Những nguyên tắc của CIP - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Những nguyên tắc của CIP
1.1. CIP là gì?
CIP là chữ viết tắt của từ Cleaning In Place, là quá trình vệ sinh, tẩy rửa, sát trùng tại chỗ mà thiết bị
không cần tháo lắp. Quá trình này bao gồm việc xịt hay phun lên bề mặt thiết bị hay cho dung
dịch chất tẩy rửa lưu thông trong thiết bị trong điều kiện mà sự chảy rối và tốc độ dòng chảy tăng lên.
Mục đích của quá trình CIP là làm sạch thiết bị nhà xưởng, loại bỏ vi sinh vật tạp nhiễm, bảo đảm chất
lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ưu điểm của CIP:
- Không phải tháo lắp thiết bị
- Có thể tẩy rửa ở những vị trí khó rửa
- Giảm nguy cơ lay nhiễm hóa học
- Tính tự động hóa cao
- Thời gian thực hiện ngắn
- Cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm
Hiện nay CIP là một quá trình phổ biến ở hầu hết các nhà máy chế biến sữa, nước giải khát và các nhà
máy chế biến thực phẩm khác.
Trong khoảng 10 đến 15 năm gần đây CIP đã có một sự thay đổi lớn trong ngành công nghệ chế biến
thực phẩm. CIP được sử dụng rộng rãi và phù hợp đối với các ngành công nghiệp chế biến sữa và đồ
uống. Nhu cầu của khách hàng về CIP, những cải tiến trong vệ sinh nhà máy, hoàn thiện chất lượng sản
phẩm và kéo dài thời gian bảo quản ngày càng gia tăng.
Các tiêu chuẩn cao nhất về vệ sinh là điều kiện tiên quyết cần thiết cho việc sản xuất bất kì các sản phẩm
chất lượng cao nào để cung cấp cho người tiêu dùng. Làm sạch và tiệt trùng bất cứ quá trình nào của
nhà máy chế biến phải được chú ý đặc biệt tối đa sao cho chất lượng sản phẩm cuối cùng là tốt nhất.
trước đây làm sạch là một quá trình với quy mô hoạt động nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến thực
phẩm, đó là sự kết hợp chung giữa quá trình làm sạch thủ công và xây dựng lại hệ thống.việc làm sạch
thủ công vẫn được sử dụng do nó thể hiện sự kiểm tra tỉ mỉ đến từng chi tiết. Để đảm bảo điều kiện làm
việc an toàn cho sức khỏe chỉ có giải pháp duy nhất là sử dụng hóa chất nhẹ và nhiệt độ tương đối lạnh
ngoài ra các chất tẩy rửa và khử trùng cũng có thể được sử dụng và phải tuân thủ theo quy trình vệ sinh
nghiêm ngặt. Ở quy mô lớn, máy và thiết bị phức tạp hơn thì người ta đã tiếp cận và sử dụng hệ thống
thông dụng nhất hiện nay là CIP.
Các quá trình làm sạch:
Các quá trình làm sạch thủ công hay tự động ở hầu hết các nhà máy chế biến đều xu hướng theo các
nguyên tắc trên và thường bao gồm một loạt các giai đoạn rời rạc hoạt có tính chu kì, bao gồm:
- Thu hồi sản phẩm
- Tiền tẩy rửa
- Tuần hoàn chất tẩy rửa
- Tẩy rửa trung gian
- Tuần hoàn chất tẩy rửa lần 2 ( tùy chọn)
- Rửa trung gian
- Khử trùng
- Kết thúc quá trình tẩy rửa
Thu hồi sản phẩm:
Trước khi làm sạch phải loại các sản phẩm còn lại trong thiết bị ra ngoài trước khi đưa nước sạch vào để
rửa. Quá trình này có thể được áp dụng dựa trên tác dụng của trọng lực, hay có thể sử dụng khí nén hay
nước. Giai đoạn này thường được kết hợp với giai đoạn trước khi rửa bằng việc bổ sung thêm các hệ
thống van chuyển hướng để tạo điều kiện phục hồi sản phẩm. Để kiểm soát quá trình này người ta sử
dụng hệ thống van tự động và bộ đếm thời gian hay có thể sử dụng các phương pháp phức tạp hơn như
dựa vào độ đục hay lắp đặt các hệ thống cảm biến.
