Tìm hiểu thực trạng công tác thanh toán đối với khách du lịch quốc tế tại khách sạn Bình Minh - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu thực trạng công tác thanh toán đối với khách du lịch quốc tế tại khách sạn Bình Minh



I. Một số khái niệm 2
1. Nhu cầu của khách du lịch 2
2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow 2
2.2. Nhu cầu du lịch 3
2. Khách của khách sạn 4
3. Kinh doanh khách sạn 5
3.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn 5
3.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn 6
3.3. Sản phẩm khách sạn 7
II. Các phương tiện thanh toán mà khách du lịch quốc tế thường sử dụng khi đến khách sạn: 8
1. Tiền mặt 8
2.1. Khái niệm về ngoại tệ - ngoại hối 8
2.2. Tác động của tỷ giá hối đoái 9
2.4.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái 9
2.4.2. Tác động của tỷ giá hối đoái tới việc thanh toán của khách tại khách sạn 11
2.4.3. Ưu nhược điểm khi thanh toán bằng tiền mặt 12
2. Các phương tiện thanh toán khác 12
2.1. Séc (Cheque) 12
2.1.1. Bản chất 12
2.1.2. Những điều kiện để có Séc 13
2.1.3. Hình thức và nội dung 13
2.1.4. Ưu nhược điểm khi sử dụng phương tiện thanh toán này 13
2.2. Séc du lịch (Traveller’s cheque) 14
2.2.1. Bản chất 14
2.2.2. Thanh toán bằng Séc du lịch 14
2.2.3. Ưu nhược điểm khi thanh toán bằng Séc du lịch 14
2.3. Thẻ tín dụng (Credit Card) 15
2.3.1. Bản chất 15
2.3.2. Hình thức 15
2.3.3. Một số điểm cần lưu ý khi thanh toán bằng thẻ tín dụng 15
2.4. Voucher 16
2.4.1. Bản chất 16
2.4.1. Hình thức nội dung 17
2.4.2. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng 17
 
Chương II: Tìm hiểu thực trạng công tác thanh toán đối với khách du lịch quốc tế tại khách sạn Bình Minh
 
 
I. Giới thiệu khái quát về khách sạn 18
1. Công ty thiết bị đo điện (EMIC) 18
2. Khách sạn Bình Minh 19
2.1. Cơ cấu tổ chức 20
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận và từng vị trí 22
2.3. Đánh giá chung 24
3. Tình hình kinh doanh 26
3.1. Kinh doanh lưu trú 26
3.2. Kinh doanh văn phòng thay mặt 28
3.3. Kinh doanh ăn uống 28
3.4. Kinh doanh dịch vụ bổ sung 29
4. Đánh giá chung 31
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh thu của khách sạn thay đổi khá thất thường. 31
 
4.1. Thuận lợi 31
4.2. Khó khăn 31
II. Tìm hiểu thực trạng công tác thanh toán đối với khách du lịch Quốc Tế ở Khách sạn Bình Minh. 32
1. Thực trạng nguồn khách quốc tế: 32
2. Những công cụ thanh toán được khách sạn chấp nhận: 34
2.1 Tiền mặt: 34
2.2. Thẻ tín dụng ( Credit card ) 37
2.3. Các công cụ khác. 40
3. Bộ phận đảm nhiệm công tác thanh toán: 43
3.1. Cơ sở vật chất: 43
3.2. Nhân sự: 43
3.3. Nhiệm vụ của từng bộ phận: 44
4. Mối quan hệ giữa khách sạn Bình Minh và Ngân hàng Ngoại thương VN (VCB) 45
4.1. Trách nhiệm và quyền của Khách sạn; 45
4.2. Trách nhiệm và quyền của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam: 46
III. Một số kết luận rút ra từ thực trạng trên đây: 47
1. Mặt mạnh: 47
2. Mặt yếu 47
 
