BÀI TẬP LỚN NGUYÊN LÝ CẮT – DAO CẮT - pdf 25

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÚC ĐẶC BIỆT

Đúc đặc biệt là phương pháp khác đúc thông thường; đúc đặc biệt có sự khác biệt về nguyên liệu và công nghệ làm khuôn, cách điền đầy khuôn và tạo hình vật đúc; đúc đặc biệt thường sử dụng khuôn kim loại. Đúc đặc biệt thường có các dạng: đúc trong khuôn kim loại, đúc dưới áp lực, đúc ly tâm, đúc trong khuôn mẫu chảy, đúc trong khuôn vỏ mỏng, đúc liên tục và một số công nghệ đúc đặc biệt khác.
1. ĐÚC TRONG KHUÔN KIM LOẠI
1.1. Khái niệm:
Đúc trong khuôn kim loại là rót kim loại lỏng vào khuôn bằng kim loại. Phương pháp này có đặc điểm như sau:
- Khuôn có thể dùng được nhiêu lần (vài trăm đén hàng vạn lần) tùy thuộc vào kim loại vật đúc.
- Vật đúc có độ chính xác cao (cấp 7÷9) và độ bóng bề mặt cao vì độ chí nh xác và độ bóng bề mặt cao.
- Tổ chức kim loại nhỏ mịn (do nguội nhanh) nên cơ tính tốt.
- Tiết kiệm được vật liệu làm khuôn và điều kiện lao động tốt.
Song đúc trong khuôn kim loại có các nhược điểm sau:
- Giá thành khuôn đắt nên chỉ dùng trong sản xuất hàng loạt, hàng loạt.
- Độ dẫn nhiệt của khuôn lớn nên giảm khả năng điền đầy của kim loại, do đó khó đúc vật phức tạp và vật có thành mỏng.
- Độ dẫn nhiệt của khuôn lớn nên khi đúc gang dễ bị hóa trắng.
- Khuôn, lõi bằng kim loại nên không có tính lún, ngăn trở sự co của kim loại nhiều làm cho vật đúc dễ nứt.
Tuy có một số nhược điểm nhưng do có nhiều ưu điểm nên đúc khuôn kim loại ngày nay được dùng rất rộng rãi để đúc các vật bằng thép, gang, đồng, nhôm, magie,… khi chế tạo các chi tiết như ống dẫn khí áp lực cao, secmang, xilanh của bơm thủy lực, bàn là, van, pittong, trục khuỷu, cam và những chi tiết khác,…
1.2. Vật liệu làm khuôn và kết cấu khuôn:
a) Vật liệu làm khuôn:
Thường dùng là gang, thép hợp kim, thép cacbon và đồng.
Vật liệu làm lõi: lõi có thể làm bằng kim loại hay bằng hỗn hợp cát sét.
Vật liệu sơn khuôn: để bảo vệ bề mặt khuôn ta phải sơn khuôn. Vật liệu sơn khuôn tùy thuôc vào hợp kim đúc.
Thành phần sơn thường dùng như sau:
- Để đúc thép: 50% bột thạch anh + 5.5% đất sét chịu nhiệt + 1.5% xà phòng lỏng + 30% nước.
- Để đúc gang: 100g bột thạch anh + 50g thủy tinh lỏng + 1 lít nước.
- Để đúc hợp kim nhôm: 5% bột graphit + 2% dầu nhờn + 10% graphin + 65% dầu hỏa.
-Để đúc hợp kim nhôm: 15% bột phấn + 8% bột graphit + 4% thủy tinh lỏng + 73% nước.
b) Kết cấu khuôn lõi:
Cấu tạo của khuôn kim loại tùy thuộc vào vật đúc. Đối với các vật đúc đơn giản, khuôn thường được làm 2 nửa tương ứng với hòm khuôn trên và dưới như khi đúc trong khuôn cát. Hai nửa khuôn có thể ghép với nhau bằng bản lề hay chốt định vị.
Trên hình 1.1 giới thiệu khuôn kim loại có lõi cát để đúc gang.



Hình 1.1 – Khuôn kim loại có lõi cát để đúc gang.

Khuôn gồm hai nửa 1 và 2, lòng khuôn 3, hệ thống rót 4 (hệ thống rót thường bố trí ở mặt phân khuôn để dễ chế tạo khuôn), gờ khuôn 5 để đảm bảo cứng vững cho khuôn, chốt định vị 6 để lắp hai nửa khuôn với nhau chính xác. Để kẹp chặt khuôn lên


K9ybedJ6rl8S5NP

Thiết kế công nghệ đúc - BÀI TẬP LỚN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI
BÀI TẬP LỚN NGUYÊN LÝ CẮT – DAO CẮT
Tiểu luận công nghệ kim loại
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status