Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với phép thử từ cuộc khủng hoảng kinh tế - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
Lời mở đầu:
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay, việc nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp của mỗi quốc gia là một điều thiết yếu, và nó
càng quan trọng hơn khi quốc gia đó là một nước đang phát triển như Việt Nam.
Mặt khác, ở Việt Nam, DNVVN đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế. Do vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh có thể đo bằng
nhiều khía cạnh nhưng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam và đang
định hướng xuất khẩu thì có thể đo bằng khả năng sáng tạo sản phẩm mới và cải
tiến sản phẩm. Điều đó là cần thiết để nền kinh tế Việt Nam có thể hội nhập
kinh tế quốc tế.
Vì những lý do trên chúng tui thực hiện đề tài “Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
với phép thử từ cuộc khủng hoảng kinh tế”
Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm mục đích đưa ra được bức tranh toàn
cảnh về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam;
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của DNVVN, và từ đó
đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách nhằm nâng cao năng lực của các
DNVVN ở Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu : là các DNVVN ở Việt Nam, NLCT của các
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu số liệu năm 2007, 2009 và 2011 của các
Bộ số liệu sử dụng : là 3 bộ số liệu SME_2007, SME_2009, SME_2011.
Phương pháp nghiên cứu: chúng tui sử dụng các phương pháp: phân tích
tổng hợp-so sánh; phương pháp thống kê mô tả, thống kê suy diễn và các mô
hình định lượng.
Cấu trúc đề tài: đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Trong chương này chúng tui sẽ nêu ra những khái niệm, cơ sở lý thuyết để
thực hiện đề tài.
Chương 2: Thực trạng NLCT của các DNVVN ở Việt Nam trong giai đoạn
2007-2011.
Trong chương này chúng tui có thực hiện một số so sánh thực trạng phát
triển của DNVVN ở Việt Nam trước và trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Chương 3: Sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá các yếu tố tác động tới
NLCT của DNVVN ở Việt Nam.
Trong chương này chúng tui sẽ xây dựng các mô hình logit nhằm đánh
giákhả năng sáng tạo sản phẩm và cải tiến sản phẩm của DNVVN ở Việt Nam.
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị.
Chương này chúng tui sẽ đưa ra kết chung của đề tài và từ đó đề xuất một
số khuyến nghị nhằm nâng cao NLCT của DNVVN ở Việt Nam trong giai đoạn
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Chương 1: Cơ sở lý luận.
1.1 Khái niệm DNVVN.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and medium enterprises - SMEs) là đối
tượng doanh nghiệp đặc trưng của nền kinh tế. Việc định nghĩa rõ doanh nghiệp
nào là vừa và nhỏ là rất linh hoạt và tùy thuộc vào từng quốc gia, từng khu vực
kinh tế. Thông thường sẽ có những mức giới hạn cho một doanh nghiệp để được
coi là vừa và nhỏ. Khi vượt qua rào đó, doanh nghiệp vượt cấp trở thành doanh
nghiệp lớn, thành các tập đoàn.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thụ động nhiều hơn ở thị trường. Cơ hội
“đánh thức”, “dẫn dắt” thị trường của họ rất nhỏ. Nguy cơ “bị bỏ rơi”, phó mặc
được minh chứng bằng con số doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản ở các nước
có nền kinh tế thị trường phát triển. Chẳng hạn ở Mỹ, bình quân mỗi ngày có tới
100 doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản (đương nhiên lại có số doanh nghiệp
tương ứng phù hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới xuất hiện), nói cách khác
các doanh nghiệp vừa và nhỏ có “tuổi thọ” trung bình thấp.
1.2Khái niệm về NLCT.
Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là
doanh nghiệp có thểsản xuất sản phẩm và dịch vụvới chất lượng vượttrội và giá
cảthấp hơn các đối thủkhác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng
nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm
thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp
Cũng như bản thân doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau như điều kiện cầu
(thịtrường), điều kiện yếu tố(nguồn lực đầu vào), các ngành cung ứng và liên
quan (cạnh tranh ngành), các sản phẩm mới và sự cải tiến sản phẩm , dịch vụ
mới của doanh nghiệp, các yếu tốngẫu nhiên và yếu tốnhà nước. Tuy nhiên, có
thểchia các nhân tốtác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm hai
nhóm: các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
1.3 Vai trò của NLCT đối với DNVVN trong giai đoạn hội nhập kinh
tế quốc tế.
Trong nền kinh tếthị trường, cạnh tranh tồn tại nhưmột quy luật kinh tế
khách quan và do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh đểcạnh tranh trên
thịtrường luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh
hội nhập kinh tế sâu rộng nhưhiện nay. Cạnh tranh ngày càng gay gắt khi trên
thị trường ngày càng xuất hiện nhiều các đối thủcạnh tranh nước ngoài với tiềm
lực mạnh vềtài chính, công nghệ, quản lý và có sức mạnh thịtrường. Nâng
năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp bách để doanh
đủsức cạnh tranh một cách lành mạnh và hợp pháp trên thương trường.
