Hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty xây dựng Ngân hàng - pdf 27

Download miễn phí Hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty xây dựng Ngân hàng



1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng Ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước trung bình là 150% và nộp nghĩa vụ ngân sách đầy đủ (năm 98: 2 tỷ đồng; 99 là 3 tỷ đồng). Lợi nhuận tích luỹ ngày càng nhiều bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh (năm 98: 0,8 tỷ đồng; 99 là 1,6 tỷ đồng). Các quỹ của công ty đã được sử dụng đúng mục đích. Trong thời gian qua công ty không mất khả năng thanh toán với khách hàng khi đến hạn phải trả. Mặt khác lượng vốn mà công ty chiếm dụng được (Ngân hàng, nhà cung cấp .) đều tăng cao qua các năm và chiếm tỷ lệ 65% trong tổng nguồn vốn của công ty. Tình hình từ tài trợ TSCĐ đã có nhiều tiến bộ, mức tăng trung bình hàng năm là ba lần. Hơn nữa vòng quay toàn bộ vốn của công ty tăng lên rõ rệt (năm 98: 7,21 vòng; 99 là 8,75 vòng) cộng với tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn tăng trung bình 8%/năm góp phần khẳng định hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


chia cho 12 tháng.
Gđ : Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế của doanh nghiệp đã chi ra để có được TSCĐ và đưa vào hoạt động. Thông thường khoản chi phí này bao gồm chi phí theo giá mua, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt và đưa vào sử dụng, các khoản thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).
Thời gian sử dụng TSCĐ (T) là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ và hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường. Nó được xác định căn cứ vào tuổi thọ của TSCĐ.
Trong thực tế có thể điều chỉnh tỷ lệ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp cho phù hợp với từng năm hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
TKđ = TKH x Hđ
Trong đó:
TKđ : Tỷ lệ khấu hao điều chỉnh.
TKH : Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm.
Hđ : Hệ số điều chỉnh. (Hđ > 1 hay Hđ < 1)
Các doanh nghiệp hiện nay thường dùng cách tính khấu hao bình quân tổng hợp theo mức khấu hao của từng loại TSCĐ. Căn cứ vào giá trị TSCĐ từng loại phải tính khấu hao và tỷ lệ khấu hao để tính ra mức khấu hao của từng loại. Từ đó tính ra tổng mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao bình quân chung cho toàn bộ các loại TSCĐ của doanh nghiệp.
Công thức xác định:
=
TKH
Tổng mức khấu hao
Tổng nguyên giá
Trong đó:
TKH : Tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản dễ hiểu. Mức khấu hao được tính vào giá thành sản phẩm ổn định, tạo điều kiện ổn định được giá thành. Bên cạnh đó nó cũng tồn tại một số nhược điểm sau: Không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ vào giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụng khác nhau, thu hồi vốn đầu tư chậm .. .
1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp:
Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Thông qua kiểm tra tài chính doanh nghiệp có được những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hoá TSCĐ, về các biện pháp khai thác năng lực sản xuất của TSCĐ hiện có, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định cần xác định đúng đắn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và TSCĐ của doanh nghiệp. Thông thường bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và phân tích sau đây:
Thuộc các chỉ tiêu tổng hợp có :
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hay doanh thu thuần trong kỳ.
Hiệu suất sử dụng = Doanh thu (Doanh thu thuần) trong kỳ
Vốn cố định Số vốn cố định bình quân trong kỳ
Số vốn cố định bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số học giữa số vốn cố định ở đầu kỳ và cuối kỳ.
Số vốn cố định = Số vốn CĐ đầu kỳ + Số vốn CĐ cuối kỳ
Bình quân kỳ 2
Trong đó số vốn cố định ở đầu kỳ ( hay cuối kỳ) được tính theo công thức sau:
Số vốn CĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao luỹ kế
đầu kỳ (C.kỳ) ở đầu kỳ ( C.kỳ) ở đầu kỳ ( C.kỳ)
Số tiền khấu hao = Số tiền khấu + Số khấu hao - Số tiền khấu hao
lũy kế ở cuối kỳ hao ở đầu kỳ tăng trong kỳ giảm trong kỳ
Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hay doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
Hàm lượng = Số vốn cố định bình quân trong kỳ
Vốn cố định Doanh thu (Doanh thu thuần) trong kỳ
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế ( hay lợi nhuận sau thuế thu nhập).
Tỷ suất lợi = Lợi nhuận trước thuế (hay sau thuế thu nhập) x 100
nhuận vốn CĐ Số vốn cố định bình quân trong kỳ
Ngoài các chỉ tiêu tổng hợp trên đây người ta còn có thể sử dụng một số chỉ tiêu phân tích sau đây:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hay doanh thu thuần trong kỳ.
Hiệu suất = Doanh thu (Doanh thu thuần) trong kỳ
sử dụng TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất: Phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất.
Hệ số trang = Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
bị TSCĐ Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp.
Hệ số kết cấu của = Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
một nhóm,loại TSCĐ Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
2.1 Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp:
Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp.Trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang thực hiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng và tác động thiết thực vì:
Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được bình thường và liên tục.
Không gây lên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ không khuyến khích khai thác các khả năng tiềm tàng, tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Ngược lại nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo sản xuất liên tục, gây ra những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán và thực hiện các hoạt động đã ký kết với khách hàng.
2.2 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp:
Đây là phương pháp gián tiếp dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm về vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch.
Công thức xác định:
VLĐ0x
=
VNC
x(1-t)
M1
M0
Trong đó:
VNC : Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch.
M1,M0 : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo.
VLĐ0 : Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo.
t : Tỷ lệ tăng (hay giảm) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so năm báo cáo.
Tỷ lệ tăng (hay giảm) số ngày luân chuyển vốn ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status