Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6 - 10 tuổi - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Trình bày cơ sở lý luận liên quan đến đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6-10 tuổi. Mô tả các đặc điểm lâm sàng cơ bản của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em lứa tuổi từ 6- 10 tuổi. Xây dựng công cụ quan sát lâm sàng cho trẻ có rối loạn ADHD, gồm có những biểu hiện phù hợp văn hoá Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý hay rối loạn ADHD là một khái niệm
ngày càng trở nên quen thuộc. Hiện nay số lượng trẻ được thăm khám đánh giá
và chẩn đoán có mắc rối loạn này ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở độ tuổi tiểu
học. Theo báo cáo của tác giả Nguyễn Văn Lương của bệnh viện tâm thần trung
ương Huế thì hiện nay tỷ lệ trẻ mắc rối loạn này ở lứa tuổi tiểu học là khoảng 3-
5%, ngày càng gia tăng. Các nghiên cứu khác ở các nước châu âu như Đức vào
năm 2012, tác giả Manfred Dopfner và Stephanie Schurman thì ở Đức cũng có
khoảng 5% trẻ em đang ở độ tuổi tiểu học cũng mắc rối loạn ADHD. Theo
nghiên cứu khác của tác giả Ayaka Ishii- Takahashi khoa Tâm bệnh học trường
đại học Tokyo, Nhật Bản thì tỷ lệ trẻ mắc rối loạn ADHD ở nước này trong thời
gian gần đây ngày càng gia tăng từ 3%(1980) tăng lên 7%(2009)…
Việc đánh giá và chẩn đoán trẻ có rối loạn ADHD là một công việc phức
tạp, đặc biệt ở Việt Nam. Việc chẩn đoán cho trẻ có rối loạn ADHD rất dễ có
những nhầm lẫn và bỏ qua các trường hợp rối loạn bởi một số lý do khách quan
như sau: thứ nhất việc đánh giá sàng lọc và chẩn đoán ở các bệnh viện thường
diễn ra khá nhanh (khoảng dưới 30 phút); thứ hai các phòng khám thường sử
dụng bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của các nước Châu Âu, Châu Mỹ để chẩn đoán
các rối loạn sức khoẻ tâm thần là DSM-4 và ICD-10 – đây là hai bộ tiêu chuẩn
chẩn đoán chưa được chuẩn hoá ở Việt Nam. Nhưng như ta đã biết thì mỗi đất
nước, mỗi vùng miền lại có một nền văn hoá với những điểm khác biệt. Những
nền văn hoá khác nhau lại hình thành nên những thói quen, lối sống, cách nhìn
nhận đánh giá về con người, các mẫu chuẩn mực hành vi… khác nhau. Tuy rằng
khi đánh giá sàng lọc thì các tiêu chuẩn quốc tế chính là kim chỉ nan định hướng
cho chẩn đoán, nhưng nếu chúng ta không xem xét đến các quan niệm thông
thường, biểu hiện có tính đặc trưng về rối loạn đó thì có thể sẽ bỏ qua những
trường hợp có rối loạn.
Đối với các rối loạn tâm lý nói chung và rối loạn ADHD nói riêng thì việc
phát hiện sớm và có hướng trị liệu một cách phù hợp là một yếu tố quyết định
cho việc cải thiện các rối loạn của trẻ trong tương lai. Thực chất rối loạn ADHD
không gây nguy hiểm tức thì, nhưng lại có ảnh hưởng rất tiêu cực tới chất lượng
các mối quan hệ cũng như cuộc sống của trẻ sau này. Chính vì vậy mà việc chẩn
đoán một trẻ có hay không có rối loạn ADHD có ý nghĩa rất quan trọng với bản
thân trẻ cũng như gia đình trẻ.
Chính những băn khoăn trên đã thúc đẩy tác giả quyết định lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm
chú ý ở trẻ em từ 6- 10 tuổi”.
2. Địa điểm, mục tiêu và giả thuyết nghiên cứu
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Tâm bệnh- Bệnh viện Nhi trung
ương.
- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1- 8/ 2013
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để tài này được nghiên cứu với mục tiêu sau :
- Mô tả các đặc điểm lâm sàng cơ bản của rối loạn tăng động giảm chú ý ở
trẻ em lứa tuổi từ 6- 10 tuổi.
- Xây dựng công cụ quan sát lâm sàng cho trẻ có rối loạn ADHD, gồm có
những biểu hiện phù hợp văn hoá Việt Nam.
2.3 Giả thuyết nghiên cứu
“Các đặc điểm lâm sàng của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý ở lứa
tuổi 6-10 tuổi được đánh giá ngoài những đặc điểm theo tiêu chuẩn chẩn đoán
của DSM-4, còn có những đặc điểm thông thuờng theo quan niệm của người
Việt Nam”.
2.4 Các biến số nghiên cứu
+ Biến số độc lập: vì đây là nghiên cứu mang tính chất mô tả chứ không
phải là một nghiên cứu mang tính chất thực nghiệm nên các biến độc lập được
xem xét là các đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu như: lứa tuổi trẻ được lựa
chọn để đánh giá và tuổi khởi phát của nhóm bệnh nhi trong nghiên cứu, tuổi của
bệnh nhi khi được chẩn đoán có rối loạn, giới tính: nam/ nữ, yếu tố về gia đình
(hoàn cảnh kinh tế, nơi ở…), trình độ học vấn của cha mẹ, nét tính cách đặc
trưng của cha mẹ, các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trẻ trong gia đình, các yếu tố
trong quá trình sinh đẻ hay mang thai…
+ Biến phụ thuộc: là các đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm
chú ý của trẻ từ 6- 10 tuổi. Các nhóm triệu chứng về tăng động giảm chú ý, các
đặc điểm về nhóm triệu chứng xung động/ hung tính, các đặc điểm về cảm xúc,
một số các rối loạn đi kèm.


bie6YNr5TbZ9S0P

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status