Chương III: Phương hướng - giải pháp
I. Mục tiêu của khách sạn trong những năm tới 49
II. Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện thanh toán đối với khách du lịch quốc tế tại khách sạn Bình Minh 50
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


công ty EMIC
Năm 2000
Năm 2001
Doanh thu
144.880
178.000
Lợi nhuận
13.900
13.950
Đầu tư
1.730
5.930
Lương bình quân
2,120
(Nguồn: EMIC)
KHÁCH SẠN BÌNH MINH
Khởi phát từ ý định ban đầu những năm 1990 - 1991 của lãnh đạo Công ty: Xây dựng một khu nhà ở cho chuyên gia để thực hiện chương trình liên doanh sản xuất công tơ điện với một hãng nước ngoài. Nhưng do liên doanh không thành, được sự đồng ý của Bộ chủ quản, của UBND thành phố và Sở Du lịch Thành phố Hà Nội cho phép đưa vào hoạt động kinh doanh khách sạn và cho thuê văn phòng đại diện. Những năm đầu với quy mô một nhà khách nhỏ có số lượng 27 phòng cho thuê. Từ năm 1994, đón bắt được xu hướng phát triển của thị trường, của chính sách đầu tư, tiên lượng được sự gia tăng của nhu cầu cho thuê văn phòng, Công ty đã tự đầu tư mở rộng quy mô, xây mới và cải tạo 2 khu nhà liên hoàn 5 tầng, 3 tầng và 1 nhà xe 2 tầng:
Khu nhà 5 tầng: Tầng trệt, chuyển nhà hàng và quầy bar từ mặt đường vào bên trong xây dựng sảnh và 9 văn phòng cho thuê. Tầng 1 lên tầng 4, bố trí các phòng nghỉ, đan xen là một số văn phòng cho thuê. Các phòng nghỉ có thể linh hoạt chuyển đổi thành các văn phòng cho thuê nhằm mang lại doanh thu ổn định.
Khu nhà 3 tầng: Dành riêng xây dựng các văn phòng cho thuê.
Nhà xe: Phục vụ cả nhân viên khách sạn và nhân viên của các văn phòng.
Tổng số phòng được đưa vào khai thác là 75 phòng (bao gồm cả văn phòng cho thuê và phòng nghỉ).
Do có vị trí thuận lợi, mức giá cả hợp lý, khách sạn có nguồn khách ổn định là bạn hàng của các văn phòng cho thuê và của Công ty EMIC. Trong giai đoạn này, cũng như nhiều khách sạn khác, tình hình kinh doanh của Bình Minh rất tốt: Công suất sử dụng phòng luôn lớn hơn 85% với 95% là khách nước ngoài, có 46 hãng thuê văn phòng thay mặt (1995). Năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực, nhiều hãng nước ngoài phải đóng cửa về nước hay cắt giảm chi phí hoạt động cho văn phòng thay mặt tại Việt Nam kéo theo việc mất nguồn khách quốc tế ổn định của khách sạn. Kèm thêm vào đó là sự cạnh tranh về giá ngày càng mạnh mẽ của các khách sạn trong khu vực. Lãnh đạo Công ty quyết định tập trung khai thác đoạn thị trường bạn hàng là các công ty điện lực, ngân hàng các tỉnh và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh: thay thế điều hoà 1 cục thành 2 cục, trải thảm, lắp thêm cửa để tránh tiếng ồn, thang máy, thay thế giường, tủ, tivi... Những thay đổi này đã giúp Bình Minh dần dần tìm được chỗ đứng trên thị trường. Vào tháng 3/1998, Tổng cục Du Lịch ra quyết định công nhận khách sạn Bình Minh đạt tiêu chuẩn 2 sao và đưa vào danh mục các khách sạn được xếp hạng.
Cơ cấu tổ chức
Nhìn vào mô hình có thể thấy, bộ máy tổ chức của khách sạn Bình Minh được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Giám đốc quản lý chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua sự báo cáo của các tổ trưởng. Vì vậy, thông tin được nắm bắt một cách kịp thời, chính xác. Hệ thống sản xuất kinh doanh của khách sạn được chia thành 7 tổ, đứng đầu là các tổ trưởng. 7 tổ hoạt động theo các chức năng riêng hình thành nên một hệ thống các dịch vụ trong khách sạn. Tất cả các tổ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một quy trình phục vụ đáp ứng nhu cầu của khách một cách tốt nhất, giảm thiểu những sai sót.
Bảng 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty EMIC năm 2001
Giám đốc Công ty EMIC
Bộ phận sản xuất
