Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam



MỞ ĐẦU
CHƯƠNG1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
1.1. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
1.1.2. Lý thuyết lợi thế so sánh
1.1.3. Lý thuyết về giá trị quốc tế, mối tương quan của cầu
1.1.4. Quan điểm của Các Mác về ngoại thương
1.2. NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
1.2.1. Xu hướng chung của quan hệ thương mại quốc tế
1.2.2. Những yếu tố tương đồng và khác biệt chi phối quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản
1.2.3. Những yếu tố truyền thống văn hoá, chính trị
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
2.1. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
2.1.1. Sự điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại hướng về châu Á của Nhật Bản
2.1.2. Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam
2.1.3. Tác động của chính sách đối với sự phát triển hoạt động thương mại hai nước Việt Nam và Nhật Bản
2.2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
2.2.1. Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
2.2.2. Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
2.3.1. Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
2.3.2. Những hạn chế, bất cập còn đang tồn tại trong quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c ngoài của Nhật Bản bắt đầu tăng mạnh từ giữa thập niên 1980 chủ yếu là do đồng yên tăng giá nhanh kể từ sau hiệp ước Plaza, tháng 9-1985. Việc đồng yên tăng giá mạnh đã buộc các công ty Nhật Bản phải hướng các dòng vốn đầu tư của mình ra nước ngoài nhằm khai thác tối đa các lợi thế về lao động rẻ và thị trường tại chỗ ở các nước sở tại. Đặc biệt là khi tỷ suất lợi nhuận trên tổng số vốn bỏ ra tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ giảm đi đáng kể, thì các công ty Nhật Bản đã hướng mạnh việc đầu tư vào châu Á. Mặt khác, ngay cả khi đồng yên đã giảm giá so với đồng đô la, thì do sự trì trệ của nhu cầu trong nước cũng buộc các công ty Nhật Bản phải kiên trì và tích cực tìm kiếm các đối tác đầu tư ở nước ngoài.
Thứ ba, động lực để các công ty Nhật Bản chuyển đổi chiến lược sang châu Á còn do họ muốn thực hiện tốt sự dịch chuyển cơ cấu thị trường và công nghệ sang các nước đang theo đuổi chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu nhằm tạo dựng mô hình “đàn nhạn bay” mà Nhật Bản là “con nhạn” đầu đàn, có vị trí ngày càng chi phối tất cả các nền kinh tế châu Á khác. Các công ty Nhật Bản cũng nhận thức rõ tiềm năng của các nước trong khu vực trong việc đáp ứng được những yêu cầu của họ. Đó là nguồn lao động rẻ, thị trường năng động có thể bán được sản phẩm với mức lợi nhuận cao, mua vật liệu và bán các thành phẩm với giá tương đối thấp, nguồn cung ứng dồi dào và ổn định.
Thứ tư, cách thức tổ chức và quản lý của các công ty Nhật Bản mang phong cách Á đông mà đặc trưng của nó là chủ nghĩa phường hội và quan hệ thân tộc là những thuộc tính rất dễ được các nước trong khu vực chấp nhận. Điểm tương đồng này cho thấy tính thích nghi cao hơn của các công ty Nhật Bản trong khu vực này so với thị trường Mỹ và EU, và do đó, Nhật Bản chủ trương phải dành lại được ảnh hưởng của mình ở châu Á nơi mà họ có lợi thế hơn hẳn so với các nước Tây Âu và Mỹ.
Trong những năm gần đây, sự tăng cường các hoạt động thương mại và đầu tư ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản còn là kết quả tác động của một số nhân tố khác như: việc phi điều chỉnh kiểm soát ngoại hối và vốn đầu tư ở Nhật Bản đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động di chuyển vốn của các công ty ra nước ngoài. Trong một số ngành, các công ty Nhật Bản phải đẩy mạnh các hoạt động thương mại và đầu tư ở nước ngoài để đối phó với chính sách của Mỹ và EU buộc Nhật Bản phải hạn chế xuất khẩu sang các nước này; các công ty Nhật Bản đã có lợi thế cạnh tranh rất mạnh trên thế giới về một số sản phẩm công nghệ cao. Nhờ có sự đổi mới về quản lý theo hướng nhấn mạnh sự linh hoạt, chất lượng và hợp tác đã thúc đẩy các công ty Nhật Bản thâm nhập sâu hơn vào hệ thống sản xuất và dịch vụ của các quốc gia trong khu vực.