Giai đoạn tiền tẩy rửa:
Giai đoạn này thường tận dụng lại nước ở giai đoạn rửa trung gian. Điều này giúp làm giảm tổng lượng
nước tiêu thụ và nước thải, đồng thời có thể tận dụng năng lượng nhiệt và các chất tẩy rửa còn sót lại để
đưa vào các bể rửa phục hồi trong giai đoạn rửa phục hồi. Giai đoạn này khá quan trọng vì nó làm sạch
sơ bộ thiết bị tránh làm loãng dung dịch tẩy rửa khi đưa vào thiết bị. Giai đoạn này thường được điều
khiển thông qua bộ đếm thời gian và thường được thiết lập ở chế độ sao cho có thể tháo bỏ sản phẩm ở
mức tối đa. Tuy nhiên việc này có thể không hiệu quả khi chi phí sử dụng nước và xử lý nước thải cao.
Tuần hoàn chất tẩy rửa:
Quá trình này phải được đánh giá bằng thực nghiệm, thời gian thường thay đổi từ 15 phút đến một giờ.
Thời gian có thể được rút ngắn bằng cách tăng nhiệt độ hay nồng độ chất tẩy rửa. Tùy thuộc vào công
thức của chất tẩy rửa mà khả năng tạo bọt có thể xảy ra dẫn đến tình trạng làm ô nhiễm sản phẩm, hiện
tượng tạo bọt có thể do một số nguyên nhân khác như việc cuốn theo không khí bị rò rỉ thông qua sự
hoạt động không hiệu quả của bơm. Sự kết hợp giữa chất tẩy rửa và chất khử trùng hóa học có thể được
sử dụng trong quá trình này tuy nhiên phương pháp này còn có nhiều hạn chế ví dụ như có thể xảy ra
hiện tượng mất cân bằng tỷ lệ giữa các chất.
Giai đoạn tẩy rửa trung gian:
Mục đích của giai đoạn này là loại bỏ các chất tẩy rửa còn lại trong thiết bị đồng thời có thể thu hồi các
chất tẩy rửa, ngoài ra nó còn có tác dụng làm mát thiết bị để chuẩn bị cho quá trình khử trùng tiếp theo.
Quá trình này thường sử dụng nước sạch và ở nhiệt độ lạnh. Nước ở giai đoạn này có thể được tái sử
dụng cho giai đoạn trước khi rửa như đã nói ở trên .
Tuần hoàn chất tẩy rửa lần hai:
Một số chương trình CIP có thể tuần hoàn chất tẩy rửa hai lần, tùy thuộc vào sản phẩm mà chất tẩy rửa
ở giai đoạn đầu và giai đoạn này có thể là acid hay base.
Giai đoạn rửa trung gian lần hai:
Giai đoạn này thương sử dụng nước, chất lượng của nước ở giai đoạn này là rất quan trọng, quyết định
đến giai đoạn khử trùng.
Giai đoạn khử trùng:
Quá trình khử trùng thường được thực hiện ở nhiệt độ lạnh, và thường sử dụng một chất diệt khuẩn
oxy hóa, chẳng hạn như sodium hypoclorite hay dung dịch acid peracetic (hỗn hợp cân bằng của acid
acetic và hydrogen peroxide). Một số chất diệt sinh vật không oxy hóa cũng có sẵn, nhưng phải tạo bọt
thấp và nhanh chóng thực hiện trong nước lạnh để có hiệu quả CIP cao. Cũng có thể sử dụng nước
nóng ở giai đoạn khử trùng, điều này cũng rất hiệu quả, nhưng đòi hỏi phải có một đầu vào năng lượng
nhiệt cao, tốn kém.
Giai đoạn kết thúc:
Giai đoạn xả cuối cùng sẽ được thực hiện bằng nước. Một lần nữa, chất lượng của nước này là rất quan
trọng, vì nó có thể dẫn đến ô nhiễm sau khử trùng và hư hỏng sản phẩm.
1.2. Hệ thống CIP:
Có 3 loại hệ thống CIP

3o091bzA92GZkHN
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status