Phó giám đốc kiêm quản lý Khách sạn Bình Minh
Tổ Bảo vệ
Quản lý tổ bàn-bar
Tổ Thu ngân
Trưởng tổ lễ tân
Quản lý tổ phục vụ phòng nghỉ
Quản lý tổ phục vụ văn phòng
Tổ sửa chữa
Nhân viên kho
Lễ tân viên
Đầu bếp
Phục vụ bàn
Nhân viên
Nhân viên
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận và từng vị trí
Giám đốc Công ty EMIC
Vì khách sạn là một bộ phận dịch vụ của Công ty nên Giám đốc là người có quyền quản lý tối cao, ra những quyết định quan trọng, những định hướng cho hoạt động kinh doanh của khách sạn như: đầu tư xây dựng, cải tạo; mở rộng hay thu hẹp các loại hình dịch vụ...
Phó giám đốc kiêm quản lý khách sạn
Chịu trách nhiệm về tình hình kinh doanh của khách sạn trước lãnh đạo; có nhiệm vụ tổng hợp tình hình kinh doanh từ các bộ phận, quan hệ với các phòng chức năng liên quan của Sở, Quận, Phường về quản lý các hãng thuê văn phòng, đề đạt các ý kiến và khó khăn cho lãnh đạo.
Bộ phận lễ tân
Nhiệm vụ: Bán các dịch vụ thuê phòng nghỉ và văn phòng thay mặt cho khách; đáp ứng nhu cầu của khách, trung tâm phối hợp hoạt động của các bộ phận khác nhau trong khách sạn; làm tham mưu cho cấp lãnh đạo điều chỉnh các kế hoạch, chiến lược kinh doanh; quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của khách sạn, nhận fax, thư, bưu phẩm... cho các văn phòng; giữ chìa khoá và hướng dẫn khách đến giao dịch, liên hệ công tác với vác văn phòng.
Trưởng bộ phận lễ tân: tổng hợp, theo dõi tình hình buồng phòng hàng ngày; kiểm tra và vào sổ các hoá đơn thanh toán của khách; đàm phán và ký kết các hợp đồng thuê văn phòng; tổng hợp kết quả kinh doanh theo từng tuần, tháng để báo cáo với quản lý khách sạn; theo dõi và chấm công lao động.
Nhân viên lễ tân: có nhiệm vụ làm thủ tục check-in, check-out cho khách; giải đáp thông tin, liên hệ các bộ phận hay các nhà cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách; tổng hợp các hoá đơn dịch vụ ăn uống, điện thoại, giặt là của từng phòng theo ca; nhận/trả các đồ gửi của khách; thông báo cho các bộ phận khi khách trả phòng, lập phiếu chi tiêu và chuyển cho thu ngân; bảo quản chìa khoá phòng nghỉ và văn phòng cho thuê.
Nhân viên kho: cất giữ và bảo quản các đồ gửi của khách; giao nhận các đồ giặt là, đồ thay thế hàng ngày trong phòng nghỉ (ga, khăn, xà phòng...)
Bộ phận Nhà bàn - bar
Có nhiệm vụ: đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách; xây dựng thực đơn cho từng loại bữa; phục vụ các tiệc chiêu đãi của công ty, cung cấp đồ uống cho các Minibar đặt trong phòng... đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quản lý bộ phận: phụ trách hoạt động của bọ phận kiêm bếp trưởng, ấn định thực đơn, hàng ngày xuất tiền mua thực phẩm dùng làm nguyên liệu chế biến, theo dõi và vào sổ thu chi hàng ngày, chuyển cho lễ tân các hoá đơn ăn uống theo từng ca; quản lý quỹ chung của bộ phận; theo dõi và chấm công lao động; tổng hợp tình hình kinh doanh từng tháng để báo cáo với quản lý khách sạn.
Đầu bếp: phối hợp xây dựng thực đơn, chế biến các món ăn đảm bảo chất lượng, đáp ưng các khẩu vị ăn uống của khách.
Nhân viên phục vụ: tiếp nhận các yêu cầu của khách chuyển cho nhà bếp chế biến, phục vụ khách trong quá trình dùng bữa, thu dọn và làm vệ sinh sạch sẽ phòng ăn, nhận tiền hay hoá đơn thanh toán có chữ ký của khách, mang các suất ăn lên phòng theo yêu cầu.
Bộ phận phục vụ phòng nghỉ
Có nhiệm vụ làm vệ sinh hàng ngày; thay thế các đồ dùng như ga, xà phòng, khăn; kiểm tra và bảo quản các thiết bị, đồ dùng trong phòng; nhận và trả các đồ giặt là; quản lý Minibar và chìa khoá phòng.
Quản lý bộ phận: kiểm tra công việc của nhân viên; kiểm tra số đồ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status