Không những thế, với xu thếtoàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện ngay,
việc nâng cao năng lực cạnh tranh ởcác doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức
quan trọng và quyết định đến sựsống còn của doanh nghiệp. Bởi lẽsuy cho
cùng, mục đích cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là
mang lại càng nhiều lợi nhuận, khi đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh tại
doanh nghiệp được xem nhưlà một chiến lược không thểthiếu trong định hướng
phát triển và nó góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉnhằm mục đích là đem lại lợi ích
cho doanh nghiệp, mà còn góp phần vào sự tăng trưởng của ngành và cả quốc
1.4 NLCT của DNVVN với thước đo là sản phẩm mới và cải tiến sản
phẩm.
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các DNVVN gặp phải rất
nhiều khó khăn như lao động ít, trình độ còn thấp, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp….
Do vậy, các DNVVN cần có giải pháp để tăng năng lực cạnh tranh của mình so
với các đối thủ khác. Để tăng năng lực canh tranh của mình, các doanh nghiệp
cần khác biệt hóa sản phẩm, cải tiến sản phẩm, và không ngừng sáng tạo tạo ra
sản phảm mới, hình ảnh mới đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Vì những
lý do trên mà chúng tui quyết định chọn yếu tố doanh nghiệp có sản phẩm mới
hay cải tiến sản phẩm hay không để đánh giá năng lực cạnh tranh của DNVVN.
Chương 2:Thực trạng NLCT của các DNVVN ở Việt Nam trong giai
đoạn 2007-2011.
2.1 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
So với các doanh nghiệp lớn, DNNVV có những lợi thế cơ động, linh hoạt,
dễ dàng chuyển hướng sản xuất kinh doanh, nhạy bén với những sự thay đổi của
thị trường, sẵn sàng đầu tư vào những lĩnh vực thử nghiệm đổi mới công nghệ.
Bên cạnh đó, số lượng các DNNVV của Việt Nam là rất lớn, vì vậy DNNVV có
vai trò quan trọng đối với kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù có rất nhiều lợi
thế và ưu điểm như vậy, nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều hạn chế.
2.2 Bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế tới các DNVVN ở Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới khởi nguồn từ Mỹ hồi đầu năm
2008 và nó đã biến thành cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới vào tháng
8/2008. Nó đã tác động tới hầu hết nền kinh tế trên thế giới và Việt Nam cũng
không nằm ngoài, Việt Nam đã phải chịu những hậu quả sâu sắc từ cuộc khủng
hoảng, đặc biệt là các DNVVN ở Việt Nam.
2.3 Thực trạng NLCT của các DNVVN trong giai đoạn 2007-2011.
2.3.1 Thực trạng nhóm quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta có điểm xuất phát thấp, làm ăn nhỏ lẻ,
trình độ khoa học công nghệ, lạc hậu, thiếu vốn, chất lượng nguồn nhân lực kém
dẫn đến năng suất lao động thấp, đặc biệt là chất lượng đội ngũ giám đốc các
doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay đòi hỏi giám đốc các doanh nghiệp không chỉ có trình độ chuyên môn, có
khả năng quản trị doanh nghiệp tốt, mà đòi hỏi họ phải có khả năng nhanh nhạy,
nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, yếu tố quyết định đến sự cạnh tranh.
Quá trình quản lý doanh nghiệp hiện nay không chỉ cần đến “kinh nghiệm” mà
nó đòi hỏi chủ của doanh nghiệp phải có năng lực thật, trình độ thật, có đủ các
kỹ năng về quản lý, ngoại ngữ, tin học sự hiểu biết về văn hóa, phong tục tập
quán của các nước trên thế giới… Con đường trở thành giám đốc doanh nghiệp
khá đơn giản này thường xuất hiện ở các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa và
khi đất nước hội nhập sẽ đặt ra cho họ rất nhiều thách thức.
2.3.2 Tình trạng doanh nghiệp
Các loại máy móc mà DNVVN sử dụng vẫn còn thô và chủ yếu sử dụng
nhiều lao động. Điều này ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm của doanh nghiệp.
2.3.3 Tình hình tài chính doanh nghiệp
Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh đều là hoạt động đầu tư mang tính chất sinh lời. Trong nền kinh
tế thị trường sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp phải có vốn bằng tiền
hay bằng nguồn lực tài chính để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3.4 Môi trường doanh nghiệp: Quảng bá thương hiệu, sản phẩm đóngvai
trò đặc biệt quan trọng trong mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
2.3.5 Nhóm biến phụ thuộc: để có thể đứng vững được trên thị trường thì
các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có một chiến lược hợp lý, phù hợp với
năng lực hiện tại của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể
cạnh tranh về quy mô và nguồn lực với các doanh nghiệp lớn nên các doanh
nghiệp vừa và nhỏ cần đưa ra chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, cải tiến chất
lượng sản phẩm của mình để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Tóm lại, khi xem xét đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
và cả đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp đều phải xem xét đầy đủ đến các yếu tác
động đến năng lực cạnh tranh để từ đó có những kế hoạch phát phù hợp và hiệu
quả nhất.
Chương 3: Sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá các yếu tố tác
động tới NLCT của DNVVN ở Việt Nam.
Ta có kết quả mô hình ước lượng sáng tạo sản phẩm mới với mô hình logit
mảng

/file/d/0Bx9zpC ... 5vREU/view
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status