Một số nội dung cơ bản trong chiến lược hướng về Châu Á của Nhật Bản.
Dưới tác động của những nhân tố như đã phân tích ở trên, các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đặc biệt là Đông Á, đã tăng lên rất đáng kể trong những năm 1990. Trên cơ sở của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập năm 1989 do đề nghị của Australia, Nhật Bản đã hết sức coi trọng tổ chức này và coi đây là mảnh đất chủ yếu để Nhật Bản có cơ hội phát huy tác dụng chủ đạo của mình. Vào những năm cuối của thập kỷ 90, hướng đi cơ bản của chiến lược đối ngoại của Nhật Bản đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương,có thể nói một cách tổng quát là : thông qua hoạt động ngoại giao một cách tích cực, linh hoạt và có hiệu quả nhằm tạo ra một môi trường kinh tế và chính trị có lợi cho Nhật Bản ở khu vực, đặt cơ sở để Nhật Bản có thể trở thành một nước có vị trí quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị trên thế giới. Hướng đi này đã được cụ thể hoá thành một số nội dung chủ yếu như sau:
Mở rộng viện trợ và quan hệ hợp tác kinh tế trong khu vực, đồng thời chú trọng ngoại giao chính trị, thực hiện chính sách đối ngoại toàn diện, nhiều tầng, nhiều nấc khác nhau.
Duy trì và củng cố mối quan hệ Nhật - Mỹ theo hướng xây dựng một quan hệ bạn bè mới hướng tới thế kỷ thứ XXI.
Coi Trung Quốc là đối tượng ngoại giao quan trọng, thường xuyên điều chỉnh chính sách đối ngoại giành thế chủ động trong quan hệ ngoại giao với nước này.
Coi đối tượng phòng thủ quan trọng ở khu vực Đông Bắc Á là Nga và Bắc Triều Tiên, thực hiện chính sách vừa cảnh giác vừa cải thiện quan hệ với họ.
Coi Đông Nam Á là khu vực chiến lược quan trọng cần được ra sức mở rộng các quan hệ một cách toàn diện cả về kinh tế lẫn chính trị và an ninh
Trước mắt, do quan hệ giữa các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, với các quốc gia đang phát triển ở khu vực, trên những vấn đề then chốt vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất đồng, Nhật Bản chủ trương đóng vai trò là người trung gian trong việc tháo gỡ những trở ngại này.
Chính vì lẽ đó, việc tự do hoá mậu dịch và đầu tư trong nội bộ khu vực là vô cùng quan trọng, và APEC cần trở thành hạt nhân của sự hợp tác kinh tế toàn khu vực. Nhật Bản dựa vào thực lực kinh tế hùng hậu và cách viện trợ chủ động của mình đang phát huy tác dụng lãnh đạo trong APEC nhàm tạo lập một kế hoạch cụ thể cho việc tự do hoá mậu dịch trong khu vực trước năm 2010.
Trong những năm 1990, hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trong khu vực được thể hiện trên một số lĩnh vực cơ bản như sau:
- Tăng cường hơn nữa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại. Thông qua việc tự do hoá thị trường trong nước bằng cách dỡ bỏ hàng rào mậu dịch và phi mậu dịch để hàng hoá các nước có thể xâm nhập vào thị trường Nhật Bản, đồng thời cung cấp và trao đổi những thông tin cần thiết về thương mại và thị trường với các nước và các tổ chức trong khu vực.
- Tăng cường đầu tư vào các nước trong khu vực, đặc biệt là vào dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong các nước đang phát triển, đồng thời cung cấp các khoản viện trợ có hiệu quả phù hợp với nhu cầu thực tế của các nước nhận viện trợ. Có thể khẳng định rằng viện trợ tài chính cùng với đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nhiều nước trong khu vực. Đặc biệt là khi đầu tư của Nhật Bản vào Mỹ và EU giảm đi thì đầu tư của Nhật vào các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục tăng lên, đặc biệt là NIEs, ASEAN và Trung Quốc.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo các kỹ thuật viên và các nhà khoa học nhằm từng bước chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển trong khu vực.
- Thúc đẩy sự lưu thông mạnh mẽ của các dòng vốn và đóng vai trò tích cực trong việc khuyến khích sự hợp tác trong lĩnh vực tài chính của các nước trong khu vực. Là nước có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn, Nhật Bản có thể thúc đẩy các tổ chức như Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á đẩy mạnh việc cung cấp vốn cho các nước trong ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status