoá, bưu kiện…và mang đặc tính của một thị trường đặc thù, đối với thị trường trong nước mặc dù chỉ có hai Hãng hàng không khai thác trên các tuyến bay trong nước nhưng thực tế họ phải cạnh tranh gay gắt với các hình thức vận tải khác như: ôtô, đường sắt, đường biển và các phương tiện khác. Đối với thị trường ngoài nước, thì điều đó càng rõ nét, tính cạnh tranh khốc liệt hơn bởi các đối thủ cạnh tranh có tiềm năng quá to lớn so với Hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, vận tải hàng không quốc tế chịu sự điều tiết quốc gia lẫn song phương. Điều kiện để một Hãng hàng không mới tham gia vào thị trường hàng không rất chặt chẽ. Theo ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng thế giới) trên mỗi đường bay quốc tế có đến 10 hãng cùng khai thác thương mại, nhưng thậm chí có đường bay chỉ có hai hãng khai thác. Do vậy ta có thể nhận xét rằng thị trường vận tải hàng không quốc tế là thị trường gần như độc quyền.
Thị trường máy bay:
Đối với thị trường cung cấp máy bay, tuy trên thế giới có nhiều công ty sản xuất máy bay nhưng chỉ có một vài công ty có khả năng cung ứng cho thị trường thế giới như các công ty của Mỹ, cộng đồng Châu Âu, Nga. Do kỹ thuật sản xuất máy bay dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật tiến tiến nhất và lợi ích của quốc gia nên rất ít nước có thể sản xuất được. Mặt khác, ICAO chỉ cấp chứng chỉ khai thác thương mại cho máy bay dựa trên tiêu chí kỹ thuật rất nghiêm ngặt và việc mua, bán máy bay cho nước thứ ba phải được phép của nhà sản xuất.
Dây chuyền vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ:
Thị trường vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ là thị trường rộng lớn về không gian, thời gian. Sản phẩm cung ứng cho thị trường vận tải hàng không mang tính dặc thù cao vì nó được thực hiện bởi nhiều khâu, dây chuyên vận tải hàng không và dịch vụ là toàn bộ quá trình thực hiện những cam kết giữa nhà vận chuyển với khách hàng, bao gồm suất bán chứng từ (ký kết hợp đồng cam kết với khách hàng) thực hiện cam kết với khách hàng, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến chuyến bay và các dịch vụ khác. Sản phẩm dịch vụ đa hoàn thành không đồng hành với quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để tạo ra một sản phẩm hàng không là cả một quá trình thực hiện thông qua khâu bán sản phẩm trước tiên rồi mới thực hiện cung ứng các dịch vụ. Dây chuyền vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ là cả quá trình thực hiện cung ứng các dịch vụ vận chuyển từ khi bán hàng cho đến khi thực hiện xong các khâu cung ứng.
2.2. Thực trạng cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
2.2.1. Đặc điểm nguồn vốn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Quy mô vốn của Tổng công ty hàng không là quy mô vốn lớn, tăng liên tục qua các năm, trong đó vốn trong sản xuất kinh doanh tăng nhanh nhất. Đối với ngành hàng không, để đảm bảo có thể hoạt động ở mức bình thường nhất, một doanh nghiệp vận tải hàng không cần có số vốn pháp định tối thiểu là 5 triệu USD tương đương với hơn 70 tỷ đồng Việt nam.
Tổng công ty hàng không có quy mô vốn rất lớn, năm 1996 Tổng công ty đã được nhà nước đầu tư số vốn là 1....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status